Người chơi có thể 'đập cả Tam Quốc' trong game mobile Ma Thần Lữ Bố
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.ĐHCĐ 2024: VietCredit mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn
Không riêng gì T.N., hiện nay có không ít YouTuber, TikToker, Facebooker bất chấp tất cả để quay video có nội dung vớ vẩn nhằm "câu view", "câu like".
Nắng nóng 'kinh hoàng', TP.HCM bao giờ có mưa?
Được tổ chức tại Việt Nam từ năm học 2011 - 2012, cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota “Chiếc ô tô mơ ước” đã trở thành sân chơi bổ ích, thu hút hàng triệu học sinh từ khắp các tỉnh thành tham gia và trở thành một trong những cuộc thi có quy mô lớn nhất Việt Nam. Sau 14 năm triển khai, ban tổ chức đã nhận được hơn 6,7 triệu bức tranh, chiếm gần 65% tổng số lượng tranh tham dự trên toàn thế giới và đã đạt được thành tích đáng kể bao gồm: 01 giải Vàng, 01 giải Bạc, 01 giải Đồng và 05 giải Khuyến khích tại cuộc thi cấp quốc tế được tổ chức ở Nhật Bản.Năm học 2024 - 2025, cuộc thi được diễn ra từ tháng 9 - 12.2024 đã thu hút hơn 520 nghìn bài dự thi từ các em học sinh trong độ tuổi dưới 15 tuổi trên cả nước gửi về. Ngày 12.1 vừa qua, lễ trao giải dành cho 60 thí sinh xuất sắc đạt giải nhất, nhì, ba đã được tổ chức với sự quan tâm và tham gia của đông đảo các em học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tại đây, 15 giải Nhất, 15 giải Nhì, 30 giải Ba và 90 giải Khuyến khích, trong đó có 10 giải do khán giả bình chọn online đã được vinh danh và trưng bày. Bên cạnh đó, Ban tổ chức đã lựa chọn 9 bức tranh xuất sắc nhất tham dự Cuộc thi quốc tế tại Nhật Bản sẽ diễn ra vào tháng 3.2025. Phát biểu tại Lễ trao giải, ông Keisuke Tokunaga - Giám đốc Khối Chiến lược kinh doanh, Toyota Việt Nam chia sẻ: “Tại Việt Nam, sau 14 năm, Cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota “Chiếc ô tô mơ ước” luôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của xã hội và sự tham gia của nhiều em nhỏ. Năm nay, nhờ sự hỗ trợ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, cùng với hệ thống Đại lý Toyota, Ban tổ chức đã nhận được hơn 520.000 tác phẩm dự thi, tiếp tục đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu về số lượng tranh tham dự. Tôi rất vui khi có cơ hội được xem lại nhiều tác phẩm thể hiện những ý tưởng sáng tạo và phong phú này.”Năm nay, các tác phẩm tham dự với đa dạng chủ đề trong cuộc sống, trong đó, các vấn đề môi trường, năng lượng sạch và thiên nhiên được quan tâm hơn cả. Thông qua trí tưởng tượng và góc nhìn trẻ thơ, bằng những nét vẽ và màu sắc tươi vui, các em muốn gửi gắm thông điệp về một thế giới hòa bình, tươi sáng và hạnh phúc. Nơi đó, con người có thêm nhiều giải pháp di chuyển xanh, dịch bệnh được đẩy lùi và sống hài hòa với thiên nhiên. Có thể kể đến các bức tranh nổi bật như “Trạm điều hành Toyota ngoài không gian tìm kiếm các năng lượng mới cho phát thải ròng bằng không” của em Quỳnh Chi đến từ Hải Dương, “Xe ô tô chó đa năng nhặt rác dưới biển” của em Anh Khôi đến từ Hải Phòng, “Xe Toyota đời mới chạy bằng năng lượng pin mặt trời được tích hợp vào vỏ xe” của em Minh Dũng, 5 tuổi đang học mầm non tại Hà Nội…Bên cạnh đó, các giá trị về văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc cũng được các em thể hiện trên những bức tranh như: “Ô tô tuyên truyền gìn giữ nét đẹp văn hóa nghề thêu, dệt vải thổ cẩm của người dân tộc miền núi” của em Lương Duy Bảo đến từ Sơn La, hay “Toyota khảo cổ học giúp các nhà khoa học khảo cổ nhanh chóng tìm ra những giá trị lịch sử của nhân loại” của em Đỗ Huy Hoàng đến từ Hải Phòng và được chọn là tranh tham dự cuộc thi quốc tế.Em Hoàng Anh, trường Tiểu học Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: “Năm nào con cũng rất vui được tham gia nộp tranh về những chiếc ô tô. Bức tranh của con bằng màu sáp, là một chiếc ô tô có thể chữa được mọi bệnh tật trên thế giới, để tất cả mọi người đều khỏe mạnh, được đi học, đi chơi như con”.Cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota - chiếc ô tô mơ ước đã khép lại nhưng mang đến rất nhiều kỷ niệm đẹp cho cả các bậc phụ huynh và các em học sinh tham gia. Không chỉ là một sân chơi lành mạnh, bổ ích, khuyến khích các em học sinh sáng tạo và tái hiện thế giới theo góc nhìn riêng. Mà ở đó, các em còn được hiểu hơn về giá trị của những điều tốt đẹp, xây dựng tình bạn giữa các trường học và cả tình hữu nghị giữa các quốc gia. Hành trình gần 30 năm có mặt tại Việt Nam, Toyota luôn nỗ lực duy trì nhiều hoạt động ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Trong đó, cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota - Chiếc ô tô mơ ước là một trong rất nhiều hoạt động thường niên bám sát tầm nhìn và nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh gắn liền với sự phát triển bền vững của xã hội.
Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2, với nhiều điểm mới so với quy định trước đây. Cụ thể, Thông tư 29 quy định không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; giáo viên đang dạy tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.Đối với việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt, học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại TP.Đà Nẵng hiện các lớp dạy thêm "truyền thống" ở các cấp học đa số đã tạm dừng hoạt động từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, thầy C.L (giáo viên dạy môn ngữ văn tại một trường THCS tại Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng), cho biết ngoài các giáo viên đã có giấy phép hoạt động dạy thêm từ trước và những giáo viên liên kết với trung tâm dạy thêm, gia sư vẫn còn hoạt động lớp dạy thêm, thì đa số các đồng nghiệp của thầy C.L đã tạm dừng việc dạy thêm để chờ hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu Thông tư 29, thầy C.L thắc mắc: "Liệu giáo viên chúng tôi có được tổ chức dạy thêm theo hình thức online (trực tuyến) hay không? Vì theo quy định của Thông tư 29 không nhắc đến hình thức dạy online. Nhiều đồng nghiệp của tôi dừng dạy thêm tại nhà nhưng đã chuyển qua dạy kèm cho học sinh trực tuyến từ sau tết và có thu học phí".Cô L.T.T.H (đang công tác tại một trường tiểu học tại H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), cho biết Thông tư 29 là giải pháp chấm dứt những biến tướng, tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm. Từ đó học sinh không phải chịu áp lực khi thầy cô "ép" đi học thêm, phụ huynh bức xúc vì tốn kém chi phí học thêm của con và điều đặc biệt là giữ được hình ảnh tôn kính của nhà giáo. "Trước ngày Thông tư 29 có hiệu lực tôi đã nghe nhiều thắc mắc và những cách mà thầy cô 'lách' thông tư để tìm hướng hợp thức thủ tục tiếp tục dạy thêm, kiếm thêm thu nhập. Việc thầy cô đi thuê giáo viên về hưu để đứng tên đăng ký kinh doanh hộ cá thể cũng xảy ra rất nhiều tiêu cực, góc khuất... Liệu rằng trong công tác quản lý việc dạy thêm có hiệu quả theo những quy định của Thông tư 29?", cô L.T.T.H đặt câu hỏi.Trao đổi với PV Thanh Niên, cô Nguyễn Thị Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), cho biết trường đã triển khai Thông tư 29 đến giáo viên và yêu cầu giáo viên cung cấp thông tin về lớp dạy thêm mà giáo viên đang theo dạy."Đa số giáo viên của trường đều dạy ở trung tâm dạy thêm, gia sư… chưa thấy giáo viên nào báo cáo có dạy thêm ở nhà. Theo tôi, Thông tư 29 nhằm khuyến khích giáo viên không dạy học sinh chính khóa của mình đứng lớp và nếu như ở nhà không đảm bảo giấy tờ hợp pháp thì giáo viên có thể đi dạy ở trung tâm nhưng với điều kiện là không được dạy học sinh của mình. Như vậy thì việc dạy thêm của các thầy cô không bị ảnh hưởng gì hết", cô Minh nói.Lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt thông tin thêm, lâu nay việc giáo viên không được dạy thêm đối với học sinh chính khóa đã được thực hiện theo Thông tư 13 của Bộ GD-ĐT."Vấn đề ở chỗ lãnh đạo nhà trường khó quản lý thầy cô giáo đang dạy ở trung tâm có dạy học sinh mình đứng lớp hay không. Hiệu trưởng gần như không có đủ thẩm quyền để kiểm tra trung tâm nên theo tôi đơn vị nào cấp phép cho trung tâm dạy thêm thì mới trực tiếp kiểm tra được. Riêng đối với nhà trường chỉ nắm thông tin qua phụ huynh, học sinh rồi đi xác minh, nếu như có trường hợp sai quy định thì sẽ xử lý", lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt nhấn mạnh.Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Văn Hoàng, Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng), cho biết thời gian gần đây, Phòng GD-ĐT đã có thông tin để các trường biết thực hiện theo Thông tư 29. "Tuy nhiên đến nay Phòng GD-ĐT H.Hòa Vang vẫn chưa có văn bản tham mưu UBND H.Hòa Vang vì phải chờ văn bản hướng dẫn cụ thể từ Sở GD-ĐT'', ông Hoàng thông tin.Theo Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang, việc các thầy cô giáo có nhu cầu đăng ký kinh doanh hộ cá thể sẽ do Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND H.Hòa Vang cấp, không thuộc quản lý của Phòng GD-ĐT. Vì vậy, sau khi có hướng dẫn cụ thể của các cấp Phòng GD-ĐT sẽ phối hợp quản lý."Các trung tâm tiếng Anh, giáo dục kỹ năng sống… thuộc Sở GD-ĐT quản lý, do đó phòng chỉ có trách nhiệm phối hợp để kiểm tra. Thời gian đến Phòng GD-ĐT sẽ thực hiện theo hướng dẫn của các cấp về việc quản lý dạy thêm trên địa bàn. Riêng đối việc giáo viên chuyển qua dạy thêm online thì đúng là Thông tư 29 không nêu, nên chúng tôi vẫn đang chờ hướng dẫn từ cấp trên", ông Hoàng nói.
Tuyển sinh lớp 10 ở Hậu Giang: Trường hợp nào không thi tuyển?
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump hầu như ngày nào cũng đe dọa đánh thuế lên một nước nào đó. Tương tự nhiệm kỳ 1 của ông Trump, thuế quan giờ đây lại trở thành món vũ khí kinh tế để ông đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại từ thương mại đến nhập cư, theo AFP.Trong số các nước bị ông Trump nhắc tên có cả đồng minh và đối tác thương mại lớn như Canada và Mexico, các đối thủ như Nga và Trung Quốc và các nền kinh tế nhỏ hơn Mỹ như Đan Mạch và Colombia.Mới đây nhất, chính quyền Mỹ hôm 26.1 công bố thuế suất và lệnh trừng phạt mới đối với Colombia vì nước này không nhận công dân bị trục xuất từ Mỹ. Tổng thống Colombia Gustavo Petro sau đó chấp nhận nhận về những người nhập cư bị trục xuất và Mỹ rút lại thuế suất.Theo tờ The Washington Post, nhiều tổng thống Mỹ liên tiếp đã tăng cường vận dụng sức mạnh kinh tế trong những thập niên qua nhưng chính quyền Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2 đã đưa cách tiếp cận đó lên mức độ mới khi ông sẵn sàng nhắm đến các nước đồng minh vì những bất đồng chính sách thông thường, hay thậm chí vì những mong muốn liên quan chuyện lãnh thổ.Ông John Creamer, nhà ngoại giao kỳ cựu từng là Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, bình luận: "Đây là việc thi hành hung hăng sức mạnh kinh tế của Mỹ theo cách chúng tôi chưa từng thấy trong thời gian rất dài, ít nhất là từ thời hậu Thế chiến 2"."Không quá khó khăn để thấy rằng ông Trump đang tái định nghĩa chính sách đối ngoại của Mỹ. Trước đây, các tổng thống Mỹ sử dụng công cụ thương mại khi xử lý các vấn đề thương mại. Nhưng với tư cách là người đàm phán tối cao, tôi chắc là ông Trump đã tự hỏi 'Vì sao chúng ta không sử dụng tất cả công cụ để đảm bảo đạt được mục tiêu của mình?'", cựu trợ lý cấp cao Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng Juan Cruz nói với The Washington Post.Theo giới quan sát, còn quá sớm để khẳng định liệu cách tiếp cận của ông Trump có thành công hay không, nhưng ít nhất nó cho thấy nhà lãnh đạo không ngần ngại sử dụng công cụ này để đạt được điều ông muốn.Ông Eddy Acevedo, chánh văn phòng và là cố vấn cao cấp của Trung tâm Woodrow Wilson, viện nghiên cứu chính sách tại Washington D.C, cho biết Tổng thống Colombia Petro đã nhanh chóng nhận ra rằng Mỹ có nhiều đòn bẩy để mặc cả hơn so với Colombia và quyết định liều lĩnh của ông có thể gây thiệt hại cho đất nước. "Chỉ riêng năm ngoái, ông Petro không gây khó khăn gì khi nhận về 14.000 người Colombia bị trục xuất từ Mỹ", ông Acevedo cho biết thêm.Các cố vấn của ông Trump vui mừng vì Colombia đã xuống nước và cho rằng đó là bằng chứng của việc lãnh đạo Mỹ có thể tiếp tục cách tiếp cận trên để đạt được chiến thắng về chính sách. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc gây sức ép như trên có thể sẽ phản tác dụng, làm phơi bày một số mâu thuẫn trong mục tiêu chính sách của ông Trump.Canada, Mexico và Trung Quốc là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, xuất khẩu hơn 2.000 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ sang Mỹ mỗi năm, chiếm khoảng 2/3 lượng nhập khẩu của Mỹ. Việc đánh thuế lên các nước này sẽ làm gia tăng giá cả, ảnh hưởng người tiêu dùng nội địa cũng như lời hứa kiểm soát lạm phát của ông Trump.Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, các quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ lo ngại việc lạm dụng trừng phạt kinh tế có thể khiến vũ khí này kém hiệu quả khi khuyến khích các nước thiết lập mạng lưới tài chính nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ. Việc cấm vận và thuế quan cũng sẽ khiến các đồng minh của Mỹ mạnh dạn hơn trong việc thắt chặt quan hệ kinh tế với đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, giúp họ bớt bị ảnh hưởng từ đòn đáp trả tài chính của Washington. "Chúng ta sẽ chờ xem liệu chiến thuật này có hiệu quả hay không. Một khi đã bóp cò, bạn phải chấp nhận hậu quả", cựu quan chức Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Caleb McCarry nói.