Guinea 'tất tay' vì vé Olympic, HLV Shin Tae-yong than phiền khi U.23 Indonesia gặp khó
Tối 13.2, nguồn tin Thanh Niên cho biết, Công an Q.1 (TP.HCM) đã làm rõ sự thật clip người phụ nữ ôm con khóc, cầu cứu cộng đồng mạng, nhà hảo tâm vì cho rằng bị dàn cảnh móc túi ở Bệnh viện Nhi Đồng 2.Cùng ngày, công an đã di lý người phụ nữ đăng thông tin sai sự thật nhằm trục lợi nói trên, từ tỉnh Đắk Lắk về TP.HCM để xử lý về hành vi lợi dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin sai sự thật.Theo cơ quan điều tra, hôm 10.2, mạng xã hội lan truyền clip người phụ nữ ôm con, khóc trước Bệnh viện Nhi Đồng 2 (P.Bến Nghé).Theo nội dung, rạng sáng 10.2, chị dẫn con từ quê lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 để khám bệnh. Khi ngồi chờ xe ngoài cổng thì có 2 người đến hỏi đường, đưa điện thoại cho chị nhìn vào điện thoại rồi chị không biết gì nữa và bị móc túi mất 9,5 triệu đồng, còn điện thoại để trong bịch tã nên không bị mất. Do không còn tiền khám bệnh cho con nên người này cầu cứu cộng đồng mạng, nhà hảo tâm giúp đỡ.Tiếp nhận thông tin, Công an Q.1 chỉ đạo Đội Cảnh sát hình sự phối hợp Công an P.Bến Nghé và Bệnh viện Nhi Đồng 2 vào cuộc xác minh.Hình ảnh camera cho thấy, lúc 4 giờ 37 phút ngày 10.2, người phụ nữ bế đứa trẻ từ cổng số 4 vào bệnh viện. Đến 6 giờ 18 phút, người này đi bộ qua đường ăn sáng rồi vào lại bệnh viện ở khu vực sảnh trước.Đến 6 giờ 49 phút thì người này bế đứa trẻ ra khu vực cổng bệnh viện, mở điện thoại livestream, sau đó dẫn đứa trẻ vào bên trong khám. đĐến 12 giờ 37 phút thì cả 2 đi qua đường ăn trưa. Khoảng 1 tiếng sau thì cả 2 quay lại bệnh viện. Trong suốt quá trình nói trên, công an phát hiện không có ai tiếp xúc với người phụ nữ như clip đã chia sẻ. Đến 14 giờ 8 phút, người phụ nữ cùng đứa trẻ ra cổng số 5 và đặt xe công nghệ biển số tỉnh Tiền Giang chở đến Bến xe An Sương. Sau đó, người phụ nữ thanh toán bằng chuyển khoản rồi đi đâu không rõ.Qua xác minh tài khoản ngân hàng, công an phát hiện tài khoản tên Ho Thi Xuan, chủ tài khoản là người phụ nữ tên Hồ Thị Xuân (38 tuổi, quê huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng), tuy nhiên thực tế người này không cư trú tại nơi có hộ khẩu này, đi đâu không rõ.Ngày 12.2, Công an Q.1 cử lực lượng đến huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) phối hợp xác minh, phát hiện chị Hồ Thị Xuân cư ngụ tại thôn 4 (xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk).Làm việc với cơ quan công an, chị Xuân thừa nhận thông tin chia sẻ bị móc túi như clip là sai sự thật. Nguyên nhân mà chị Xuân có hành động nói trên là do vô ý làm mất 9,5 triệu đồng trong lúc di chuyển từ Bến xe Miền Đông đến Bệnh viện Nhi Đồng 2. Mục đích mà chị Xuân đăng đoạn clip là muốn xin hỗ trợ, quyên góp từ cộng đồng mạng, nhà hảo tâm để có tiền khám bệnh cho con và mua vé xe về quê.Số tiền mọi người quyên góp được chuyển vào tài khoản ngân hàng mang tên Ho Thi Xuan là 28,3 triệu đồng. Chị Xuân đã thanh toán viện phí 977.000 đồng, trả tiền xe ôm 150.000 đồng và trong tài khoản hiện còn là 27,3 triệu đồng. Chị Xuân đã tự nguyện xóa đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội. Vụ việc hiện đang được Công an Q.1 tiếp tục làm rõ, xử lý theo quy định.Theo công an, thời gian qua, cơ quan chức năng ghi nhận xuất hiện tình trạng lợi dụng mạng xã hội, đăng bài viết kêu gọi quyên góp cho các bệnh nhân, người có hoàn cảnh khó khăn nhằm trục lợi. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, cần xử lý nghiêm.Cua mặt trăng Phú Quý không ngon bằng cua Cà Mau?
Sở GD-ĐT TP.HCM đã triển khai yêu cầu tất cả các trường học, cấp học không cung cấp, đăng tải dữ liệu thông tin cá nhân của học sinh, giáo viên dạng file dưới mọi hình thức. Đồng thời nghiêm cấm thu thập dữ liệu cá nhân bằng định dạng không đúng thẩm quyền, trái quy định, không đúng mục đích phục vụ nhiệm vụ giáo dục. Theo yêu cầu của Sở GD-ĐT TP.HCM, tất cả dữ liệu thông tin cá nhân học sinh, giáo viên khi thu thập phải được quản lý và triển khai thực hiện trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành GD-ĐT, đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán và an toàn thông tin.Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm chính trong công tác thu thập dữ liệu tại đơn vị. Việc thu thập dữ liệu phải tuân thủ các nguyên tắc: hợp pháp, chính xác, minh bạch, đúng mục đích; được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu hoặc người đại diện hợp pháp; đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.Nhà trường cần phân công rõ trách nhiệm quản lý dữ liệu cho các bộ phận, cá nhân. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo vệ dữ liệu, ngăn chặn truy cập, sử dụng, tiết lộ, sửa đổi hoặc phá hủy dữ liệu trái phép.Chỉ sử dụng dữ liệu cho các mục đích phục vụ hoạt động giáo dục, quản lý, điều hành của ngành. Không được sử dụng dữ liệu cho mục đích thương mại hoặc các mục đích khác trái với quy định của pháp luật.Tuân thủ quy định về bảo mật thông tin khi sử dụng dữ liệu, không được chia sẻ, cung cấp dữ liệu cho các đơn vị ngoài ngành.Trường hợp các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP có nhu cầu sử dụng dữ liệu ngành phải thực hiện kết nối thông qua trục dữ liệu của cơ sở dữ liệu ngành GD-ĐT, Trung tâm dữ liệu của TP; cơ sở giáo dục không được chia sẻ, cung cấp dữ liệu cho các đơn vị ngoài ngành.Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu trưởng phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và các quận, huyện, các trường THPT, các trường trực thuộc thực hiện định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về thu thập, quản lý và sử dụng dữ liệu. Trường hợp phát hiện các dấu hiệu hoặc hành vi vi phạm, đề nghị nhà trường liên hệ với Văn phòng sở-bộ phận thường trực chuyển đổi số ngành GD-ĐT và sẽ có xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định.
Thành viên Super Junior khó khăn thoát khỏi vòng vây fan Việt lúc nửa đêm
Sotheby's đã liệt kê lời chép bài hát đầu tiên của Hotel California trong một cuộc đấu giá năm 2016, nhưng đã rút lại sau khi biết rằng quyền sở hữu của tài liệu này đang bị nghi ngờ. Nhà bán đấu giá nổi tiếng không bị buộc tội trong vụ việc trên và từ chối bình luận.
Hoạt động an sinh xã hội của VietinBank tập trung vào các lĩnh vực xây dựng nhà ở cho người nghèo, xây dựng các trường học, công trình y tế, các công trình hạ tầng tại các địa bàn khó khăn, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt, xây dựng hạ tầng góp phần củng cố an ninh, quốc phòng.Tính riêng năm 2024, VietinBank đã dành hơn 500 tỉ đồng để thực hiện công tác an sinh xã hội với hơn 2.637 ngôi nhà ở cho người nghèo và gia đình chính sách cùng nhiều công trình ý nghĩa khác. Ngoài ra, VietinBank cũng rất chú trọng đồng hành cùng đất nước trong lĩnh vực y tế cũng như các chương trình thăm hỏi hộ nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ.Bên cạnh những nỗ lực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, VietinBank còn cam kết là đơn vị tiên phong đồng hành trong các sự kiện đặc biệt của nước nhà, gần đây nhất có thể nhắc đến chương trình nghệ thuật chính luận "Sống trong lòng dân".Tối ngày 18.1.2025 vừa qua, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, chương trình gặp mặt tôn vinh những tấm gương công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở tiêu biểu với chủ đề "Sống trong lòng dân" do Bộ Công an tổ chức đã diễn ra thành công trong không khí trang trọng, ấm áp và đầy xúc động. Tham gia chương trình trên vai trò là đơn vị đồng hành, VietinBank mong muốn được góp phần vào công cuộc tri ân và tôn vinh lực lượng chiến sĩ công an xã - những người luôn âm thầm cống hiến, tận tâm, tận lực "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân.Sự kiện có sự tham gia của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ, Ban, Ngành cùng gần 300 đại diện tiêu biểu công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở của gần 9.000 xã, thị trấn trong cả nước.Gần 5 năm thực hiện Chính quy Công an xã với hơn 55.000 cán bộ đưa về các xã, thị trấn, lực lượng công an tại cơ sở đã trở thành lực lượng nòng cốt tham mưu, trực tiếp giải quyết mâu thuẫn từ khi mới nhen nhóm, giúp người dân tạo sinh kế, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, phòng chống tội phạm, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát. Kết quả trong năm 2024 đã có hơn 16.800 căn nhà "0 đồng" được bàn giao cho người dân trên khắp cả nước do Bộ Công an kết hợp cùng lực lượng công an tại địa phương triển khai và thực hiện. Cũng trong cơn bão Yagi lịch sử, Bộ Công an đã huy động hơn 150.000 lượt cán bộ, chiến sĩ xuyên suốt ngày đêm giúp nhân dân, mưu trí dũng cảm và chủ động phòng chống thiên tai, tham gia tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, giúp đỡ ổn định cuộc sống cho nhân dân giảm thiệt hại tối đa về người và tài sản.Thực hiện đề án "phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử", lực lượng công an đã không quản ngại nắng, mưa vất vả đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để làm thủ tục cấp căn cước công dân (CCCD) cho người già yếu, người tàn tật đi lại khó khăn trên địa bàn. Hơn 105 triệu thông tin cư dân trên cả nước đã được thu thập thần tốc, hơn 102,5 triệu thẻ CCCD & CC đã được cấp trong đó 87,7 triệu CCCD gắn chíp được cấp mới, gần 81 triệu hồ sơ định danh điện tử được thu nhận, kích hoạt hơn 60 triệu tài khoản, hệ thống dữ liệu không ngừng được cập nhật bổ sung thông tin, làm giàu kho dữ liệu của quốc gia.Bên cạnh đó, các đơn vị công an cấp xã đã phối hợp với cán bộ văn hóa cấp xã, các cơ quan ban ngành liên quan thực hiện rà soát, thu thập cập nhật thông tin liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ trên địa bàn. Kết quả đã thu về hơn 618.000 thông tin liệt sĩ, trong đó có 302.000 liệt sĩ chưa xác định được danh tính, nhiều gia đình đã đón nhận niềm vui vỡ òa sau thời gian chờ đợi kết quả giám định ADN để rồi các anh trở về trong giọt nước mắt của niềm hạnh phúc.Ngay trong chương trình, Bộ Công an đã chính thức phát động chiến dịch chia sẻ hình ảnh đẹp trên không gian mạng vì cuộc sống bình yên của nhân dân với tên gọi "chiến dịch Hoa hướng Dương" nhằm lan tỏa và nhân lên những sáng kiến hay, những câu chuyện quan tâm chăm lo, giúp đỡ nhau giữa người dân và lực lượng công an, đảm bảo ANTT tại cơ sở.Chương trình "Sống trong lòng dân" được đồng hành bởi Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank). Thông qua sự kiện ý nghĩa này, VietinBank không chỉ mong muốn lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp và tôn vinh những cống hiến thầm lặng của lực lượng công an xã mà còn khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến mục tiêu chung là gắn kết cộng đồng, vì tương lai phát triển bền vững.
Giải mã bí mật kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập cổ
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.