Bất chấp nguồn gốc người mẫu, 'Chân dung nàng Lieser' của Gustav Klimt bán 32 triệu USD
Trong tập 1.075 chương trình Bạn muốn hẹn hò, MC Quyền Linh và Ngọc Lan mai mối cho Trương Văn Mẫn (43 tuổi), làm thợ cơ khí ở Biên Hòa (Đồng Nai) và Nguyễn Thị Lê Giang (38 tuổi), là giáo viên ở TP.HCM.Giới thiệu về bản thân, Văn Mẫn tự nhận mình là người sống giản dị, có chuyên môn vững trong công việc, nhưng hơi thiếu tự tin trong giao tiếp. Về tình duyên, anh cho biết mới trải qua một mối tình hồi năm 2010. Khi đó, Văn Mẫn còn làm việc ở TP.HCM, anh quen bạn gái cũ và mối quan hệ kéo dài hơn một năm. Cả hai chia tay vì vấn đề tiền bạc, nhà cửa, gia đình nhà gái cũng có "lời ra tiếng vào". Kể từ đó, Văn Mẫn tập trung vào công việc, hiện đã ổn định và đủ khả năng chăm lo cho cha mẹ và gia đình riêng. Về mẫu người bạn gái lý tưởng, Văn Mẫn không quá coi trọng vẻ ngoài, mà anh mong muốn người phụ nữ "biết sống", biết lo cho gia đình và cùng anh xây dựng cuộc sống hạnh phúc.Được ghép đôi với Văn Mẫn tại chương trình là cô giáo Lê Giang. Theo chia sẻ, đàng gái đã trải qua 3 mối tình, nhưng chưa có mối tình nào thật sự sâu đậm. Trong đó, mối tình dài nhất của Lê Giang kéo dài khoảng 1,5 năm, còn ngắn nhất là 6 tháng. Cô chia sẻ mỗi giai đoạn, bản thân lại có hình mẫu bạn trai khác nhau. Hiện tại, cô giáo thích người dễ nhìn, có chí tiến thủ, có chút kinh tế và biết chăm lo cho gia đình.Mở rào gặp mặt, cả hai trò chuyện để tìm hiểu về sở thích và mong muốn của nhau. Lê Giang thích nấu ăn, làm bánh và tập thể dục. Còn Văn Mẫn cho biết do công việc bận rộn, anh không có nhiều thời gian tập thể dục, thường chỉ nghỉ ngơi và chơi với cháu khi rảnh.Văn Mẫn bày tỏ, nếu cả hai cảm thấy hợp nhau thì có thể tiến đến hôn nhân trong vòng 1 - 3 tháng, càng sớm càng tốt. Anh cũng hỏi Lê Giang có sẵn sàng chuyển về Biên Hòa sinh sống và làm dâu không. Tuy nhiên, Lê Giang lại thích sống và làm việc tại TP.HCM. Ở vai trò mai mối, MC Quyền Linh khuyến khích Văn Mẫn chủ động hơn trong mối quan hệ. Nam MC nhấn mạnh rằng việc gieo tình yêu thương sẽ giúp thời gian tìm hiểu ngắn lại và mối quan hệ sẽ nhanh chóng phát triển. "Đàn ông phải mạnh mẽ và quyết đoán. Mọi chuyện là do mình. Không thì cứ đến ngủ trước cửa nhà cô ấy luôn, em phải là người chủ động. Nếu thích thì em phải quyết liệt mới chinh phục được cô ấy", nam MC động viên.Tiếp đó, Quyền Linh tích cực gán ghép với đàng gái: "Bạn trai này rất hiền lành, nếu em muốn có cuộc sống bình yên thì tôi nghĩ đây là đối tượng tốt. Em sẽ không phải lo lắng điều gì cả".Dù Quyền Linh hết lòng mai mối nhưng Văn Mẫn vẫn không thể chinh phục được trái tim của Lê Giang. Sau ba tiếng đếm của hai MC, chỉ có Văn Mẫn là người bấm nút hẹn hò. Nam MC tiếc nuối chia sẻ: "Thật sự chúng tôi rất cố gắng tác hợp nhưng vẫn không được".Dấu hiệu tan băng Trung Quốc - Úc
"Những cơn mưa vào giữa tuần này ở Cần Thơ thật ra là mưa chuyển mùa vì hiện tại Nam bộ sắp chuyển sang mùa mưa. Mưa trái mùa là khái niệm dùng để chỉ cho những cơn mưa xảy ra vào giữa mùa khô. Năm nay, do nắng nóng đặc biệt gay gắt nên gần như cả Nam bộ không có trận mưa trái mùa nào được ghi nhận", bà Lan giải thích.
Giá USD hôm nay 8.4.2024: Thị trường tự do tăng vượt 25.500 đồng
Ông Nguyễn Nam Hải khuyến nghị: "Để ngành cà phê phát triển bền vững, các bên liên quan chuỗi giá trị cần chia sẻ rủi ro, tăng cường hợp tác lẫn nhau. Cụ thể, các DN FDI cần hợp tác với VICOFA nhiều hơn để có thể làm việc trực tiếp với những DN xuất khẩu lớn, uy tín cao; tránh tình trạng thu mua từ các DN nhỏ lẻ thiếu uy tín. Bên cạnh đó, các DN VN hạn chế tình trạng mua xa bán xa để hạn chế rủi ro. Ngoài ra, DN cũng cần sự hỗ trợ vốn từ các ngân hàng để có đủ vốn mua cà phê trong dân, vì giá cà phê liên tục tăng mạnh dễ gây thiếu hụt nguồn vốn để mua hàng".
Sau 2 năm làm việc văn phòng với mức lương ổn định trên 10 triệu đồng/ tháng, cuối năm 2024, Nguyễn Thanh Đông quyết định nghỉ việc. Áp lực công việc cùng cảm giác không phù hợp khiến chàng trai trẻ rơi vào bế tắc. “Cảm thấy mình không thuộc về môi trường đó. Dù thu nhập tốt, nhưng tinh thần mình cứ dần kiệt quệ”, Đông chia sẻ. Quyết định rời TP.HCM, anh trở về quê nhà ở TP.Vũng Tàu để nghỉ ngơi và tìm lại sự bình yên.Sau một tháng sống cùng gia đình, Đông xin làm phụ bếp tại quán ăn chay. Đông phải dậy từ 4 giờ 30 sáng với việc cắt rau củ, chuẩn bị để kịp bán cho khách lúc 6 giờ. Dù vất vả, Đông không còn cảm thấy áp lực như trước. Buổi chiều, chàng trai đan lưới để kiếm thêm thu nhập.Tổng cộng, mỗi tháng Đông kiếm khoảng 8 triệu đồng, thấp hơn mức lương cũ, nhưng đổi lại, không phải lo tiền trọ và được sống gần gia đình. “Công việc này tuy nặng nhọc, nhưng mình thấy thoải mái hơn nhiều. Mình có thời gian để suy nghĩ xem bản thân thực sự muốn gì”, Đông nói.Dẫu vậy, cuộc sống mới không hoàn toàn dễ dàng. Thỉnh thoảng, Đông vẫn phải đối mặt với những câu hỏi mang tính phán xét: “Học đại học rồi giờ đi phụ bưng bê ở quán ăn à?”. Những lời nói ấy khiến chàng trai không khỏi chạnh lòng. “Ban đầu mình cũng tự vấn bản thân, nhưng rồi mọi thứ sẽ ổn thôi. Quan trọng là mình sống vui vẻ và không hối tiếc”, Đông tâm sự.Đông xem đây là “nghỉ hưu gián đoạn” để tái định hướng cuộc đời, và dự định sẽ quay lại thành phố xin việc vào tháng 6 tới.Thanh Đông không phủ nhận rằng công việc hiện tại chỉ là tạm thời. Chàng trai vẫn ấp ủ kế hoạch quay lại thành phố, tìm một công việc phù hợp hơn với năng lực và sở thích. Nhưng khoảng thời gian làm phụ bếp ở quê nhà đã dạy Đông cách trân trọng những điều giản dị và hiểu rõ giá trị của sự cân bằng trong cuộc sống.“Mình không hối hận vì quyết định này. Nó giúp mình trưởng thành hơn”, Đông khẳng định.Đào Thị Kiều Oanh (26 tuổi), tốt nghiệp ngành marketing Trường ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM, từng làm việc văn phòng với mức lương 8 triệu đồng/tháng, đủ để trang trải cá nhân nhưng không thể hỗ trợ gia đình. Áp lực công việc gò bó khiến cô nghỉ việc vào tháng 4.2024. Tạm cất tấm bằng loại khá, Oanh quyết định mua xe đẩy, cùng em trai khởi nghiệp bán bánh mì. Từ lỗ vốn tháng đầu, giờ đây cô kiếm hơn 10 triệu đồng/tháng, đủ lo cho bản thân và em trai mới học xong THPT. Với Oanh, công việc tay chân không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm yêu thích, phù hợp với tính cách và mang lại sự linh hoạt.Với Oanh, hơn 1 năm đẩy xe bán bánh mì, bánh hỏi chưa từng khiến cô hối hận. Oanh cho biết đôi khi hạnh phúc không nằm ở danh vị, mà ở sự tự do và ý nghĩa từ chính đôi tay mình tạo ra. “Hiện tại mình vẫn muốn tiếp tục với công việc này. Nếu sau này có duyên và công việc phù hợp, mình sẽ trở lại làm nhân viên văn phòng”, Oanh nói.Nguyễn Minh Vương (23 tuổi), sinh sống tại 11 Lê Ngô Cát, Q.3 (TP.HCM), từng làm marketing tại một công ty quảng cáo ở Q.3, với lương 12 triệu đồng/tháng, đã nghỉ việc vào tháng 9.2024 vì áp lực deadline và môi trường cạnh tranh. Vương chuyển sang làm nhân viên nhặt bóng tại sân pickleball ở P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, thu nhập giảm còn 7 triệu đồng/tháng.Dù gia đình và bạn bè ngạc nhiên, Vương không bận tâm đến định kiến. Chàng trai xem đây là giai đoạn làm mới bản thân, giảm căng thẳng và rèn thêm kỹ năng, với dự định quay lại marketing hoặc thử lĩnh vực mới khi sẵn sàng.Ông Bùi Đoàn Chung, từng làm Trưởng phòng nhân sự của chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven Việt Nam, người sáng lập và điều hành Công ty CP Nghề nhân sự Việt Nam, cho biết nguyên nhân những người trẻ có trình độ học vấn nhưng lại lựa chọn các công việc tay chân là vì dễ làm, dễ tham gia, không đòi hỏi đầu vào, lại được tự do, thoải mái, không bị gò bó về thời gian... Tự do để cân bằng giữa công việc và cuộc sống, miễn sao có thu nhập đủ dùng. Một số bạn chịu khó, có thể tìm được mức thu nhập cao hơn văn phòng. Theo ông Chung việc giới trẻ chọn công việc linh hoạt, khiến doanh nghiệp khó tuyển dụng cho các vị trí cần trình độ. Nhiều người quen tự do, ngại quay lại môi trường gò bó, chọn công việc chân tay dài hạn, dẫn đến mất lực lượng lao động tri thức và gia tăng cạnh tranh ở các việc giản đơn.“Tự do không chỉ là giờ giấc thoải mái, mà nên được hiểu là khả năng làm chủ công việc, duy trì kỷ luật và trách nhiệm cao. Lời khuyên cho các bạn trẻ là kiên trì, chủ động học hỏi, tránh chạy theo xu hướng nhất thời hay thu nhập trước mắt mà bỏ lỡ cơ hội phát triển dài hạn, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho cả sự nghiệp và cuộc sống”, ông Chung nói.
Du khách thích thú check-in bên tháp bánh mì đặc ruột Nha Trang
Ở mùa thứ 2 đăng cai vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, SVĐ ĐH Nha Trang đã sẵn sàng cho những tranh tài sôi nổi, hấp dẫn phía trước. Dịp này, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với TS.Trần Doãn Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nha Trang xung quanh công tác tổ chức cho giải đấu.* Qua tổ chức rất thành công vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên lần trước tại sân vận động Trường ĐH Nha Trang, ông có thể đưa ra một vài nhận định về quy mô của mùa giải 2025?TS.Trần Doãn Hùng: Nối tiếp thành công rực rỡ từ mùa giải trước - Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần II năm 2024 – cúp THACO khu vực Nam Trung bộ -Tây nguyên, được tổ chức tại Trường ĐH Nha Trang đã để lại dấu ấn rất sâu sắc không chỉ đối với các đội bóng tham gia mà còn với các cổ động viên, khán giả tham gia cổ vũ trực tiếp, cũng như khán giả tham gia theo dõi trên các nền tảng trực tuyến của Ban tổ chức. Chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi tiếp tục được tín nhiệm làm đơn vị đăng cai vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên trong mùa giải lần III - 2025.Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần II – 2024 cúp THACO đã thu hút 64 trường đại học, cao đẳng, học viện trong cả nước đăng ký tham gia. Mùa giải năm nay số lượng các trường đại, học cao đẳng đại học tham gia đã tăng lên 66. Điều này cũng minh chứng sức hút, chất lượng của giải đấu. Giải đấu năm nay đã có sự nâng tầm đáng kể về công tác tổ chức. Giải đấu năm 2025 nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), đi kèm với cơ cấu giải thưởng hấp dẫn và sự điều hành của đội ngũ trọng tài chuyên nghiệp. Chúng tôi tin tưởng rằng, mùa giải năm nay sẽ mang đến những trận đấu bùng nổ hơn, thu hút hơn sự quan tâm không chỉ từ đông đảo sinh viên mà còn từ người hâm mộ bóng đá ở các khu vực.Hơn cả một giải đấu, đây còn là sân chơi bổ ích và chuyên nghiệp, nơi tiếp lửa cho phong trào bóng đá học đường, đồng thời lan tỏa tinh thần thể thao và kết nối mạnh mẽ trong cộng đồng sinh viên. Mùa giải 2025 hứa hẹn sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của bóng đá sinh viên Việt Nam trên bản đồ thể thao quốc gia.* Ở mùa thứ 2 đăng cai vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, ông cho biết đến nay công tác chuẩn bị của Trường ĐH Nha Trang cho giải đấu như thế nào?TS.Trần Doãn Hùng: Là đơn vị đăng cai vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, Trường ĐH Nha Trang đã tích cực phối hợp với Ban tổ chức để chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo cho thành công của giải đấu. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Báo Thanh Niên để triển khai các công tác tổ chức cần thiết, bao gồm hệ thống cơ sở vật chất như sân bóng, các phòng chức năng, vật dụng tập luyện… đã được nâng cấp, đáp ứng tiêu chuẩn của một giải đấu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó công tác an ninh trật tự, tình nguyện viên, tuyên truyền… cho giải đấu cũng được Nhà trường chú trọng, chuẩn bị chu đáo. Tính đến nay, công tác chuẩn bị cho giải đấu cơ bản đã hoàn thành.* Ngoài những đội bóng đã quen mặt từ mùa giải trước, giải đấu năm nay có nhiều nhân tố mới như Trường ĐH Thái Bình Dương, Trường ĐH Quy Nhơn, ông có đánh giá như thế nào về mặt bằng chung các đội tham gia vòng loại giải năm nay tại khu vực?TS.Trần Doãn Hùng: Vòng loại giải năm nay có 6 đội tham gia, trong đó những đội tham gia từ mùa giải trước, ngoài sự hiện diện của các các cầu thủ đã có kinh nghiệm còn có những cầu thủ mới được bổ sung. Qua theo dõi, các đội bóng đều có sự chuẩn bị kỹ càng, điều này cho thấy mặt bằng chung của các đội tham gia vòng loại năm nay là khá đồng đều. Điều này không chỉ gia tăng tính cạnh tranh mà còn mang lại nhiều kỳ vọng về chất lượng, những màn trình diễn hấp dẫn hơn. Đặc biệt, sự xuất hiện lần đầu tiên của Trường ĐH Thái Bình Dương và Trường ĐH Quy Nhơn đã làm phong phú thêm bức tranh chung của giải đấu.Mặc dù là những đội bóng mới tham gia, nhưng cả hai trường đều đã dành thời gian chuẩn bị một cách nghiêm túc, từ việc tuyển chọn lực lượng đến xây dựng chiến thuật, lựa chọn lối chơi... hy vọng, đây chính là yếu tố tiềm năng để tạo nên những bất ngờ thú vị tại vòng loại năm nay. Sự cân bằng giữa các đội cũ với kinh nghiệm "dày dặn" hơn và các đội mới mang tinh thần đột phá, bất ngờ hứa hẹn sẽ làm nên một vòng loại khu vực sôi động và đầy cảm xúc.*Ông có đặt niềm tin và kỳ vọng gì vào đội bóng của Trường ĐH Nha Trang?TS.Trần Doãn Hùng: Dựa trên kinh nghiệm từ mùa giải trước và sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Nhà trường, đội bóng của Trường ĐH Nha Trang chúng tôi đã được chuẩn bị chu đáo từ khâu tuyển chọn cầu thủ đến huấn luyện, thi đấu làm quen trước mùa giải. Chúng tôi đã bổ sung thêm một số cầu thủ vừa mới được phát hiện, cũng như các cầu thủ từ sinh viên khóa 65 mới vào trường, trong số đó có một số cầu thủ đã từng tham gia tập luyện ở lứa U.17, U.19 Khánh Hòa. Điều này đã mang lại sức trẻ và sự mới mẻ cho đội. HLV và các cầu thủ đều có tinh thần quyết tâm cao để bước vào mùa giải.Tham gia mùa giải năm nay, mặc dù với kinh nghiệm là đội bóng lần thứ 2 tham gia, nhưng là đội chủ nhà, với sự chuẩn bị kỹ càng cùng tinh thần thi đấu quyết tâm, xây dựng lối chơi đẹp, tôi kỳ vọng đội bóng sẽ thể hiện được bản lĩnh, lọt vào trận chung kết và giành được tấm vé tham dự vòng tiếp theo tại TP.HCM. Đây không chỉ là mục tiêu về thành tích mà còn là cơ hội để các em tỏa sáng và khẳng định tài năng trên sân chơi lớn.* Xin cảm ơn ông!Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 Cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.