Đề xuất chuyển nhượng số điện thoại, thừa kế tiền mặt phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Tối 2.3, 2 trận đấu muộn nhất vòng 15 V-League mùa giải 2024-2025 đã được diễn ra. Trên sân nhà Hàng Đẫy, CLB Hà Nội suýt nhận trái đắng trước Đà Nẵng, đội bóng đang đứng ở cuối bảng xếp hạng. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn có những khoảnh khắc bùng nổ để vươn lên dẫn trước 2-1 đầu hiệp 2. Tuy nhiên, nhà vô địch AFF Cup 2024 là Nguyễn Hai Long đã tỏa sáng đúng lúc để ghi bàn gỡ hòa 2-2. Nhờ đó, CLB Hà Nội chơi khởi sắc hơn để giành chiến thắng chung cuộc 3-2.Nhờ kết quả này, CLB Hà Nội trở lại mạnh mẽ trên bảng xếp hạng. Họ có được 26 điểm, chỉ còn kém đội đầu bảng Nam Định chỉ 4 điểm. Cuộc đua vô địch đang trở nên cực kỳ nóng bỏng khi khoảng cách giữa các đội trong nhóm dẫn đầu là không nhiều. Đứng sau CLB Hà Nội, Nam Định đang là các đội Thanh Hóa, Thể Công Viettel (cùng 25 điểm) và CLB Bình Dương (24 điểm). Trong bối cảnh V-League còn đến 11 vòng đấu nữa mới kết thúc, cơ hội cho các đội bóng này vẫn còn rất nhiều. CLB Đà Nẵng đánh rơi những điểm số cực kỳ đáng tiếc trên sân Hàng Đẫy. Tuy nhiên, thầy trò HLV Lê Đức Tuấn cho thấy những sự chuyển biến tích cực trong lối chơi. Họ vẫn đứng cuối bảng với 9 điểm, kém SLNA và CLB Bình Định 4 điểm. Nếu cứ tiếp tục duy trì đà tiến bộ, đội bóng sông Hàn hoàn toàn có thể vượt lên trên. Trong khi đó, ở trận gặp CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất vào tối 2.3, HAGL nhận thất bại 0-1. Họ có chuỗi trận tương đối đáng thất vọng khi chỉ thắng 1 trong 5 trận gần nhất và đang đứng thứ 10 trên bảng xếp hạng với 17 điểm. Khoảng cách giữa HAGL và các đội bóng có nguy cơ xuống hạng cũng là không nhiều. Trong trường hợp đội bóng phố núi không khắc phục sớm tình trạng này, họ hoàn toàn có thể bị đẩy xuống nhóm "cầm đèn đỏ", nhất là khi các đội ngụp lặn dưới đáy từ đầu mùa như CLB Đà Nẵng, Hải Phòng, SLNA đều đang thi đấu cực kỳ tiến bộ. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnBí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Ôn lý thuyết, luyện bài tập
Ngày 13.3, PV Thanh Niên trở lại KDL thác Prenn (P.3,TP.Đà Lạt), điều dễ nhận thấy là cổng chính vào thác ngay dưới chân đèo Prenn không còn tên "Khu du lịch thác Prenn" như trước đây mà được thay bằng tên "Tea Resort Prenn", rất xa lạ.
'Giải cứu' quán ế khách
Chiều 14.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Võ Thu Tùng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng, cho biết hiện nay tình hình bệnh sởi có xu hướng tăng nhanh và tăng cao trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, đã có 1 trường hợp là trẻ em tử vong do bệnh sởi.Theo thông tin do Phó giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng cung cấp, vào tháng 1 vừa qua, 1 học sinh lớp 5, trú tại Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) đã tử vong do bệnh sởi. Đây là trường hợp không được tiêm chủng bệnh sởi. Theo báo cáo của Sở Y tế TP.Đà Nẵng, từ ngày 1.1 đến ngày 9.2, TP.Đà Nẵng ghi nhận 599 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 245 trường hợp xác định mắc sởi. Trước tình trạng này, UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tiêm chủng đầy đủ, đúng liều các loại vắc xin. Đối với các trẻ tham gia tiêm chủng dịch vụ, thực hiện tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ hoặc tư vấn người dân cho trẻ đến các trạm y tế xã, phường để tiêm chủng vắc xin sởi lúc trẻ đủ 9 tháng tuổi. Đồng thời, không hướng dẫn và không để trẻ đợi đến 1 tuổi mới tiêm mũi 1 vắc xin có thành phần sởi. Liên quan đến tình hình bệnh cúm, TP.Đà Nẵng đang ghi nhận ở mức bình thường so với cùng kỳ các năm trước. Cụ thể, tháng 11 - 12.2024 ghi nhận 185 trường hợp cúm mùa điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh (trong tổng số 989 trường hợp của cả năm 2024, chiếm tỷ lệ 18,7%). Tháng 1.2025 ghi nhận 122 trường hợp cúm mùa điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2024.UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu các ngành chức năng, các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, bệnh cúm trong phạm vi, lĩnh vực quản lý. Địa phương khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng bệnh cúm; khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời…Ngành giáo dục TP.Đà Nẵng cần tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, bệnh cúm mùa theo hướng dẫn của ngành y tế tại các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn. UBND TP.Đà Nẵng cũng giao UBND các quận, huyện kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dạy trẻ trên địa bàn phối hợp với ngành y tế đẩy nhanh tiến độ rà soát tiền sử tiêm chủng và tiêm bù vắc xin cho học sinh mầm non, tiểu học theo kế hoạch.
Ngày 25.2, UBND TX.Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết địa phương sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm cao trong dịp lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập các phường thuộc TX.Phú Mỹ và thành lập TP.Phú Mỹ.Theo đó, màn bắn pháo hoa sẽ diễn ra lúc 21 giờ 30 ngày 28.2, tại sân vận động TX.Phú Mỹ, sau khi địa phương này tổ chức xong phần lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Số lượng pháo hoa sử dụng bắn là 120 giàn tầm thấp và 500 quả tầm cao. Độ cao khi bắn từ 100 - 150m, được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Chào mừng thành lập TP.Phú Mỹ (bắn thứ tự 9 phút), giai đoạn 2: Trăm hoa đua nở (bắn tập trung 5 phút); giai đoạn 3: Thăng hoa (bắn kết thúc bằng một chùm mưa bạc đủ các màu sắc trong thời gian 1 phút).Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1365 về việc thành lập các phường thuộc TX.Phú Mỹ và thành lập TP.Phú Mỹ.Theo đó, thành lập các phường thuộc TX.Phú Mỹ gồm: Tân Hòa, Tân Hải và thành lập TP.Phú Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của TX.Phú Mỹ.Sau khi thành lập, TP.Phú Mỹ có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Hải, Tân Hòa, Tân Phước và 3 xã: Châu Pha, Sông Xoài, Tóc Tiên.
Bị vỡ phổi khi la hét tại buổi hòa nhạc của nhóm nhạc nổi tiếng
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé xóm ve chai (hẻm 184, đường Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh) để tìm hiểu cuộc sống của những người lao động nghèo khi tết đến xuân về. Trong những câu chuyện mưu sinh đầy vất vả, chúng tôi xúc động và khâm phục khi chứng kiến tình bạn thiêng liêng và lòng nhân hậu sáng lên giữa xóm nghèo ấy. Đó là câu chuyện của bà Lê Thị Ánh Mai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Cảnh (57 tuổi, bị tai biến); 2 mảnh đời gắn bó, nương tựa nhau giữa muôn vàn khó khăn.Chúng tôi theo chân mọi người vào phòng trọ nhỏ của bà Mai và bà Cảnh. Trước cửa, ve chai, bìa carton chất đống. Diện tích phòng khoảng 10 m2, được lợp bằng tôn cũ rách nát, xộc xệch; còn sàn nhà lót bằng những tấm bạt chồng lên nhau. Bên trong, áo quần, xoong nồi treo ngổn ngang; đa phần đều là đồ cũ người ta cho hoặc 2 bà nhặt về tái sử dụng. Giá thuê trọ 1,5 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền điện nước.Bà Cảnh không có gia đình, sống lay lắt qua ngày. Còn bà Mai chia tay chồng sớm, sống với mẹ và 2 người con. Hiện, con cái của bà Mai đã lập gia đình và cũng làm nghề nhặt ve chai.Thắc mắc về cơ duyên 2 người gặp nhau, bà Mai tâm sự, đó là năm 1995. Trong lúc đi nhặt ve chai gần nhà thờ Đức Bà (Q.1, TP.HCM) thì bà Mai thấy bà Cảnh ngủ ở vỉa hè nên tới bắt chuyện, làm quen. 3 tháng sau, bà rủ bà Cảnh về thuê phòng trọ ở chung.“Tôi thấy Cảnh không nơi nương tựa, lang thang ngủ ngoài đường, nhiều khi bị người ta đuổi, thương lắm. Cả tôi và bà ấy đều đồng cảnh nghèo, nên tôi mới ngỏ lời rủ bà về mướn trọ ở chung. Tuy nghèo nhưng có nhau, vậy mà vui”, bà Mai cười nói.Khoảng 6 năm trước, bà Cảnh bị tai nạn rồi dẫn đến tai biến. Từ đó, trí nhớ suy giảm, nói chuyện đứt quãng, khó khăn. Bà Cảnh dần quên đi nhiều thứ, kể cả quá khứ của chính mình; nhưng lạ thay, trong trí nhớ chắp vá ấy, bà Cảnh vẫn nhớ rõ bà Mai và 2 đứa con của bà Mai.Thỉnh thoảng, có hàng xóm qua hỏi thăm hay buông một câu đùa, bà Cảnh bật cười híp mắt; tay vung loạn xạ, nói không tròn câu nhưng ánh mắt ánh lên sự háo hức như đang giải thích cho mọi người hiểu điều gì đó.Ngoài bệnh tai biến, trí nhớ suy giảm, bà Cảnh còn bị bệnh tim, tiểu đường, tay phải bị liệt. Mỗi tháng tốn 700.000 đồng tiền thuốc men. Bà Mai là người hỗ trợ bà từ ăn uống, đến sinh hoạt cá nhân.Đều đặn mỗi ngày từ 7 giờ - 10 giờ và từ 20 giờ - 23 giờ; trên chiếc xe lăn do nhà hảo tâm tặng, bà Mai lại lặng lẽ đẩy bà Cảnh đi khắp các con hẻm ở Q.Bình Thạnh để nhặt ve chai mưu sinh.Hỏi về những khó khăn khi đi nhặt ve chai kiếm sống, bà Mai nói cực nhất là những ngày nắng gắt. Chỉ cần đẩy bà Cảnh đi khoảng 30 phút, đôi chân bà Mai đã rã rời, thở dốc như đứt hơi, phải dừng lại nghỉ lấy sức rồi mới tiếp tục hành trình. Nhưng dù nhọc nhằn, bà vẫn kiên trì, vì không thể để bà Cảnh ở nhà một mình.Trung bình mỗi ngày bà Mai lượm ve chai kiếm được 50.000 - 70.000 đồng. Để tiết kiệm chi phí, bà Mai dè sẻn chi tiêu. Bà thường chọn nấu ăn ở nhà và định mức chi tiêu một ngày không quá 50.000 đồng. Còn ngày nào không kiếm được tiền, bà Mai sẽ đi khắp nơi xem chỗ nào phát cơm miễn phí để xin về cho bà Cảnh.“Cảnh thích ăn cá, tôi thường kho thật mặn rồi ăn được 2 ngày. Lúc nào được người ta cho thêm 5.000 - 10.000 đồng thì mình chiên cá ăn được 1 ngày”, bà Mai tâm sự.Bà Mai chia sẻ, dù rất yêu thương nhau nhưng đôi khi 2 người cũng cãi nhau vì không hiểu ý. Tuy nhiên, 2 người không bao giờ giận nhau quá một ngày. “Hồi xưa người này lớn tiếng, người kia sẽ biết cách làm ngơ cho qua chuyện. Ở với nhau mấy chục năm không để bụng nhau hoài được. Mấy năm nay bà ấy bệnh, mình thương. Nhiều khi bực bội nhưng tôi không dám mắng, mình phải nhường nhịn một chút, lâu lâu tôi hay pha trò cho nhà cửa vui vẻ", bà Mai nói.Hỏi bà Mai kỷ niệm nào khiến bà nhớ nhất? Bà Mai nhìn sang bà Cảnh, rưng rưng nước mắt. Bà Mai nghẹn lại rồi nói, tuy 2 người không phải ruột thịt nhưng có duyên gần nửa đời người và bà xem bà Cảnh như em ruột.“Hồi đó, khi còn khỏe, 2 tụi tui cùng nhau đi nhặt ve chai, đồng lòng nuôi 2 đứa con của tui (đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 3 tuổi). Mỗi ngày, chúng tôi đi nhặt ve chai, hai đứa nhỏ ở nhà tự trông nhau. Nếu ai bệnh, người còn lại đi làm, gánh vác phần nặng hơn", bà Mai xúc động.Hỏi hàng xóm xung quanh, ai cũng biết hai bà không phải chị em ruột nhưng ở cùng nhau và thương nhau như gia đình. Bà Hồng (Q.Bình Thạnh) chia sẻ trong xóm ai cũng quý và ngưỡng mộ tình bạn của bà Mai và bà Cảnh. “Hai người ở với nhau lâu lắm rồi, 2 người rất yêu thương và đùm bọc nhau. Tôi rất cảm động với tình cảm và tinh thần vượt khó của gia đình họ”, bà Hồng bày tỏ.Bà Lương Thị Ngọc Thúy, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu phố 17 (P.26, Q.Bình Thạnh), xác nhận gia đình bà Mai và bà Cảnh ở xóm ve chai thuộc diện khó khăn suốt nhiều năm qua.“Tôi luôn đồng hành cùng gia đình bà Mai. Dù gia đình khó khăn nhưng bà Mai rất chịu khó. 2 người không phải họ hàng, ruột thịt nhưng cưu mang, giúp đỡ nhau để sống. Hiện tại 2 bà nhặt ve chai, sống bằng tình yêu thương của cộng đồng, bằng sự giúp đỡ của các sơ, hàng xóm và nhà hảo tâm”, bà Thúy thông tin.Như thông tin trước đó trong bài viết Tết cận kề xóm ve chai ở TP.HCM: 'Chỉ mong có được nồi thịt kho hột vịt', xóm ve chai có hơn 50 hộ dân, đến từ nhiều địa phương khác nhau nhưng đều chung cảnh nghèo khó. Họ bôn ba vào TP.HCM làm nghề nhặt ve chai, bán bé số... để sống qua ngày.Họ sống chen chúc nhau đến ngộp thở trong khu nhà trọ "ổ chuột" ẩm thấp, 4 vách lợp bằng tôn hầm hập và bí bách.Với tinh thần sẻ chia cho người lao động nghèo có một cái tết được đủ đầy và ấm cúng, ngày 27.1 (28 tết Ất Tỵ), Báo Thanh Niên cùng các nhà hảo tâm đến thăm và trao quà tết từ tấm lòng của bạn đọc và anh chị em bằng hữu.Tổng số tiền mặt và quà tặng đã trao có giá trị khoảng 400 triệu đồng đến các gia đình tại xóm ve chai (hay còn gọi là Xóm Ruộng, hẻm 184 Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM).