$473
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ngoi sao. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ngoi sao.Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ngoi sao. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ngoi sao.Theo TechSpot, Microsoft đang hứng chịu làn sóng phàn nàn từ người dùng sau khi các bản cập nhật Windows tháng 1.2025 gây ra hàng loạt sự cố cho thiết bị. Các vấn đề được báo cáo bao gồm lỗi kết nối USB, trục trặc trình điều khiển DAC, Bluetooth, Wi-Fi và nhiều lỗi phần mềm khác.Cụ thể, các bản cập nhật KB5049981 (Windows 10), KB5050009 (Windows 11 24H2) và KB5050021 (các phiên bản Windows 11 trước đó) được cho là nguyên nhân gây ra các lỗi trên. Mặc dù Microsoft đã thừa nhận một số vấn đề liên quan đến Open Secure Shell và Citrix, người dùng cho biết họ gặp phải nhiều lỗi hơn thế, ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng hằng ngày.Một số lỗi phổ biến bao gồm:Các lỗi này xuất hiện trên cả Windows 10 và Windows 11, làm dấy lên lo ngại về chất lượng của các bản cập nhật gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh Windows 11 24H2 vẫn đang gây tranh cãi với nhiều lỗi nghiêm trọng.Microsoft khuyến cáo người dùng chưa cập nhật nên tạm thời trì hoãn việc cài đặt các bản vá này. Người dùng đã cập nhật và gặp sự cố có thể gửi phản hồi qua ứng dụng Feedback Hub hoặc thử quay lại phiên bản Windows trước đó.Sự cố lần này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi phát hành các bản cập nhật hệ thống. Người dùng hy vọng Microsoft sẽ sớm khắc phục các lỗi này để đảm bảo trải nghiệm ổn định và đáng tin cậy trên Windows. ️
Liên quan đoạn clip dài ghi lại cảnh một phụ nữ đang nấu ăn thì bất ngờ bị người đàn ông túm tóc đấm ngã xuống sàn nhà, ngày 6.3, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Công an xã Đất Mũi đã làm việc với những người liên quan.Theo đó, sự việc xảy ra vào 19 giờ 17 ngày 3.3, người bị đánh là chị L.D.A (27 tuổi), người đàn ông đánh chị A. là H.M.S (35 tuổi, cùng ở xã Viên An, H.Ngọc Hiển), chồng của chị A.Cụ thể, khoảng 19 giờ ngày 3.3, anh S. đến tiệm áo cưới nơi vợ mình đang học việc nghề makeup (trang điểm) tại ấp Rạch Tàu, xã Đất Mũi thì phát hiện vợ mình đang ngồi nói chuyện với 1 thanh niên ở TT.Rạch Gốc, H.Ngọc Hiển. Nghi ngờ vợ mình ngoại tình với thanh niên trên, anh S. lấy điện thoại quay lại. Sau đó, chị A. bỏ đi vào bếp nấu ăn, lúc này S. đi theo vào bếp túm đầu vợ và đánh ngã xuống sàn nhà. Ngay sau đó, những người có mặt đã can ngăn, anh S. đi về. Đến khoảng 20 giờ cùng ngày, chị A. phát hiện chồng đăng tải những thông tin cá nhân của mình lên mạng xã hội. Nên người vợ này lấy đoạn clip ghi lại cảnh người chồng đấm mình đăng lên mạng xã hội. Sau đó, clip trên được nhiều trang mạng khắp cả nước đăng tải lại, gây ồn ào những ngày qua.Chia sẻ với PV Thanh Niên, người chồng tên S. cho biết, Công an xã Đất Mũi mời anh làm việc và anh không muốn không bình luận thêm về vụ việc trong thời gian này.Như Thanh Niên đã thông tin, trước đó, nhiều trang mạng xã hội có lượng người theo dõi đông ở Cà Mau đã đăng tải đoạn clip dài gần 20 giây ghi lại cảnh người phụ nữ đang nấu ăn thì bị một người đàn ông mặc áo màu sáng túm tóc, đấm mạnh vào vùng đầu khiến nạn nhân ngã gục xuống sàn nhà. Những người trong nhà phát hiện vụ việc đã can ngăn và kéo người đàn ông trên ra ngoài.Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh, xử lý vụ việc theo quy định. ️
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã. ️