$514
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của dự báo thờ tiết. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ dự báo thờ tiết.Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết.Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết.Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên.Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng.Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của dự báo thờ tiết. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ dự báo thờ tiết.Một trong những nội dung được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đặc biệt quan tâm, chỉ đạo tại cuộc giao ban đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Môi trường ngày 11.3 là rà soát, phân cấp xử lý thủ tục hành chính.Ông Đỗ Đức Duy yêu cầu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp. Các đơn vị phải rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tích hợp để giải quyết đồng thời các thủ tục hành chính có liên quan, đẩy nhanh tốc độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm thông suốt, liền mạch, minh bạch và hiệu quả.Ông Duy nêu ví dụ, bây giờ cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản với giao khu vực biển; một số thủ tục về lĩnh vực môi trường với chăn nuôi, thú y đều là cấp giấy phép của bộ, đều cùng một bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ có yêu cầu bổ sung thêm, các cơ quan hướng dẫn lại, chỉ để một bộ hồ sơ nhưng cấp được 2 giấy phép, hiện nay giấy phép cấp theo các luật chuyên ngành.Trước ngày 30.6, theo mốc thời gian của Chính phủ, các cục chuyên ngành phải hoàn thành chuyển đổi số dịch vụ công toàn trình, để giảm thiểu lỗ hổng phía dưới trong việc cấp phép, nhất là năng lực cán bộ tại các trung tâm vùng.Ngay trong năm nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, giảm 30% chi phí tuân thủ trong giải quyết thủ tục hành chính và bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Bởi, theo Bộ trưởng Duy, một số lĩnh vực của bộ đang giải quyết số lượng hồ sơ, thủ tục hành chính "rất lớn, thậm chí là rất rất lớn" như trồng trọt và bảo vệ thực vật. "Bộ có chức năng kiểm soát tại các cửa khẩu nhưng phải rà soát lại, liệu rằng là những thủ tục ấy có thể phân cấp cho địa phương được không hay cứ phải người của bộ ngồi ở đó. Bây giờ, một ngày một cục chuyên ngành giải quyết 2.000 hồ sơ, thủ tục hành chính là khối lượng khủng khiếp", ông Duy nói.Theo ông, nếu như chỉ là đối chiếu thủ tục, giấy tờ với biểu mẫu có sẵn để bấm nút thông quan thì không cần phải là cán bộ chuyên môn ở cấp cục, hoàn toàn có thể phân cấp cho địa phương hoặc phối hợp với hải quan để tích hợp.Bộ trưởng Đỗ Đức Duy yêu cầu các đơn vị, các thứ trưởng phụ trách phải rà soát ngay, sớm báo cáo lại để có phương án cắt giảm, phân cấp thủ tục hành chính.Cũng theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, một trong những ưu tiên trọng tâm thời gian tới là đẩy mạnh phát triển khoa, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số ngành nông nghiệp và môi trường.Trong tuần này, bộ sẽ ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ chính trị và Nghị quyết 03 của Chính phủ về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Vụ Khoa học - Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị tham mưu, đề xuất cơ chế đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm."Bộ ta đang giao kinh phí cho các viện khoa học theo biên chế là lạc hậu lắm rồi, có những bộ đã thay đổi cơ chế này từ 15 năm trước, bây giờ yêu cầu là giao theo cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu, muốn làm được thì phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cho các dự án, đề tài khoa học, công nghệ và các dịch vụ công có sử dụng ngân sách nhà nước", ông Duy nói và khẳng định, tới đây tất cả các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế đặt hàng sòng phẳng, không giao theo biên chế, không gọi là bao cấp nữa.Cơ quan đặt hàng là các cục quản lý chuyên ngành, Vụ Khoa học - Công nghệ tham mưu tổng hợp các cơ sở nghiên cứu khoa học có thể trong bộ, có thể ngoài bộ nếu như đơn vị trong bộ không phù hợp để đặt hàng. ️
Theo hợp đồng được ký kết, hai bên cùng hợp tác đầu tư thực hiện các dự án xử lý nước thải sinh hoạt trong các khu đô thị, khu dân cư; xử lý nước thải khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất. Hai đơn vị này có thể thực hiện các dự án với quy mô có giá trị từ vài triệu USD đến vài chục triệu USD. Qua hợp đồng này, hai bên đặt kỳ vọng từ nay đến năm 2028 có thể triển khai các dự án với tổng vốn đầu tư từ 200 - 300 triệu USD.Khang Nam là tập đoàn đa ngành của Việt Nam, hoạt động trong một số lĩnh vực như bất động sản, xây dựng, môi trường… Trong khi đó, Tập đoàn Econet chuyên về kỹ thuật nước và môi trường. Thế mạnh của Econet là cung cấp thiết bị, thiết kế các giải pháp, kỹ thuật xử lý nước sạch, nước thải từ dân dụng đến công nghiệp. Thiết bị của Econet có thiết kế riêng, chất lượng tốt, nhờ đó có cạnh tranh cao.Econet có lịch sử thành lập và phát triển mạnh tại Phần Lan. Econet đã và đang thực hiện nhiều nhà máy xử lý nước thải khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Trong kỷ nguyên mới, 2 tập đoàn hy vọng có thể cùng nhau phát triển xa hơn nữa. Ông Nguyễn Phi Long - Tổng giám đốc Khang Nam Group nhấn mạnh: "Sự ký kết này là một phần nỗ lực rất quan trọng của 2 tập đoàn, là bước ngoặt để Khang Nam khẳng định trên ngành môi trường. Econet có thế mạnh về giải pháp công nghệ và giải pháp tài chính, có thể thúc đẩy các dự án về môi trường phát triển". ️
Đến trưa 22.1, tại một số tuyến đường huyết mạch nối TP.Thủ Đức (TP.HCM) với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai xảy ra tình trạng xe đông di chuyển chậm và ùn ứ cục bộ.Cụ thể, tại đường Võ Nguyên Giáp, tình trạng ùn ứ diễn ra cả 2 chiều (Bình Dương đi TP.HCM và ngược lại). Tuy nhiên, tại các giao lộ vẫn thông thoáng, vẫn có làn đường cho xe máy, ô tô đi thẳng từ Bình Dương vào trung tâm TP.HCM và ngược lại.Ghi nhận tại các giao lộ, có rất đông CSGT của Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức và Đội CSGT Rạch Chiếc (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) tích cực điều tiết, phân luồng.Đại diện Đội CSGT Rạch Chiếc cho hay, nguyên nhân của tình trạng nói trên là do gần tết các phương tiện vận chuyển hàng hóa vào cảng Trường Thọ và cảng Bình Dương tăng đột biến, xe đông nên di chuyển chậm.Dự đoán trước tình trạng này, từ 0 giờ ngày 22.1, tại các giao lộ, lực lượng CSGT Rạch Chiếc phối hợp CSGT TP.Thủ Đức chủ động túc trực, điều tiết.Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ vụ cháy xe đầu kéo và vụ tai nạn liên hoàn trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai) cũng làm giao thông tuyến Võ Nguyên Giáp, Mai Chí Thọ và Võ Chí Công bị ùn ứ, sáng 22.1.Đến trưa cùng ngày, đại diện Đội CSGT Cát Lái cho biết, giao thông trên tuyến đường Võ Chí Công và Mai Chí Thọ cơ bản được giải tỏa, tuy nhiên phương tiện vẫn còn di chuyển chậm.Trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, dự đoán trước tình hình giáp tết, lượng phương tiện, hàng hóa tăng cao, lực lượng CSGT toàn thành phố chủ động lên kịch bản, bố trí ca trực, 100% quân số tham gia điều tiết giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông."Kể cả lãnh đạo các đội, trạm, tuyến quận, huyện toàn địa bàn cùng ra hiện trường, trực tiếp chỉ đạo công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phục vụ người dân về du xuân, đón tết", lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP.HCM nhấn mạnh.Lãnh đạo Phòng CSGT nhận định nguyên nhân ùn ứ tại một số tuyến huyết mạch qua TP.Thủ Đức sáng cùng ngày là do lượng phương tiện, hàng hóa vào các khu vực cảng tăng đột biến, cùng với các sự cố liên hoàn trên cao tốc gián tiếp gây ra sự việc. Hiện lực lượng CSGT đang tích cực phân luồng giao thông. ️