$521
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xsmn thu 3. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xsmn thu 3.Ngày 26.1 tại Công viên APEC, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) khai mạc triển lãm tranh với chủ đề "Xuân đất nước, Tết Việt Nam".Triển lãm có hơn 100 bức tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, acrylic, do các "cây cọ nhí" (từ 9 đến 15 tuổi) của lớp vẽ Ngôi nhà nhỏ sáng tác trong 1 tháng.Đề tài tranh đa dạng từ chân dung, phong cảnh, tĩnh vật… về mùa xuân, được các em nhỏ sáng tác từ những cảm nhận về nét đẹp văn hóa dân tộc, như hình ảnh tết cổ truyền với bánh chưng, hoa đào, ông đồ, câu đối đỏ…Bên cạnh đó, còn có các cụm tranh thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc với hình ảnh người lính, cờ đỏ sao vàng, biển đảo quê hương…Triển lãm trưng bày tranh với 1 phân khu chính và 3 phân khu phụ, tổ chức tham quan theo hình thức "chuyến tàu mùa xuân", đưa người xem vào hành trình khám phá bức tranh sống động cùng vẻ đẹp mọi miền đất nước, từ sắc đào của núi rừng Tây Bắc đến những phiên chợ hoa bên cành mai vàng hay nơi đảo xa. Trong đó, TP.Đà Nẵng và phố cổ Hội An hiện lên với vẻ đẹp của bãi biển du lịch cùng ngư dân, phố cổ.Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động phong phú dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng.Một số hình ảnh tại triển lãm: ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xsmn thu 3. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xsmn thu 3.Tinh hoàn có thể xoay trong bìu là một đặc điểm di truyền ở một số nam giới. Đối với người có đặc điểm này, cách duy nhất để ngăn ngừa là phẫu thuật để cố định cả hai tinh hoàn vào bên trong bìu.️
Từ hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, khi đó, bên trong tiệm bánh tráng có người phụ nữ đang đứng mua hàng, gần đó tại lối ra vào là một người đàn ông. Trước tiệm bánh tráng có một số xe máy đang dựng tại đây. Lúc này, chiếc ô tô đang chạy ngoài đường bất ngờ lao thẳng vào tiệm bánh tráng, tông trúng các xe máy và hất văng người nữ cùng người đàn ông ra xa. Tiếp đó là tiếng la khóc trong hoảng loạn. Một người đàn ông sau đó bước ra khỏi xe ô tô và mọi người la lớn "lùi xe ra".Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 26.1, tại một tiệm bán bánh tráng gần giao lộ đường Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM).Nguồn tin của Báo Thanh Niên cho hay, vụ việc khiến người đàn ông (em trai chủ tiệm bánh tráng) bị thương phải nhập viện, còn người phụ nữ bị thương nhẹ. Công an Q.Tân Bình ngay sau đó có mặt, xử lý hiện trường ô tô lao vào tiệm bánh tráng. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra nồng đồ cồn, chất kích thích đối với tài xế xe ô tô để điều tra, làm rõ nguyên nhân. ️
Trong khi hội bài chòi ở nhiều nơi có anh hiệu, chị hiệu (người hô thai) ở độ tuổi trưởng thành, anh hiệu, chị hiệu ở làng du lịch Gò Cỏ có cả người lớn và trẻ em.Em nhỏ trong vai anh hiệu, chị hiệu ngân nga những câu hát vui tươi: Uơ... uơ... chín chòi lẳng lặng mà nghe đây/Tay tôi rút xả là cái ông ầm/Hay đi sụp hầm là anh tứ cẳng/Một dề trăng trắng là chị bạch huê/Ăn cận nằm kề là anh chín gối/Ba chìm bảy nổi là chị sáu ghe/Lập bạn lập bè là anh ngủ dụm... Hay bươi hay mổ là anh ba gà/Có ngạnh có ngà là anh tứ tượng...Người chơi chăm chú lắng nghe rồi gõ mõ báo hiệu khi nghe hô đến thẻ bài mình đang nắm trong tay. Đôi khi, anh hiệu, chị hiệu là nữ và nữ giả nam với màn trình diễn đối đáp vô cùng sinh động.Giọng nam: Nếu em là gái chưa chồng/Cho anh kề cận má hồng một phen.Giọng nữ: Hỡi anh! Em thưa lại rằng/Em đã là gái có chồng một con.Giọng nam: Gái một con trông mòn con mắt/Thuốc đã ngon thì nửa điếu càng ngon.Giọng nữ: Bởi em duyên phận má hồng/Anh đừng trêu ghẹo kẻo chồng em ghen.Khán giả vỗ tay rần rần. "Tôi đã xem bài chòi ở nhiều nơi nhưng bài chòi ở đây có nét đặc trưng, rất hấp dẫn...", chị Nguyễn Thị Hoa (ở TP.Quảng Ngãi) tâm sự. Thuở trước, làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ có tên là xóm Cỏ, nằm cạnh biển khơi bốn mùa lộng gió. Những ngôi nhà nhỏ ẩn hiện giữa cây lá, khung cảnh hoang sơ và thơ mộng.Bao đời, người dân cần mẫn mưu sinh với ước mơ cuộc sống no ấm, nhà nhà yên vui. Đàn ông sớm chiều chèo thuyền ra biển đánh lưới. Phụ nữ tay thoăn thoắt đan, vá lưới với hy vọng thuyền về bến tôm cá đầy khoang. Trên những thửa ruộng nhỏ cạnh chân núi, vạt đất bên sườn đồi, nhiều người cần mẫn vun trồng. Người dân nơi đây ngân nga những ca từ mộc mạc dặn dò con cháu và giới thiệu về quê hương của mình: Ngó lên núi đá vẫn còn/Tình sâu nghĩa nặng cho con ghi lòng/Con ơi hãy nhớ lời ông/Ông cha ngã xuống con ngược dòng bơi lên/Bây giờ núi đá vững bền/Làng xưa, xóm Cỏ vươn lên với đời...Và lời ca tha thiết yêu thương, nhắn nhủ những người con tha hương trở về quê cũ: Trở về quê cũ ai ơi/Chung tay xây dựng cho đời đẹp xinh/Quê mình bờ đá vẫn còn như xưa...Nhiều bậc cao niên trong làng Gò Cỏ nhớ về những năm sau giải phóng quê hương. Tầm tháng 9 âm lịch đến cuối tháng chạp, nhiều người tụ họp luyện tập bài chòi để biểu diễn văn nghệ mừng năm mới. Làng xóm rộn ràng, lời ca ngân vang thu hút người dân đến xem trong đêm lạnh.Sang năm mới, mọi người dâng nén hương thơm lên bàn thờ gia tiên, đi thăm hỏi bà con láng giềng rồi cùng nhau dựng sân khấu để biểu diễn văn nghệ trên bãi biển lộng gió.Đêm xuân, những chiếc đèn dầu treo trên cột quanh sân khấu tỏa ánh sáng vàng xua đi tăm tối. Rặng dương liễu vi vu như lời tự tình với gió từ khơi xa thổi vào bờ. Điệu bài chòi ngân nga hòa cùng sóng rì rầm vỗ vào bờ cát. Bao người hướng mắt về sân khấu đắm say cùng lời ca lẫn trong tiếng nhạc. Những câu hát với lối đối đáp dí dỏm khiến cho khán giả cười ngả nghiêng, vỗ tay cổ vũ."Hồi đó chúng tôi diễn đến 3 đêm liền, dân làng và người ở nơi khác đến xem rất đông. Nhiều người mong đến tối để ôm chiếu trải ra bãi biển ngồi xem, vui lắm. Tiền bà con ủng hộ trả cho chủ dàn nhạc, còn ít nhiều lo chuyện xóm làng chứ chúng tôi không lấy công gì cả...", bà Huỳnh Thị Thương (ở làng Gò Cỏ) hồi tưởng.Bà Thương được mọi người gọi là "tuyên truyền viên của làng". Bà cặm cụi sáng tác bài chòi kêu gọi người dân thay đổi phương thức sản xuất, xây dựng nếp sống mới... nơi làng quê. Bà viết những ca từ mộc mạc khuyến khích người dân gia nhập Hợp tác xã du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ: Rồi đây khu du lịch nó đứng đầu/Khách đi qua lại ngày sau ta vững bền/Ông già bà lão đứng lên/Xây dựng cuộc sống vững bền cho các con...Du khách đến đây hào hứng với câu ca gọi mời: Đi về Gò Cỏ mà chơi/Nghe tiếng chim hót líu lo trên đường/Khách đi giữa đất quê hương/Thấm tình nặng nghĩa mến thương cho đồng bào... "Năm 2024 có khoảng 7.000 lượt khách đến đây tham quan. Nhiều người vô cùng thích thú khi được thưởng thức bài chòi do người dân trong làng biểu diễn. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm nay, làng Gò Cỏ sẽ là điểm đến hấp dẫn để người dân và du khách vui chơi, giải trí trong những ngày đầu xuân", chị Trần Thị Thu Thủy, Giám đốc Hợp tác xã du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ cho biết.Hội bài chòi, hát hố làng Gò Cỏ thành lập năm 2020 với 23 thành viên. Các thành viên được mời biểu diễn vào dịp lễ, tết, sự kiện quan trọng hay phục vụ du khách đến tham quan."Hội có 3 thành viên nam, còn lại là phụ nữ và trẻ em, cả cụ bà 94 tuổi vẫn tham gia. Cháu nội tôi mười một tuổi cũng vô Hội và thường tham gia biểu diễn. Chúng tôi mong muốn giữ gìn và giới thiệu làn điệu bài chòi với du khách gần xa. Tiền bồi dưỡng chẳng đáng là bao nhưng mọi người vui lắm...", bà Bùi Thị Sen, Chủ tịch Hội bài chòi, hát hố làng Gò Cỏ, tâm sự. ️