Giải cứu cho thị trường bất động sản, xây dựng
Trong những ngày diễn ra vòng loại khu vực Đông Nam bộ giải Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III-2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), tại sân vận động Bàu Thành, huyện Long Đất, Bà Rịa – Vũng Tàu, chuyên gia bóng đá Đoàn Minh Xương luôn có mặt để theo dõi các trận đấu.Từng là một cầu thủ, HLV, giảng viên thể thao, ông Đoàn Minh Xương cho rằng trình độ đội bóng của các trường tại khu vực Đông Nam bộ còn quá chênh lệch, dẫn đến những trận đấu có rất nhiều bàn thua."Đây là lần thứ hai khu vực Đông Nam bộ tổ chức, chúng ta có 6 đội bóng tham gia. Nhìn chung nếu nói nói ra những đội có chất lượng thì chúng ta cũng có ví dụ đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Trường ĐH Bình Dương, Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên 3 đội bóng còn lại là Trường CĐ Công Nghệ Quốc Tế Lilama2, Trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi, Trường ĐH Lạc Hồng, chất lượng chuyên môn của các đội này có lẽ thời gian vừa rồi các em chưa được đầu tư tập luyện tốt do đó có sự chênh lệch trình độ giữa hai nhóm đội bóng này. Các em quen chơi bóng đá mini, bóng đá sân 5, sân 7 do đó khả năng thích nghi với loại hình thi đấu 11 người các em còn bỡ ngỡ và xa lạ, do đó dẫn đến những thất bại với tỉ số nặng nề", ông nói.Tuy nhiên, vị chuyên gia bóng đá U.70 vẫn đánh giá rất cao những nỗ lực của huyện Long Đất phối hợp với Báo Thanh Niên để tổ chức vòng loại này.Ông cũng cho rằng, đây là một cơ hội tốt để địa phương có thể phát triển phong trào bóng đá học đường nhằm tìm kiếm những tài năng mới cho nền thể thao nước nhà.Nhiều người dùng bị sự cố reset Apple ID không rõ nguyên nhân
Mạng xã hội mới đây xôn xao khi xuất hiện một đoạn video, ghi lại tình huống giao thông khiến nhiều người bức xúc, khi một tài xế lái ô tô lấn làn, vượt ẩu tại khúc cua khuất tầm nhìn, suýt gây tai nạn đối đầu với nhiều ô tô và xe máy di chuyển ngược hướng.Vụ việc xảy ra vào khoảng 10 giờ 40 phút ngày 26.2.2025, được xác định trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa phận tỉnh Lạng Sơn.Theo hình ảnh từ camera hành trình gắn trên một ô tô cùng lưu thông ghi lại được, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 1. Khi đến một đoạn đường cong, tài xế một phen "hú vía" khi phát hiện phía trước xuất hiện một ô tô khác loại 7 chỗ màu đen đang vượt ẩu, lấn hẳn sang làn đường đối diện để vượt lên.Đúng lúc này, ở hướng ngược lại lúc này ngoài ô tô gắn camera hành còn có mốt số phương tiện khác đang di chuyển. Trong khi đoạn đường đèo lại nhỏ hẹp và quanh co khuất tầm nhìn. Thế nhưng tài xế lái xe vẫn bất chấp nguy hiểm cho xe chạy ngược chiều. Thậm chí còn không chịu giảm tốc độ nhường đường cho các xe đi đúng luật.Tình huống lái xe kiểu "tự sát" khiến ô tô gắn camera hành trình và các xe máy cùng hướng phải vội vàng lách sát vào lề đường để tránh. May mắn, vụ việc không dẫn đến tai nạn nguy hiểm kiểu đối đầu.Mặc dù vậy, trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau khi được đăng tải ở các diễn đàn, hội nhóm đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức phẫn nộ trước hành vi lái xe cẩu thả, bất chấp nguy hiểm và xem thường luật của tài xế ô tô 7 chỗ.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng đề nghị cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, truy tìm và xử phạt nghiêm với trường hợp vi phạm nói trên.Ô tô vượt ẩu xử phạt ra sao?Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đổi với loại phương tiện đang điều khiển); không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử dụng trong suốt quá trình vượt xe; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép (Điểm a Khoản 5 Điều 6). Ngoài ra, người vi phạm còn bị trừ 2 điểm Giấy phép lái xe.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm nói trên dẫn đến tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng, trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?
Nguyễn Quỳnh Anh, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Thông (tỉnh Vĩnh Long), cho biết thời nay gặp thần tượng để xin chụp ảnh, xin chữ ký là "chuyện đã xưa" rồi. "Trend (xu hướng – PV) hot nhất chính là nhờ nghệ sĩ nổi tiếng ghi âm để… làm chuông báo thức", Quỳnh Anh kể.Theo Quỳnh Anh, mới đây trong một buổi giao lưu với đoàn làm phim của một bộ phim đang hot, cô cùng bạn bè có dịp gặp gỡ diễn viên Võ Tấn Phát và nữ sinh này đã nhanh chóng đề nghị: "Anh ơi, anh nói gì để em làm chuông báo thức đi anh". Đáp lại, nam diễn viên cầm điện thoại và thực hiện yêu cầu của người hâm mộ."Em đã cài đặt phần ghi âm đó làm chuông báo thức mỗi buổi sáng. Cứ 5 giờ 30 phút sáng là điện thoại phát lên giọng của diễn viên Võ Tấn Phát: "Dậy em ơi, trời ơi ngủ hoài" làm em bừng tỉnh", Quỳnh Anh kể.Trong buổi giao lưu nói trên, Đỗ Thúy Vy (24 tuổi), ngụ ở H.Phong Điền (TP.Cần Thơ) cũng may mắn được diễn viên Võ Tấn Phát cầm điện thoại ghi âm: "Vy ơi, dậy đi làm em ơi!". Vy kể: "Ngày trước, mình cài báo thức bằng âm thanh có sẵn trong điện thoại. Nhưng bây giờ, mình đã thay đổi thành giọng... réo gọi của diễn viên Võ Tấn Phát".Nhiều người trẻ cũng cho biết họ thức dậy mỗi ngày từ những "máy báo thức… chạy bằng cơm", nghĩa là giọng của các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Họ tận dụng cơ hội gặp người nổi tiếng, bên cạnh việc xin chữ ký làm kỷ niệm, hay chụp ảnh cùng để đăng lên mạng xã hội… thì còn mong mỏi "ghi âm câu gì để em cài làm báo thức đi anh", "anh nói câu gì gọi em dậy đi anh"…Việc dùng tiếng gọi của người nổi tiếng làm chuông báo thức đã và đang là "trend" hiện nay khi ngày càng có nhiều nghệ sĩ vui vẻ chiều lòng người hâm mộ.Như đạo diễn, diễn viên Huỳnh Lập vừa ký tặng người hâm mộ, vừa nhân tiện nói lớn để khán giả ghi âm câu: "Dậy đi, dậy đi làm đi, ngủ hoài, ngủ hoài", "Dậy đi, đi làm lụng kiếm tiền nuôi cha nuôi mẹ kìa, ngủ hoài đi à".Hay diễn viên Quốc Anh khi tham gia trào lưu này đã nói câu: "Em ơi dậy đi em ơi, 24 giờ một ngày em ngủ còn nhiều hơn là em thức đấy, dậy đi em ơi" để đáp lại yêu cầu của người hâm mộ.Khá nhiều nghệ sĩ từng tham gia chương trình "Anh trai say hi" như: Quang Hùng MasterD (tên thật Lê Quang Hùng), Captain Boy (Hoàng Đức Duy), Rhyder (Nguyễn Quang Anh), Dương Domic (Trần Đăng Dương), Hải Đăng Doo (Đỗ Hải Đăng), Pháp Kiều (Nguyễn Thiện Pháp)… cũng thực hiện những câu với nội dung đề nghị thức dậy, nhằm để người hâm mộ làm chuông báo thức.Một số người trẻ không có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu trực tiếp với nghệ sĩ, đã "bắt trend" này, hưởng ứng bằng cách lưu lại âm thanh trên TikTok để cài đặt vào điện thoại."Mình chờ có cơ hội được gặp Sơn Tùng M-TP và Hieuthuhai để nhờ các anh ấy ghi âm, cài làm báo thức. Còn hiện tại, mình lưu lại mấy âm thanh có sẵn trên TikTok để làm chuông báo thức. Như vào ngày thứ 2 mình cài âm thanh từ giọng của Hải Đăng Doo, ngày thứ 3 mình để âm thanh là tiếng gọi của Captain Boy… Mỗi ngày được một ca sĩ nổi tiếng gọi dậy", Lê Thị Thảo Nhi, sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM, kể.Một trong những câu gọi dậy được dân mạng đánh giá là "dễ thương nhất quả đất" là từ ca sĩ Nicky (tên thật Trần Phong Hào) khi anh đã ghi âm đoạn: "Dậy đi học đi, nhanh lên, muộn rồi kia kìa! Dậy đi!". Còn giọng gọi được nhận xét "nghe là phải bật dậy ngay" là của Jsol (Nguyễn Thái Sơn) khi nam ca sĩ nói thật to: "Dậy đi! Ngủ hoài! Dậy!".Sau mỗi ngày, những nghệ sĩ tham gia trào lưu gọi người hâm mộ dậy càng nhiều hơn. Khi hiện nay đã xuất hiện thêm những diễn viên, ca sĩ nổi tiếng như: Duy Khánh, Anh Tú, Diệu Nhi… Cùng với đó là nhiều TikToker, streamer cũng "đu trend".Đặng Bảo Thy, học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q.Tân Bình, TP.HCM), cho hay: "Từ năm 2021 đã xuất hiện clip gọi người hâm mộ thức dậy. Một trong những người khởi xướng là nam ca sĩ Kim Taehuyng, thành viên của nhóm nhạc BTS, Hàn Quốc. Trong một clip tương tác với người hâm mộ, Kim Taehuyng nói với giọng nhẹ nhàng một câu có nghĩa là: "Dậy thôi nào! Cậu mà ngủ như vậy là trễ đó. Nhanh đi học thôi! Let's go!". Cho đến nay, trào lưu này mới gây sốt mạng xã hội ở Việt Nam, nhanh chóng được cả giới nghệ sĩ lẫn người trẻ yêu thích".
Theo đó, HLV Mourinho phàn nàn về các quyết định của trọng tài, nhưng đã có lời nói khiến phía CLB Galatasaray cực kỳ tức giận, cho rằng đó là hành động phân biệt chủng tộc và đã khởi kiện nhà cầm quân người Bồ Đào Nha."Tôi nghĩ lý do duy nhất khiến trận đấu hôm nay không hay là do trọng tài. Cả hai đội đều chiến đấu rất tốt. Nhưng trọng tài là người phải chịu trách nhiệm cho trận đấu (trọng tài Slavko Vincic, người Slovenia). Mục tiêu của ông ấy là rút thẻ vàng cho một cầu thủ của Galatasaray ở đầu trận. Nếu là trọng tài người Thổ Nhĩ Kỳ, cầu thủ này đã phải nhận thẻ vàng, thậm chí bị đuổi khỏi sân vì phản ứng. Trong tình huống tôi đã đề cập, mọi người trên băng ghế dự bị của đối phương đều nhảy dựng lên như khỉ. Màn trình diễn của trọng tài chỉ ở mức hạng nhất. Đây là một trận đấu rất cạnh tranh, có lẽ không phải là một trận đấu hay về mặt bóng đá, nhưng có sự cạnh tranh tốt", HLV Mourinho nói sau trận, nhưng đã kích động sự phản ứng dữ dội từ phía CLB Galatasaray.Theo kênh CBS Sports Golazo, CLB Galatasaray đã gửi đơn kiện HLV Mourinho có lời lẽ phân biệt chủng tộc lên ban tổ chức giải VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ (Super Lig), cũng như các tổ chức UEFA và FIFA. Thậm chí, đội bóng này còn tiến hành thủ tục tố tụng hình sự đối với nhà cầm quân nổi tiếng người Bồ Đào Nha.Trong thông báo, CLB Galatasaray cho biết: "Kể từ khi tiếp quản vị trí HLV ở Thổ Nhĩ Kỳ, HLV Mourinho của Fenerbahce liên tục đưa ra những tuyên bố xúc phạm người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày nay, bài phát biểu của ông đã chuyển từ những bình luận vô đạo đức thành lời lẽ vô nhân đạo rõ ràng. Chúng tôi chính thức tuyên bố ý định khởi xướng các thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến những phát biểu phân biệt chủng tộc của Mourinho và sẽ nộp đơn khiếu nại chính thức lên UEFA và FIFA. Hơn nữa, chúng tôi sẽ cẩn thận quan sát lập trường của Fenerbahce, một tổ chức tuyên bố duy trì "các giá trị đạo đức mẫu mực", để đáp lại hành vi đáng chê trách từ HLV của họ".Mặc dù vậy, CLB Fenerbahce đã lên tiếng bảo vệ HLV Mourinho, khẳng định ông không hề có sự phân biệt chủng tộc trong lời nói. "Những gì Mourinho nói là sai, nhưng không phải là phân biệt chủng tộc. Họ chỉ muốn tạo dựng sự cố và cáo buộc vô cớ", ông Volkan Demirel, cựu cầu thủ và là thành viên ban lãnh đạo CLB Fenerbahce, cho biết. Phó chủ tịch CLB Fenerbahce, Akun Ilacli cũng cho rằng: "Lời nói của HLV Mourinho không có hàm ý phân biệt chủng tộc. Ông ấy chỉ ám chỉ đối phương phản ứng thái quá, nhưng dùng từ ngữ không phù hợp".Tại giải VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ, trận hòa trước kình địch Galatasaray khiến Fenerbahce vẫn còn thua đối thủ 6 điểm sau 24 trận (64 so với 58), trong khi giải còn 10 vòng đấu. Cơ hội vô địch với đội quân của HLV Mourinho vẫn còn, nhưng vụ tranh cãi xảy ra với Galatasaray sẽ khiến mọi thứ trở nên vô cùng căng thẳng. Thậm chí, có khả năng nhà cầm quân này sẽ đối mặt án phạt nặng vì những lời nói không hay đã thốt ra.
Dẻo thơm xôi khúc Hà Nội
Theo đề xuất đang được xem xét, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cân nhắc liệt 43 quốc gia vào trong 3 nhóm hạn chế nhập cảnh vào Mỹ, bao gồm nhóm đỏ (cấm công dân nước trong danh sách này nhập cảnh), nhóm cam (hạn chế cấp thị thực) và nhóm vàng (cần 60 ngày giải quyết các thiếu sót thông tin), báo The New York Times đưa tin hôm 14.3.Trong đó, công dân 11 quốc gia "nhóm đỏ" bị cấm nhập cảnh vào Mỹ bao gồm Afghanistan, Bhutan, Cuba, Iran, Libya, CHDCND Triều Tiên, Somalia, Sudan, Syria, Venezuela và Yemen.Các quan chức Mỹ cho biết danh sách trên đã được Bộ Ngoại giao Mỹ lập ra cách đây vài tuần và nhiều khả năng sẽ có điều chỉnh, nhấn mạnh đây chưa phải danh sách được phê duyệt.Nhiều quốc gia trong nhóm đỏ và cam là những nước Mỹ coi là đối thủ hoặc từng bị ông Trump áp lệnh hạn chế nhập cảnh trong nhiệm kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, cũng có một số nước mới được thêm vào. Trong đó, lý do liệt Bhutan vào nhóm đỏ vẫn chưa rõ ràng, The New York Times cho hay.Theo báo The Bhutanese, diễn biến trên có thể liên quan một số vụ việc. Vào năm 2023 từng xuất hiện thông tin về vụ được cho là “lừa đảo nhập cư quy mô lớn” ở Nepal, theo đó những công dân Nepal tự xưng là “người tị nạn Bhutan” để nhập cảnh vào Mỹ. Trong số này còn có những chính khách Nepal. Vụ việc khác vào tháng 12.2024, trang Asia News Network đưa tin hơn 300 công dân Bhutan, phần lớn là sinh viên, đã vượt biên từ Canada để vào Mỹ.Ngoài ra, dữ liệu từ Bộ An ninh nội địa Mỹ thống kê khoảng 200 công dân Bhutan đã bị bắt vì cư trú bất hợp pháp tại Mỹ trong giai đoạn năm 2013 - 2022. Trong năm 2021 - 2024, giới chức Mỹ đã bắt giữ 51 công dân Bhutan vì vi phạm luật nhập cư, theo The Bhutanese.Bhutan chưa có bình luận về thông tin trên.Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ, Bhutan không có quan hệ ngoại giao chính thức với 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong đó có Mỹ. Đại sứ quán Mỹ tại New Delhi (Ấn Độ) có trách nhiệm lãnh sự tại Bhutan và duy trì liên lạc với Đại sứ quán Bhutan tại New Delhi.Khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh hành pháp yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ xác định những quốc gia cần sàng lọc thông tin, đánh giá liệu công dân từ những nước nào có thông tin sai sót nhiều đến mức cần phải hạn chế tiếp nhận.