Nức lòng bánh cuốn Thanh Trì
Ghi nhận thực tế, nhà phố biển Sông Town đang đẩy nhanh tiến độ, thi công ngày đêm, dự kiến bàn giao đến khách hàng vào năm 2026 và là một trong những cột mốc đầu tiên tạo cú hích ấn tượng cho toàn dự án. Bởi lẽ, Sông Town sẽ được xây dựng như một resort thu nhỏ, có khả năng vận hành độc lập, sẵn sàng khai thác cho thuê ngay.Cụ thể, 100% nhà phố biển Sông Town được bàn giao hoàn thiện nội thất cả đồ rời, có chỗ đỗ xe riêng vừa tiết kiệm chi phí làm nội thất cho chủ sở hữu vừa tạo điều kiện trải nghiệm tốt nhất dành cho du khách, đặc biệt là các gia đình đến Sông Town bằng ô tô cá nhân.Hệ tiện ích nội khu Sông Town cũng được đầu tư chỉnh chu, đáp ứng đa dạng nhu cầu, đa dạng lứa tuổi như: sân vận động, sân chơi nước, kidzone trong nhà dành cho trẻ em; karaoke, rạp chiếu phim, phòng game, BQQ, clubhouse,… thích hợp cho các gia đình; vườn dạo, đường sỏi thích hợp cho người lớn tuổi; đặc biệt, loạt bộ môn thể thao thời thượng cũng được chủ đầu tư chú trọng như tenis, pickleball, phòng tập pilates, gym, yoga… dành cho những tín đồ mê thể thao. Đặc biệt, Sông Town là nhà phố biển sở hữu tiện ích hồ bơi bên thềm, tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội với các resort từ 4 đến 5 sao dọc bờ biển Bãi Dài và khu vực.Cột mốc thứ 2 gia tăng giá chính là thời điểm lúc hàng loạt tiện ích độc đáo của CaraWorld hoàn thành trong năm 2026 như: quảng trường trung tâm giai đoạn 1, công viên thể thao biển, Spa Center (tháng 4.2026); Nhà hàng hải sản cao cấp, công viên thú cưng và thể thao ngoài trời, câu lạc bộ cưỡi ngựa, Yummy Foodcourt (tháng 9.2026); công viên thể thao nước chủ đề "cá chép hóa rồng" (tháng 12.2026).Được biết, trước năm 2026, CaraWorld cũng đi vào hoạt động các đại tiện ích điểm đến: cổng chào CaraWorld - biểu tượng check in mới tại Cam Ranh (tháng 3.2025); Public Artwork đặc biệt mang văn hoá, nghệ thuật giao thoa thế giới về Việt Nam (tháng 5.2025); Làng hải sản lớn bậc nhất Cam Ranh - Seafood Paradise (tháng 9.2025) và Cafe 360 độ ôm trọn bình minh và hoàng hôn Bãi Dài (tháng 12.2025). Đồng thời dự án đã vận hành sân golf chuẩn "links course" quốc tế 27 lỗ, quy mô 90ha và Khu nghỉ dưỡng Wyndham Grand KN Paradise Cam Ranh 5 sao - điểm đến yêu thích của "golf thủ" Việt Nam và thế giới.Giới đầu tư chuyên nghiệp cũng chỉ ra rằng, mỗi tiện ích đi vào hoạt động đồng nghĩa với việc dự án sẽ ngày càng thu hút nhiều du khách và càng nhiều bước chân người dân dập dìu thì dự án càng sôi động. Từ đó, gia tăng giá trị sản phẩm cùng tỷ lệ lấp đầy ấn tượng cho Sông Town.Bên cạnh những lợi thế vượt trội của nội tại sản phẩm, Sông Town còn thuộc đúng khu vực hạ tầng Cam Ranh đang được đầu tư mạnh mẽ. Theo các chuyên gia, ở đâu hạ tầng bứt phá, tất yếu bất động sản sẽ hưởng lợi và tăng giá.Căn cứ vào lộ trình phát triển thực tế hạ tầng giao thông tại Cam Ranh từ nay đến 2030, có thể thấy Sông Town sẽ thừa hưởng thêm 5 cột mốc gia tăng giá trị ấn tượng từ hạ tầng kết nối. Đó là cao tốc Buôn Mê Thuột - Khánh Hòa thông xe năm 2026; cao tốc Đà Lạt - Khánh Hòa triển khai và hoàn thành trước năm 2030. Hai cao tốc này kết hợp sẽ tạo thành tam giác kinh tế - du lịch nối 2 đầu Tây Nguyên với thành phố biển.Ba cột mốc quan trọng tiếp theo sẽ rơi vào năm 2030 với việc mở rộng sân bay quốc tế Cam Ranh lên công suất 25 triệu lượt khách mỗi năm, Khánh Hòa lên thành phố trực thuộc trung ương và triển khai đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Nha Trang, rút ngắn thời gian di chuyển chỉ còn 2 giờ.Ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc khu vực Miền Nam, Property Guru (Batdongsan.com.vn) nhận định: "Khi có hạ tầng về sân bay, cao tốc nối thẳng trực tiếp đối với các khu vực thì chắc chắn sẽ tạo ra sức bật lớn về bất động sản".7 cột mốc tăng giá trong 5 năm chỉ là con số bắt đầu, nhà phố biển Sông Town tự tin với 38 tiện ích được đầu tư bài bản sẽ mở ra thêm nhiều cột mốc giúp tài sản truyền đời này gia tăng giá trị. "Những chủ nhân Sông Town đang sở hữu một cơ hội tiên phong đón sóng của một thủ phủ du lịch mới của Việt Nam, và Cam Ranh cùng một đô thị biển CaraWorld quý như viên kim cương 800 cara bởi, giữ càng lâu, càng đắt giá", đại diện chủ đầu tư KN Cam Ranh nhấn mạnh.Hương xưa bánh vợ bánh chồng
Theo các chuyên gia, giá heo hơi tăng do thời gian gần đây Chính phủ liên tục chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường chống heo, bò, gà nhập lậu qua biên giới. Điều này giúp nguồn cung trong nước được cải thiện. Với mức giá hiện nay, nhiều người chăn nuôi đã bắt đầu tái đàn. Giá heo giống duy trì mức cao, miền Bắc lên đến 1,55 triệu đồng/con (7 - 10 kg), miền Trung là 1,38 triệu đồng/con và miền Nam từ 1,2 - 1,48 triệu đồng/con.
Cô gái dân tộc Nùng xinh đẹp và có giọng hát 'khủng'
Những người đang bị viêm khớp hay đau khớp cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi trời trở lạnh. Trời lạnh sẽ khiến khớp xương của họ dễ bị viêm, đau và cứng khớp, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Để bảo vệ sức khỏe, mọi người có thể áp dụng những cách sau:Các chuyên gia cho biết kiểm soát hen suyễn khi mùa đông đến là điều rất quan trọng với sức khỏe đường hô hấp. Điều đầu tiên là người bệnh cần thảo luận với bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định.Ngoài ra, người bệnh cũng cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa. Khi ra ngoài trời lạnh, mũi và miệng cần được che lại bằng khăn hay khẩu trang để làm ấm không khí trước khi hít vào. Họ cần uống nhiều nước hơn, đồng thời dọn dẹp và lau bụi trong nhà, giặt ga trải giường, mền hằng tuần để loại bỏ bụi và các tác nhân gây dị ứng.Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy thời tiết lạnh hơn khiến mọi người ở trong nhà nhiều hơn. Điều này làm giảm mức độ hoạt động thể chất. Tuy nhiên, vận động thể chất thường xuyên rất quan trọng với sức khỏe tổng thể, không chỉ giúp ngăn tăng cân, giảm mệt mỏi mà còn cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe xương và hệ miễn dịch.Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng rất cần thiết vào mùa đông vì giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Những dưỡng chất này là vitamin A, C, D, E, kẽm, sắt, omega-3 và một số dưỡng chất khác. Khi có đủ các chất này, hệ miễn dịch sẽ có đủ khả năng chống lại các bệnh thường gặp vào mùa đông như cảm lạnh và cúm.Vào mùa đông, chúng ta không đổ nhiều mồ hôi nhưng vẫn mất rất nhiều nước qua da. Đặc biệt, không khí khô lạnh sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước hơn.Thiếu nước không chỉ dẫn đến việc cơ thể mất nước mà còn làm tăng nguy cơ sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và táo bón. Cơ thể sử dụng nước để duy trì thân nhiệt. Do đó, cơ thể mất nước khiến chúng ta gặp khó khăn khi duy trì thân nhiệt và cảm thấy lạnh hơn. Uống đủ nước cũng sẽ giúp tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng, theo Medical News Today.
Khi nước sạch ở trung tâm thương mại thuộc khu R trong khu đô thị Goldmark City (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị cắt kéo dài gần 1 tháng, chị Nguyễn Thị Hoa (tên đã thay đổi theo đề nghị của nhân vật) - phụ trách một cơ sở mầm non ở khu R, bức xúc khi thấy cơ sở và hàng trăm trẻ nhỏ bị đưa ra làm "con tin" trong cuộc tranh chấp giữa chủ đầu tư và ban quản trị các tòa nhà.Chị Hoa cho biết, với trường mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm là điều phải được thực hiện rất nghiêm ngặt. Kể từ khi nước sạch bị cắt, phía trường mầm non phải mua nước bình để nấu nướng, phục vụ nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày cho hàng trăm trẻ nhỏ. Riêng nước sạch tạm thời do phía chủ đầu tư khu đô thị Goldmark City cung cấp bằng xe bồn thì không dám nấu nướng để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho trẻ.Cuộc tranh chấp về phí dịch vụ giữa chủ đầu tư và ban quản trị lên đỉnh điểm khi ngày 21.1 vừa qua, phía ban quản trị đã cắt nước nhiều khu trung tâm thương mại ở khu R. Ban quản trị lý giải, vì tính chất vụ việc phức tạp nên chỉ có biện pháp duy nhất đủ sức buộc chủ sở hữu nhanh chóng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ là tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với khu trung tâm thương mại và hầm xe của chủ đầu tư.Động thái cắt nước bị chính quyền sở tại nhận định là "biện pháp cực đoan" và liên tục ra văn bản đề nghị phía ban quản trị cấp nước trở lại nhưng đều không có kết quả."Chúng tôi mắc kẹt ở giữa và trở thành nạn nhân. Ban quản trị thì sử dụng trường học làm "con tin" để uy hiếp chủ đầu tư. Và tôi thấy ban quản trị quá coi thường chính quyền khi ra thông báo đề nghị mà vẫn không cấp nước trở lại", chị Hoa bày tỏ.Những năm gần đây, tình trạng mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và ban quản trị, thậm chí giữa ban quản trị với cư dân diễn ra ngày càng phổ biến.Hồi tháng 8.2023, tại chung cư Golden Land ở 275 Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), cư dân tố ban quản trị có dấu hiệu gây thất thoát hàng chục tỉ đồng khi cải tạo, thông hút bể phốt, thay điều hòa…, thậm chí còn có dấu hiệu chi sai quỹ bảo trì. Khi cư dân làm đơn tố cáo với chính quyền thì ban quản trị quay ra tấn công cư dân bằng những lời lẽ, hành động thiếu chuẩn mực. Cuộc chiến đến nay vẫn chưa có hồi kết.Còn tại TP.HCM, hồi tháng 5.2024, sự lộng quyền của Ban quản trị chung cư 24AB (ở Q.Bình Thạnh) còn thể hiện bằng việc không thực hiện quyết định của tòa án. Theo đó, khi thấy ban quản trị thiếu minh bạch trong sử dụng quỹ bảo trì, chị Lưu Thị Thu Trang (chủ căn hộ A9.4) đã phản đối bằng cách ngừng đóng quỹ bảo trì hàng tháng. Sau đó, chị Trang bị cắt nước sinh hoạt nên nộp đơn khởi kiện ra tòa án.Ngay sau đó, TAND Bình Thạnh ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, khi cán bộ chi cục thi hành án đến làm việc để thực hiện quyết định của tòa thì đại diện ban quản trị không chấp nhận mở nước trở lại cho chị Trang.Ông Nguyễn Thế Điệp, Ủy viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho rằng câu chuyện ban quản trị lộng quyền là một hiện tượng mà cơ quan chức năng cần phải vào cuộc "dập ngay", tránh tạo tiền lệ xấu và thành điểm nóng.Theo ông Điệp, quyền hạn của chủ đầu tư ra sao, của ban quản trị như thế nào đều đã được quy định rất rõ trong luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở. Và khi xảy ra tranh chấp, các bên cần ngồi lại cùng nhau thỏa thuận. Khi không đạt kết quả thì khởi kiện ra tòa là các ứng xử văn minh. "Tất nhiên có trường hợp chủ đầu tư ứng xử "không chuẩn" nên ban quản trị thay mặt người dân đấu tranh là đúng, không sai. Nhưng ngược lại cũng có 1 số ban quản trị lộng hành", ông Điệp nói.Đặc biệt, ông Điệp cho rằng, khi chưa rõ đúng sai mà ban quản trị lại có hành vi cắt điện, cắt nước thì chính quyền phải vào cuộc. Bởi lẽ, điều này liên quan đến an sinh xã hội, đời sống của người dân trong khu vực."Giờ tranh chấp xảy ra giữa ban quản trị và chủ đầu tư rất nhiều. Nhưng mọi tranh chấp đều có căn cứ, văn bản hướng dẫn xử lý. Dù ban quản trị có đấu tranh thì cũng phải đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện ban quản trị lộng quyền, cơ quan chức năng phải vào cuộc xử quyết liệt, dứt điểm", ông Điệp nêu quan điểm.Liên quan vụ việc xảy ra ở khu đô thị Goldmark City, mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý triệt để vi phạm, tranh chấp có dấu hiệu tạo thành điểm nóng xảy ra giữa chủ đầu tư, ban quản trị các tòa nhà.Đặc biệt, người đứng đầu chính quyền thành phố còn giao Công an TP.Hà Nội chỉ đạo nắm bắt tình hình, tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý cắt điện, cắt nước sinh hoạt trên địa bàn; chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho UBND TP.Hà Nội chế tài xử lý.
Xe bán tải nhập làn cao tốc ‘kiểu tự sát’: Dân mạng đòi phạt nặng tài xế
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.