Chỉ số ngành CNTT tại Việt Nam tăng gấp 5 lần sau 10 năm
Đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM bước vào trận tứ kết đầu tiên (diễn ra lúc 15 giờ 30 ngày 11.3) gặp Trường ĐH Quy Nhơn với nhiều bất lợi. Đội bóng của HLV Tạ Hồng Hà nghỉ ít hơn đối thủ tới 2 ngày. Trong khi đội Trường ĐH Quy Nhơn được nghỉ 3 ngày để dưỡng sức cho tứ kết, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM chỉ có 1 ngày trọn vẹn để hồi phục. Với quãng thời gian ngắn ngủi, đại diện TP.HCM tập trung nghỉ ngơi giữ sức, thay vì tập chiến thuật hay rèn đấu pháp. Bởi với HLV Tạ Hồng Hà, đã vào đến tứ kết thì đội nào cũng mạnh. "Quan trọng là khía cạnh tâm lý và tinh thần", nhà cầm quân của đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM chia sẻ trước trận.Trước đối thủ nhanh nhẹn và khéo léo hơn, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã chọn cách chơi biết mình biết người. Phòng ngự kín kẽ, tận dụng các tình huống cố định hoặc bóng dài để phản công. Vào trận với tâm thế "cửa dưới", đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM xác định phải chờ đợi những khe hở hẹp nhất để lách qua. Cơ hội nhanh chóng xuất hiện ở phút thứ 3 khi Thạch Trí Tường di chuyển khôn ngoan rồi bật cao đánh đầu hiểm hóc mở tỷ số. Với đội chơi phòng ngự phản công, có bàn mở tỷ số sớm chẳng khác nào "thả hổ về rừng". Quãng thời gian còn lại chứng kiến đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đấu trí đối thủ bằng lối đá khoa học và kỷ luật, để thắng chung cuộc với tỷ số 1-0."Tôi hạnh phúc vì các cầu thủ đã nỗ lực hết mình", HLV Tạ Hồng Hà chia sẻ. "Hôm qua, ban huấn luyện đã cho các cầu thủ chăm sóc y tế. Chỉ được nghỉ 1 ngày thôi, nếu không được chăm sóc thì cầu thủ khó phục hồi. May mắn là trước khi đá trận hạ màn vòng bảng, chúng tôi đã có 90-95% cơ hội đi tiếp rồi, nên chúng tôi có thể chấp nhận chơi không tốt ở trận đó. Hôm nay, các cầu thủ Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có phần tâm lý, nhưng chúng tôi đã giải quyết vấn đề bằng một chiến thắng". Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM là đội cuối cùng có vé vượt qua vòng bảng, nhưng lại là đội đầu tiên góp mặt ở bán kết. Đó là kịch bản không dễ hình dung, khi ở bảng C, học trò ông Tạ Hồng Hà để thua 2 trong số 3 trận. Kịch bản này có lẽ khiến nhiều người nhớ đến Asian Cup 2019. Đội tuyển Việt Nam đã lách qua khe cửa rất hẹp để trở thành đội cuối cùng góp mặt tại vòng 16 đội, nhưng sau đó lại trở thành đội đầu tiên góp mặt tại tứ kết.Vậy nên, đi trước hay đi sau không quan trọng. Vào tứ kết, đội bóng nào cũng có cơ hội như nhau. Trả lời Báo Thanh Niên trước trận, HLV Tạ Hồng Hà khẳng định đối thủ có ưu thế hơn về thể lực và con người, nhưng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có tinh thần đoàn kết và sự gắn bó để tạo nên tập thể không dễ bị đánh bại. Sức mạnh của sự kỷ luật đã giúp thầy trò ông Tạ Hồng Hà vượt qua đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM ở vòng loại, để rồi hôm nay hiên ngang vào bán kết."Chúng tôi không có ngôi sao. Nhiều đội có các cầu thủ từng ăn tập ở cấp độ U.19, nhưng đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM thì không. Còn về chiến thuật, chúng tôi đã chuẩn bị kỹ. Đội có thể đá không tốt ở vòng bảng, nhưng vòng loại trực tiếp lại là chuyện khác. Các cầu thủ Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM luôn chiến đấu vì màu cờ sắc áo và tinh thần tập thể. Bàn thắng hôm nay đã được chúng tôi tập luyện từ trước giải rồi", ông Tạ Hồng Hà khẳng định.Ở bán kết, đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM sẽ gặp đội thắng trong trận đấu giữa Trường ĐH TDTT Đà Nẵng và Trường ĐH Tôn Đức Thắng. "Đã vào đến đây, mục tiêu của chúng tôi sẽ là lọt tới chung kết, rồi đoạt luôn cúp vô địch", đại diện đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM kết luận.Châu Âu ‘nhắm mắt làm ngơ’ về hỗ trợ phòng không cho Ukraine?
Ngày 26.1 tại Công viên APEC, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) khai mạc triển lãm tranh với chủ đề "Xuân đất nước, Tết Việt Nam".Triển lãm có hơn 100 bức tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, acrylic, do các "cây cọ nhí" (từ 9 đến 15 tuổi) của lớp vẽ Ngôi nhà nhỏ sáng tác trong 1 tháng.Đề tài tranh đa dạng từ chân dung, phong cảnh, tĩnh vật… về mùa xuân, được các em nhỏ sáng tác từ những cảm nhận về nét đẹp văn hóa dân tộc, như hình ảnh tết cổ truyền với bánh chưng, hoa đào, ông đồ, câu đối đỏ…Bên cạnh đó, còn có các cụm tranh thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc với hình ảnh người lính, cờ đỏ sao vàng, biển đảo quê hương…Triển lãm trưng bày tranh với 1 phân khu chính và 3 phân khu phụ, tổ chức tham quan theo hình thức "chuyến tàu mùa xuân", đưa người xem vào hành trình khám phá bức tranh sống động cùng vẻ đẹp mọi miền đất nước, từ sắc đào của núi rừng Tây Bắc đến những phiên chợ hoa bên cành mai vàng hay nơi đảo xa. Trong đó, TP.Đà Nẵng và phố cổ Hội An hiện lên với vẻ đẹp của bãi biển du lịch cùng ngư dân, phố cổ.Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động phong phú dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng.Một số hình ảnh tại triển lãm:
Phạt người đăng thông tin sai sự thật về vụ tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk
Theo Reuters, 2 máy bay không quân Hàn Quốc tuần trước vô tình thả 8 quả bom không đối đất xuống một ngôi làng gần giới tuyến với Triều Tiên, khiến 29 người bị thương trong vụ tai nạn mà quân đội Hàn Quốc cho biết có khả năng do lỗi phi công. Khu vực này nằm gần một bãi tập thường xuyên của Mỹ và Hàn Quốc."Chúng tôi không cần phải giải thích tình hình sẽ diễn ra như thế nào nếu những quả bom được thả xa hơn về phía bắc và vượt qua giới tuyến của chúng tôi", Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết."Hoàn toàn không phải là một sự suy luận vô lý... rằng một tia lửa tình cờ có thể nhấn chìm bán đảo Triều Tiên và thế giới trong một cuộc xung đột vũ trang mới để đáp trả các cuộc tập trận quân sự chung lớn đầy nguy hiểm của Mỹ và Hàn Quốc", theo KCNA.Quân đội Hàn Quốc và Mỹ đã bắt đầu cuộc tập trận Freedom Shield (Lá chắn Tự do) thường niên vào ngày 10.3 và dự kiến kéo dài đến ngày 20.3, song hai bên đã tạm dừng các cuộc tập trận bắn đạn thật sau sự cố ném nhầm bom vào nhà dân.KCNA nhấn mạnh: "Sự cố này là một minh chứng cho thấy các cuộc diễn tập khác nhau của Mỹ và các đồng minh nhắm vào chúng tôi không phải vì [hòa bình và ổn định ở Hàn Quốc] như họ tuyên bố mà là những hành động cực kỳ nguy hiểm và không hề vui vẻ, có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tiềm tàng và cuộc chiến tranh hạt nhân đầu tiên trên thế giới".Triều Tiên cũng cảnh báo có thể thực hiện "hành động tàn nhẫn" để đáp trả mà không cần thông báo vì các hoạt động quân sự của đối thủ.Phía Triều Tiên thường xuyên lên án các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ - Hàn Quốc, gọi đó là cuộc diễn tập cho chiến tranh chống lại Bình Nhưỡng. Hàn Quốc bác bỏ cáo buộc này, cho biết cuộc tập trận chỉ mang tính phòng thủ và nhằm duy trì sự sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa từ bên ngoài.
Theo Hãng AFP, ông Trump đã đặt thời hạn 60 ngày để Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trình kế hoạch triển khai "lá chắn phòng thủ tên lửa thế hệ mới", được thiết kế nhằm chống lại các loại tên lửa đạn đạo, bội siêu thanh và hành trình tiên tiến, mà ông Trump gọi là hệ thống "Vòm Sắt của Mỹ".“Trong 40 năm qua, mối đe dọa từ vũ khí chiến lược thế hệ mới thay vì giảm bớt thì đã trở nên dữ dội và phức tạp hơn”, nội dung sắc lệnh ngày 27.1 có đoạn, đề cập một số đối thủ của Mỹ đã gia tăng năng lực phát triển tên lửa, dù không nêu cụ thể nước nào.Tổng thống Trump nói rằng Mỹ "đang bảo vệ các nước khác nhưng lại không bảo vệ bản thân", đồng thời đề cập cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng muốn xây dựng hệ thống phòng không kiểu Vòm Sắt từ thời Chiến tranh Lạnh nhưng bị hạn chế về công nghệ."Bây giờ chúng ta có công nghệ phi thường. Có thể thấy điều đó ở Israel. Do đó tôi nghĩ Mỹ cũng nên làm điều tương tự. Mọi thứ sẽ được sản xuất tại Mỹ 100%", Fox News dẫn lời ông Trump phát biểu tại buổi gặp mặt của các thành viên đảng Cộng hòa ở bang Florida ngày 27.1.Vòm Sắt (Iron Dome) là hệ thống phòng không tầm ngắn được quân đội Israel sử dụng kết hợp với các loại tên lửa đánh chặn tầm xa Arrow-2/Arrow-3 và tầm trung David's Sling, tạo thành lớp phòng không đa tầng. Theo Reuters, Vòm Sắt là hệ thống phòng không được sử dụng nhiều nhất của Israel, tập trung đánh chặn các loại rốc két tầm ngắn và máy bay không người lái (UAV).Hiện chưa rõ phương án xây dựng hệ thống phòng không theo sắc lệnh của ông Trump sẽ như thế nào. Giới quan sát quân sự cho rằng các loại tên lửa liên lục địa mới là mối đe dọa chính của Mỹ, do đó lớp phòng không tầm ngắn tương tự Vòm Sắt của Israel bị cho là không phù hợp nếu được phát triển tại Mỹ.Cũng trong ngày 27.1, ông Trump đã ký các sắc lệnh thay đổi quy định và cơ chế trong quân đội Mỹ, trong đó có lệnh cấm người chuyển giới tham gia lực lượng vũ trang.
Giá xăng dầu hôm nay 5.4.2024: Đà tăng chưa có dấu hiệu dừng
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.