Ban huấn luyện mạnh nhất VCS từng sản sinh tan rã
Những ngày này, tiền đạo Nguyễn Xuân Son đang dành thời gian đón năm mới bên gia đình, tận hưởng khoảnh khắc thiêng liêng này cùng những người thân yêu. Dù không thể thi đấu vì chấn thương, nhưng anh vẫn cảm thấy hạnh phúc bởi sự quan tâm và tình cảm của người hâm mộ Việt Nam. Chính tình yêu và sự ủng hộ từ các CĐV đã giúp anh có thêm động lực để nhanh chóng hồi phục và trở lại sân cỏ trong thời gian sớm nhất."Tôi cảm thấy không may mắn khi gặp chấn thương, nhưng ở một khía cạnh khác, tôi lại nhận được rất nhiều tình cảm từ người hâm mộ, CLB và những người luôn bên cạnh tôi. Điều đó thật sự là một nguồn động viên to lớn", Xuân Son nói. Trong những ngày tháng khó khăn vì chấn thương, Xuân Son đã nhận được sự hỗ trợ to lớn từ CLB Thép Xanh Nam Định và đặc biệt là từ ông bầu Nguyễn Văn Thiện. Anh gọi ông bằng cái tên trìu mến "papa Thiện" và khẳng định sự biết ơn vô hạn dành cho ông."Papa Thiện đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong khoảng thời gian vừa qua, không chỉ trong sự nghiệp mà còn trong cuộc sống. Cả tôi và gia đình đều vô cùng biết ơn ông ấy. Chính vì vậy, tôi đã đưa ra quyết định gắn bó trọn sự nghiệp của mình với CLB và papa Thiện. Tôi muốn dành sự cống hiến của mình để đền đáp lại những gì mà ông đã làm cho tôi", Xuân Son chia sẻ. Dù phải tạm xa sân cỏ để tập trung hồi phục, Xuân Son không giấu được khát khao nhanh chóng trở lại với phong độ cao nhất. Anh khẳng định sẽ dành toàn bộ thời gian và nỗ lực cho quá trình điều trị để có thể sớm góp mặt trong màu áo đội tuyển quốc gia Việt Nam."Hiện tại, tôi tập trung 100% vào việc hồi phục. Tôi muốn trở lại sớm nhất có thể, thi đấu, hát quốc ca và ghi thật nhiều bàn thắng cho đội tuyển. Câu chuyện của tôi với bóng đá Việt Nam thực sự giống như một giấc mơ – mọi thứ diễn ra quá nhanh. Tôi đã có những khoảnh khắc tuyệt vời cùng đội tuyển, trở thành nhà vô địch, và tôi vẫn không thể tin rằng điều đó là sự thật. Tôi sẽ luôn cố gắng hết sức để tiếp tục cống hiến", tiền đạo 28 tuổi chia sẻ. Năm mới, Xuân Son đặt ra những mục tiêu lớn hơn cho bản thân: hồi phục hoàn toàn, trở lại sân cỏ với phong độ đỉnh cao và tiếp tục cống hiến cho CLB cũng như đội tuyển quốc gia Việt Nam. Anh không quên gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người hâm mộ đã luôn bên cạnh động viên mình trong suốt thời gian qua.‘Trẻ trâu’ đầu trần, lái xe máy lạng lách ‘cà khịa’ ô tô trên phố
Sáng 25.2, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư cầu Trần Hưng Đạo, Tứ Liên và Ngọc Hồi, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỉ đồng.Theo nội dung nghị quyết, 3 cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ thực hiện trong giai đoạn từ 2025 - 2030.Thẩm tra nội dung trên, HĐND TP.Hà Nội cho biết, việc đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo sẽ giảm áp lực giao thông, hoàn thiện mạng lưới kết nối đô thị, trong điều kiện các cầu vượt sông Hồng như Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì đang chịu áp lực giao thông rất lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc giờ cao điểm.Đối với cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu, khi xây dựng sẽ cải thiện điều kiện giao thông kết nối qua sông Hồng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực làm tiền đề cho việc thực hiện chủ trương giãn dân số, giảm áp lực giao thông trong khu vực trung tâm Hà Nội.Còn việc xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường đầu cầu sẽ hoàn thiện theo quy hoạch tuyến đường Vành đai 3,5 của thành phố theo quy hoạch giao thông. Khi hoàn thiện cầu Ngọc Hồi và tuyến đường 3,5 tránh được tình trạng phương tiện đi về phía bắc, tây bắc phải đi qua nội thành.Theo tờ trình của UBND TP.Hà Nội, cầu Trần Hưng Đạo có chiều dài khoảng 5,6 km, điểm đầu tại khu vực đường Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông (Q.Hoàn Kiếm), điểm cuối kết nối với phố Vũ Đức Thuận (Q.Long Biên).Cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng có kết cấu vòm gồm 6 nhịp, rộng 43 m, đảm bảo 6 làn xe cơ giới. Đường dẫn 2 đầu cầu rộng khoảng 30 m, với tổng chiều dài khoảng 2,25 km.Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo khoảng gần 16.000 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2027.Cầu Tứ Liên và đường 2 đầu cầu từ nút giao đường Nghi Tàm đến nút giao đường Trường Sa với chiều dài khoảng 5,15 km. Dự án nằm trên địa bàn Q.Tây Hồ, Q.Long Biên và H.Đông Anh.Dự án gồm nhiều hạng mục, trong đó cầu Tứ Liên vượt sông Hồng có chiều dài 1 km, rộng 43 m; cầu vượt sông Đuống dài 0,3 km, rộng 44 m. Cạnh đó, cầu dẫn phía Q.Tây Hồ dài 1,4 km, rộng từ 27,5 - 44 m; cầu dẫn phía H.Đông Anh dài khoảng 0,4 km, rộng 35 m.Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu có tổng mức đầu tư hơn 20.000 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2027.UBND TP.Hà Nội cũng trình HĐND thành phố thống nhất chủ trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND TP.Hà Nội làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn 2 đầu cầu.Tổng chiều dài cầu Ngọc Hồi (nằm trên tuyến đường Vành đai 3,5 của Hà Nội) và đường dẫn 2 đầu cầu khoảng 7,5 km. Trong đó, chiều dài cầu chính và cầu dẫn 7,2 km, rộng 33 m; đường dẫn đầu cầu phía Hưng Yên khoảng 300 m, rộng 60 m.Hà Nội dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng 11.800 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố và T.Ư. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2030.
CKTG LMHT 2023: Giải đấu thể thao điện tử được xem nhiều nhất mọi thời đại
Gần cuối hiệp 1, Nguyễn Xuân Son đã dính chấn thương nặng ở chân phải và rời sân ngay lập tức để đi cấp cứu. Chân sút sinh năm 1997 ôm mặt khóc và rời sân bằng cáng. Đây có lẽ là hình ảnh buồn nhất mà hàng triệu trái tim của người hâm mộ bóng đá Việt Nam phải chứng kiến ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, trong buổi tối đầy vinh quang của thầy trò HLV Kim Sang-sik. Nguyễn Xuân Son dù không thể hiện diện trên sân để ăn mừng cùng các đồng đội, nhưng anh cũng đã có thể nở nụ cười hạnh phúc.Đội tuyển Việt Nam đánh bại đối thủ đầy duyên nợ Thái Lan để vô địch, Xuân Son góp công rất lớn trong hành trình này. Dù không chơi trọn vẹn ở chung kết lượt về, nhưng cú đúp danh hiệu cá nhân trong lễ trao giải đã ghi nhận sự xuất sắc của tiền đạo nhập tịch. Xuân Son xứng đáng được vinh danh, và anh đã ẵm cú đúp danh hiệu danh giá nhất của AFF Cup 2024: vua phá lưới và cầu thủ xuất sắc nhất giải. Tiền đạo đang khoác áo CLB Nam Định gia nhập "cuộc đua" trễ hơn (chính thức được khoác áo đội tuyển Việt Nam từ trận cuối vòng bảng gặp Myanmar) so với nhiều gương mặt xuất sắc khác, nhưng đã thể hiện được đẳng cấp khi ghi đến 7 bàn sau 4 trận. Trong đó, ấn tượng đậm nét nhất mà Xuân Son để lại chính là cú đúp bàn thắng giúp đoàn quân của ông Kim Sang-sik giành chiến thắng với tỷ số 2-1 trên sân Việt Trì, tại trận chung kết lượt đi hôm 2.1.Ngoài 2 danh hiệu cá nhân, với chức vô địch AFF Cup cùng đội tuyển Việt Nam, Son như lập 'cú hat-trick' tại giải.Một cá nhân khác của đội tuyển Việt Nam cũng được vinh danh ở lễ trao giải AFF Cup 2024 là Nguyễn Đình Triệu. Thủ môn sinh năm 1991 đã bất ngờ soán vị trí "người gác đền" số 1 ở đội tuyển Việt Nam của Nguyễn Filip. Anh được bắt chính ở trận ra quân gặp Lào, rồi sau đó dự bị 2 trận liên tiếp khi Việt Nam chạm trán Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, bất ngờ đã đến khi HLV Kim Sang-sik đặt niềm tin tuyệt đối vào Đình Triệu ở tất cả các trận còn lại. Với màn trình diễn ổn định trong khung thành, Đình Triệu được bình chọn là thủ môn xuất sắc nhất giải đấu. Từ đầu AFF Cup 2024 (sau 8 trận), đội tuyển Việt Nam chỉ nhận 6 bàn thua, thấp nhất tại AFF Cup 2024.Danh hiệu cá nhân còn lại của AFF Cup 2024 thuộc về "thần đồng" của bóng đá Thái Lan, Suphanat Mueanta. Tiền đạo từng thi đấu ở châu Âu đã chơi cực hay và nhiều lần tỏa sáng đúng lúc, với những bàn thắng có ý nghĩa rất quan trọng giúp đội bóng xứ sở chùa vàng vượt khó trong hành trình tiến đến chung kết AFF Cup 2024. Chân sút sinh năm 2002 được vinh danh là ngôi sao triển vọng của giải đấu. Suphanat Mueanta nhiều lần kiến tạo cho đồng đội ghi bàn và đóng góp đến 4 pha lập công cho "voi chiến".Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết.
Xúc động với lá thư con gái gửi mẹ trong ngày lễ tri ân và trưởng thành
Đây là đề xuất tiêu chí, biên chế khi thành lập cấp vụ, phòng, chi cục được Bộ Nội vụ đề xuất tại dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.Dự thảo nghị định này nhằm tổ chức triển khai thi hành luật Tổ chức Chính phủ 2025, thực hiện định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, không áp dụng đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.Theo dự thảo nghị định, cơ cấu tổ chức của bộ không còn cấp tổng cục, Bộ Nội vụ đề xuất cơ cấu tổ chức của bộ gồm: vụ, văn phòng, thanh tra, cục (nếu có), đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định gồm các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; báo, tạp chí, trung tâm thông tin; trường hoặc trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, học viện thuộc bộ.Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm bình quân không quá 3 người trên một đơn vị.Về cấp vụ thuộc bộ, dự thảo nêu rõ, vụ là tổ chức thuộc bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp hoặc chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của bộ.Vụ không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, không có tài khoản. Vụ trưởng được ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của vụ.Đáng chú ý, dự thảo nêu rõ "không tổ chức phòng trong vụ". Trường hợp vụ có nhiều mảng công tác và khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 30 biên chế công chức trở lên thì có thể thành lập phòng. Số lượng phòng trong vụ thuộc bộ (nếu có) phải được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ.Vụ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên. Bên cạnh đó, vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu về công tác quản trị nội bộ được thành lập khi khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên.Về tiêu chí thành lập phòng và tổ chức tương đương phòng, Bộ Nội vụ đề xuất phòng thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cục hoặc được giao tham mưu về công tác quản trị nội bộ của cục; khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 7 biên chế công chức trở lên.Phòng thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục hoặc được giao tham mưu về công tác quản trị nội bộ của chi cục. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 5 biên chế công chức trở lên.Về số lượng cấp phó phòng, nếu phòng thuộc cục thuộc bộ có 7 - 9 biên chế công chức được bố trí 1 cấp phó; có 10 - 15 biên chế công chức được bố trí không quá 2 cấp phó; có từ 16 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 3 cấp phó.Phòng thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ có 5 - 7 biên chế công chức được bố trí 1 cấp phó; có từ 8 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 2 cấp phó.Về tiêu chí thành lập chi cục, chi cục thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí: có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cục theo quy định của pháp luật chuyên ngành; được phân cấp, ủy quyền của cục trưởng để quyết định về các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cục trưởng. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên. Về số lượng cấp phó chi cục thuộc cục thuộc bộ, chi cục có từ 1 - 3 phòng được bố trí 1 cấp phó; có từ 4 phòng trở lên được bố trí không quá 2 cấp phó. Chi cục không có phòng được bố trí không quá 2 cấp phó.Bộ trưởng quyết định hoặc phân cấp quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục, bảo đảm bình quân không quá 3 người/chi cục khi chi cục đáp ứng một trong các tiêu chí: thực hiện nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính 24/24 giờ trong ngày theo quy định của pháp luật; phải bố trí công chức (trong đó có lãnh đạo chi cục) làm việc 3 ca/ngày và được giao từ 60 biên chế công chức trở lên; được giao quản lý theo khu vực liên tỉnh, liên huyện và có từ 9 phòng hoặc tổ chức tương đương trở lên thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục theo quy định của pháp luật.