Nghĩa tình miền Tây: Đi qua lục bình
Công ty Monster Box, chuyên làm về lĩnh vực sáng tạo, ở Q.10 (TP.HCM) đã tạo ra một môi trường làm việc khiến không ít người phải ghen tị. Đỗ Trình Dương (25 tuổi), nhân viên nội dung của công ty, cho biết thay vì phải chờ đợi mệt mỏi đến giờ tan ca và đối mặt với cảnh kẹt xe quen thuộc như bao người bạn khác, Dương lại được tự do ra về vào lúc 15 giờ 45.“Việc về sớm không chỉ giúp mình tiết kiệm thời gian, mà còn tránh được cảnh ùn tắc giao thông hàng ngày. Về trước giờ cao điểm, mình có thể thư giãn, tận hưởng trọn vẹn buổi chiều và tối", Dương hào hứng chia sẻ. Anh bạn còn cho rằng chính những giờ nghỉ dài vào buổi chiều và tối này giúp Dương cảm thấy ngày làm việc tiếp theo trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn bao giờ hết.Theo Dương, chế độ đãi ngộ tại công ty không chỉ là chuyện giờ giấc làm việc linh hoạt mà còn đi kèm với các tiện ích như phòng gym, bể bơi miễn phí và các thiết bị giải trí như game VR hay Nintendo Switch. Tuy nhiên, Dương đặc biệt ấn tượng với văn hóa làm việc tại công ty. Ở chỗ làm của anh, công việc được chia rõ ràng: Làm ra làm, chơi ra chơi."Công ty mình chỉ làm việc từ 8 giờ sáng đến 15 giờ 45 chiều, 5 ngày mỗi tuần và công ty không yêu cầu nhân viên mang công việc về nhà. Chính chế độ này giúp tất cả nhân viên của công ty có thời gian để tham gia các hoạt động ngoài công việc như bơi lội, chơi bóng đá hay đơn giản là thư giãn với bạn bè", Dương nói.Anh Lê Hữu Lâm (33 tuổi), giám đốc điều hành của Monster Box, chia sẻ rằng trong giai đoạn đầu, công ty cũng áp dụng giờ hành chính như bao công ty khác. "Thực ra, không có một điều bất ngờ nào trong quyết định giảm giờ làm này ngoài việc mình và anh Liêm (người đồng sáng lập) tin rằng đây là lựa chọn đúng đắn và muốn thử xem hiệu quả ra sao. Sau một thời gian thử nghiệm, chúng mình nhận thấy sự thay đổi tích cực và không gặp bất kỳ trở ngại nào. Chính vì vậy, chúng mình quyết định giữ nguyên tắc này như một phần trong văn hóa công ty và đã duy trì trong suốt 5 năm qua", anh Lâm chia sẻ.Anh Lâm cũng nói thêm: "Cả mình và anh Liêm đều tin rằng ngoài công việc, mỗi cá nhân trong công ty cần thời gian để học hỏi, nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình hay theo đuổi những đam mê khác. Vì vậy, việc bắt buộc mọi người làm việc dài giờ sẽ là điều vô lý. Monster Box chỉ đơn giản là hiện thực hóa điều mà mọi người cần. Đó là có thời gian để phát triển toàn diện hơn ngoài công việc".Bản thân anh Lâm cũng tận dụng thời gian sau giờ làm để đi tập gym. "Một số nhân viên của mình chọn học thêm, đi dạy, làm dự án cá nhân, dành thời gian cho gia đình hoặc chơi game. Điều quan trọng là mọi người có thể lựa chọn làm những gì họ muốn hoặc cần làm, hay đơn giản là nghỉ ngơi, vui chơi, thay vì phải cạn kiệt sức lực và thời gian cho công việc chính", anh nói.Theo anh Lâm, một trong những yếu tố giúp công ty của anh duy trì sự thành công là họ luôn đảm bảo chất lượng công việc không bị ảnh hưởng dù thời gian làm việc được rút ngắn. "Việc giảm giờ làm không làm giảm hiệu suất công việc, ngược lại còn giúp chúng mình duy trì sự sáng tạo và hiệu quả công việc", anh Lâm khẳng định.Anh Lâm giải thích rằng con người không phải là những cỗ máy. Việc làm việc quá nhiều giờ đôi khi sẽ dẫn đến kiệt sức, giảm khả năng sáng tạo và gây ra những rủi ro không đáng có. "Đặc biệt đối với những người làm sáng tạo như chúng mình, việc có thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục là vô cùng quan trọng", anh Lâm nói thêm.Vị lãnh đạo nói rằng công ty duy trì được chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhờ vào việc nhân viên được phép dành thời gian cho các hoạt động ngoài công việc. Công ty hiện đang phát triển tựa game đầu tay "Rune Seeker" và một nền tảng hỗ trợ dạy, học ngôn ngữ trên toàn cầu. Mặc dù sản phẩm chưa ra mắt chính thức, nhưng công ty đã đạt được một giải thưởng khởi nghiệp có tiếng, chứng minh cho thấy chất lượng công việc không hề bị giảm sút.Anh Lâm hy vọng rằng xu hướng giảm giờ làm sẽ trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong tương lai. "Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là AI, con người sẽ được giải phóng khỏi những công việc mệt mỏi và có thêm thời gian để phát triển bản thân và đóng góp cho cộng đồng. Mình mong rằng trong tương lai, mỗi người chỉ cần làm việc 4 ngày mỗi tuần, mỗi ngày 6 giờ. Đây là một khái niệm về tương lai mà Monster Box đang hướng tới, nơi mà mọi người không chỉ làm việc hiệu quả mà còn có thể tận hưởng cuộc sống đầy đủ hơn", anh nói.Trần Văn Tiến (25 tuổi), nhân viên công ty, cũng không giấu nổi sự hài lòng với thời gian làm việc của công ty. "Khi bạn làm việc đến 20 giờ tối mỗi ngày, bạn chỉ có vài giờ rảnh rỗi. Nhưng nếu bạn về sớm lúc 15 giờ 45, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Thậm chí vào những ngày bận rộn, mình vẫn có thể sắp xếp thời gian cho các hoạt động cá nhân, gặp gỡ bạn bè hay tham gia các sự kiện xã hội", Tiến nói.ĐH Quốc gia TP.HCM nói gì về cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2024?
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.
Gửi người thương: Ba, con thương ba rất nhiều!
Với các kiến nghị của Vietcombank đưa ra tại hội nghị về cơ chế lương và việc tăng vốn điều lệ, ông Dũng dành nhiều thời gian hơn để làm rõ nội dung tăng vốn điều lệ.
Thông qua trang cá nhân, Trấn Thành vui mừng thông báo thành tích đầu tiên của phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ dù chưa ra rạp. Nam đạo diễn tiết lộ tác phẩm có sự góp mặt của Tiểu Vy, Kỳ Duyên đã có hơn 45.000 vé được đặt trước, trở thành phim Việt chiếu tết có số vé đặt trước cao nhất mọi thời đại. Chia sẻ về thành tích này, Trấn Thành bày tỏ niềm hạnh phúc. Anh viết trên trang cá nhân: “Thành tích đầu tiên trước giờ khai quân. Cuối năm quý vị bận bịu sắm sửa, trang hoàng nhà cửa mà vẫn thương đặt vé cỡ này thì tụi em vô cùng biết ơn. Lỡ rồi, đặt nữa đi, tới đi anh em ơi”. Dưới phần bình luận, nhiều người gửi lời chúc mừng, đồng thời dự đoán phim mới của Trấn Thành sẽ gây sốt phòng vé trong dịp Tết Nguyên đán. Bộ tứ báo thủ quy tụ dàn diễn viên gồm nghệ sĩ Lê Giang, Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm, Uyển Ân, Kỳ Duyên, Tiểu Vy, Quốc Anh… Phim mang màu sắc hài hước, hứa hẹn mang đến nhiều tiếng cười cho khán giả trong dịp tết. Có thể thấy với tác phẩm lần này, Trấn Thành tìm hướng đi mới, khác với các phim mang màu sắc chính kịch về đề tài gia đình trước đó. “Với tôi, việc được đứng đây mỗi năm để giới thiệu một dự án tâm huyết và nhận được sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, khán giả là một niềm hạnh phúc khó diễn tả thành lời. Bà con mình ai cũng muốn tết nhiều niềm vui. Ba năm đã khóc rồi thì năm nay cười lại", anh chia sẻ. Trước đó, Trấn Thành là đạo diễn nghìn tỉ đầu tiên của thị trường phim Việt nhờ thành tích của Bố già (427 tỉ đồng), Nhà bà Nữ (475 tỉ đồng) và Mai (520 tỉ đồng). Trấn Thành nói anh không kỳ vọng nhiều về câu chuyện doanh thu mà đặt tinh thần thoải mái khi thực hiện Bộ tứ báo thủ. Thông qua đó, nam diễn viên mong muốn mang đến một tác phẩm vui vẻ, phù hợp với không khí ngày tết. “Và Thành đón nhận mọi kết quả đến từ Bộ tứ báo thủ. Nó như một trải nghiệm mới mà Trấn Thành muốn thử sức với ba diễn viên trẻ”, anh cho hay.Năm nay, thị trường phim tết được đánh giá sôi động vì ngoài Bộ tứ báo thủ còn có sự đổ bộ của Nụ hôn bạc tỷ (Thu Trang đạo diễn) và Yêu nhầm bạn thân (Nguyễn Quang Dũng - Diệp Thế Vinh đạo diễn). Cuộc chiến của 3 tác phẩm này khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Về một truyền thống… lãng xẹt của ‘Tam sư’
Theo Cục An toàn thông tin, thời gian gần đây, nhiều trang Facebook tiếp tục mạo danh Bộ GD-ĐT để thông báo tổ chức các cuộc thi. Cụ thể, một trang Facebook đăng tải bài viết kêu gọi phụ huynh cho con tham gia cuộc thi toán học quốc tế Kangaroo với cơ cấu giải thưởng lên đến 150 triệu đồng. Trang này còn nêu rằng thí sinh đoạt giải sẽ nhận được bằng khen của Bộ GD-ĐT.Một trang khác lại đăng bài viết với nội dung "Hưởng ứng đề án của Chính phủ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Bộ GD-ĐT cùng quỹ tài trợ triển khai chương trình học bổng hỗ trợ tối đa 80% học phí cho các khóa IELTS, tiếng Anh giao tiếp..."Trước đó, vào ngày 3.1, Bộ GD-ĐT đã cảnh báo văn bản giả mạo với nội dung "Triển khai học bổng Đại học Bách khoa Hà Nội". Văn bản giả mạo này ký tên Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng và đóng dấu mộc đỏ.Văn bản nêu sẽ cấp 5 suất học bổng cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội với giá trị là 30.000 USD/sinh viên. Về việc tổ chức xét duyệt, văn bản này yêu cầu sinh viên tham dự hội thảo do nhà trường tổ chức và nộp hồ sơ trực tiếp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ như: mẫu chứng nhận tài sản, đảm bảo tài chính; đơn xin cấp học bổng; bảng điểm và bản photo giấy chứng nhận, bằng khen (nếu có).Cục An toàn thông tin khuyến cáo các bậc phụ huynh, học sinh sinh viên tuyệt đối không tin vào những thông tin thiếu tính xác thực. Tránh tham gia vào các sự kiện, hội nhóm, chương trình đăng tải bởi những đối tượng không rõ nguồn gốc được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội; không chuyển tiền khi chưa xác nhận được danh tính đối tượng.Trong trường hợp nhận được thông báo yêu cầu nộp tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân từ một "cán bộ Bộ GD-ĐT", hãy kiểm tra và xác minh thông tin với cơ quan chức năng của Bộ GD-ĐT qua các kênh liên lạc công khai như website chính thức hoặc số điện thoại hỗ trợ.Phụ huynh, học sinh, sinh viên có thể truy cập vào website chính thức của Bộ GD-ĐT tại www.moet.gov.vn hoặc các cổng thông tin uy tín khác để xác minh thông tin về các chương trình, quy định. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, hoặc nộp tiền theo yêu cầu từ các đối tượng không rõ nguồn gốc.