Bờ kênh thành bãi rác
Cuộc đối thoại này có sự chủ trì của bà Lâm Thị Hương Thành, Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT, Sở Công thương, đại diện UBND các huyện, thành phố và chủ cơ sở có sản phẩm được chứng nhận OCOP.
Vụ 300 khách Đài Loan bị bỏ rơi ở Phú Quốc: Nợ tiền vé máy bay
Quan điểm này đã lan rộng sang châu Âu, gây khó khăn cho tham vọng toàn cầu của Huawei. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Strand Consult cho thấy Huawei vẫn đang duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong hạ tầng 5G tại châu Âu.Mặc dù sự hiện diện của Huawei đã giảm dần trong những năm qua nhưng vẫn ở mức đáng kể bất chấp các khuyến nghị từ Liên minh châu Âu (EU). Theo nghiên cứu được công bố bởi Light Reading, khoảng một phần ba số thành phố 5G ở 32 quốc gia EU vẫn đang sử dụng công nghệ của Huawei. Tình hình này dường như không có dấu hiệu giảm kể từ quý 2/2022.Điều này cho thấy, mặc dù EU đã khuyến nghị hạn chế việc sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc, nhiều chính phủ vẫn chưa thực hiện các biện pháp cụ thể. Strand Consult dự đoán vào cuối thập kỷ này, các công ty Trung Quốc vẫn có sự hiện diện đáng kể trong hạ tầng viễn thông EU, với thị phần của Huawei dự kiến sẽ đạt khoảng 29% vào năm 2028, giảm từ 36% vào giữa năm 2022 và 32% vào cuối năm 2024.Một trong những lý do chính khiến các nhà mạng tại EU tiếp tục phụ thuộc vào thiết bị của Huawei là mức giá cạnh tranh hơn so với các đối thủ Bắc Âu như Nokia và Ericsson. Mặc dù có những lo ngại về khả năng gián điệp từ thiết bị của Huawei, công ty này đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc và khẳng định sản phẩm của họ không có "cửa hậu".Ngay cả khi sự hiện diện của các công ty Trung Quốc trong hạ tầng viễn thông EU giảm đáng kể trong thời kỳ 4G, họ vẫn chiếm khoảng một nửa thị trường với Huawei vẫn giữ vị thế quan trọng trong lĩnh vực 5G tại khu vực này.
Những tấm lòng vàng 27.9.2022
'Đây là series về ẩm thực văn hóa vùng miền vào dịp tết đến xuân về với mục đích tôn vinh giá trị ẩm thực truyền thống', bà Lê Hạnh - đại diện đơn vị sản xuất TV Hub chia sẻ.Chương trình truyền hình Siêu bếp quảng bá ẩm thực Việt vừa khởi tranh mùa đầu tiên mang đến một không gian ẩm thực đặc sắc, nơi món ăn giao thoa giữa truyền thống và hiện đại cùng những sáng tạo tinh tế. Tập 1 có chủ đề Tinh hoa món Việt vừa lên sóng HTV7 tạo không khí vui vẻ đầu năm, với sự dẫn dắt câu chuyện duyên dáng của MC Tuyền Tăng, hai đầu bếp: Nguyễn Thanh Cường - quán quân MasterChef Việt Nam mùa 3 và Ryan Phạm - đầu bếp cho nhiều chương trình ẩm thực của truyền hình VTV, HTV... cùng 2 phụ bếp: diễn viên Việt Trang - thành viên nhóm kịch Chuồn Chuồn Giấy, diễn viên Huỳnh Quý - Top 3 trong cuộc thi Học viện danh hài.Giữ vai trò nhận xét, chia sẻ cảm nhận về các món ăn tại Siêu bếp tập 1 là 3 khách mời: đạo diễn Lê Hoàng; CEO Hoàng Hương Giang - nhà sáng lập và chủ sở hữu của chuỗi Đậu Homemade cùng Young Ju - ca sĩ người Hàn Quốc tại Việt Nam.Quán quân MasterChef Việt Nam mùa 3 Nguyễn Thanh Cường mang đến Siêu bếp 3 món ăn: gà roti cháy thố, mì xào hoàng gia và canh sườn xương rồng quyện trà ô long bắt mắt.Chef Ryan đem đến 3 món ăn: gà xông hương, giò heo kho củ kiệu hương cóc non và lẩu mắm xiên que. Về món gà xông hương, chef Ryan chia sẻ đã kết hợp nhiều cung bậc hương từ mía, sả, lá chanh thái, trà lài...; dùng phương pháp xông hơi gà trong niêu, dùng nhiệt tác động vào gà giúp cho thịt gà chín mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn, độ ngọt của gà. Thời gian xông gà khoảng 1 tiếng, chỉ dùng nhiệt tác động vào các nguyên liệu, hoàn toàn không dùng nước. Món này ăn kèm xôi được sử dụng mỡ gà để nấu cùng, có thêm nước cốt dừa và lá dứa để xôi thêm béo thơm.Với món lẩu mắm xiên que, chef Ryan sáng tạo món ăn bằng cách xiên các nguyên liệu vào que để mang đến trải nghiệm thưởng thức mới cho thực khách. Anh đồng thời cũng chia sẻ bí quyết nấu lẩu mắm, để có nước lẩu ngon thì kết hợp giữa mắm cá linh và mắm cá lóc. Siêu bếp gồm 6 tập sẽ mang đến cho khán giả hương vị tết qua mỗi món ăn, tạo nên sự kết nối ý nghĩa giữa thế hệ trẻ và truyền thống văn hóa ẩm thực Việt. Chương trình không chỉ giúp khán giả hiểu mà còn tự hào về di sản ẩm thực dân tộc. Việc tái hiện các món ăn truyền thống theo cách hiện đại vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa trong nhịp sống mới. Chương trình cũng mong muốn mang đến những bữa tiệc sum vầy ý nghĩa, thể hiện tình yêu văn hóa Việt và giúp thế hệ trẻ gìn giữ giá trị tết qua từng món ăn.
- Thủ môn xuất sắc nhất: Quốc Phương (Khoa Địa chất), Ngọc Thiện (Khoa Hóa học)
Phú Yên rà soát các dự án liên quan Tập đoàn Thuận An và Công ty Công Minh
Sau thời gian Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, Sở GTVT TP.HCM đã gắn thêm nhiều hộp đèn phụ cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ tại các giao lộ. Nhiều tình huống giao thông cũng phát sinh từ đây.Nhiều người cho rằng, tới những giao lộ này nên chủ động lách qua một bên để nhường đường cho xe máy rẽ phải. Tuy nhiên, số khác nêu quan điểm, quy định không cấm, không bắt buộc phải nhường đường. Những tranh cãi về ý thức giao thông, về trường hợp CSGT phạt chắn lối xe rẽ phải nổ ra trên mạng xã hội. Lãnh đạo một đội CSGT cho biết, hiện nay, phương tiện tham gia giao thông được rẽ phải khi đèn đỏ trong các trường hợp sau:Do đó, khi tham gia giao thông, người dân cần quan sát các biển báo hiệu, vạch kẻ đường để biết cần di chuyển ở làn đường nào. Nếu làn trong cùng dành cho xe rẽ phải thì người lái xe dừng đèn đỏ ở làn này bắt buộc phải rẽ phải sau đó. Những người đi thẳng hoặc rẽ trái không dừng xe ở đây.Trường hợp này, nếu vi phạm, người tham gia giao thông có thể bị CSGT phạt lỗi đi không đúng làn đường. Trường hợp đèn đỏ có báo hiệu mũi tên màu xanh cho phép xe rẽ phải: Nếu là làn đường hỗn hợp - tức là làn đường dành cho cả xe rẽ phải và xe đi thẳng hoặc không có phân chia làn đường thì được dừng ở làn này, không bắt buộc phải nhường đường.Sau cùng, một số giao lộ có vạch mắt võng ở mặt đường kèm mũi tên rẽ phải: người tham gia giao thông bắt buộc rẽ phải, không được dừng chờ đèn đỏ ở làn đường có vạch mắt võng. Như vậy, 2 trường hợp dừng đèn đỏ chắn lối xe rẽ phải có thể bị CSGT phạt gồm: Dừng đèn đỏ ở làn đường có vạch mắt võng kèm mũi tên rẽ phải.Dừng chờ đèn đỏ ở làn đường dành cho xe rẽ phải, nhưng sau đó lại đi thẳng hoặc rẽ trái.Bạn đọc Báo Thanh Niên cũng bày tỏ nhiều quan điểm quanh vấn đề "giao lộ có đèn cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ, nhưng người phía trước không nhường". Nhiều người nêu quan điểm rằng, ở những giao lộ chỉ có đèn cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ mà không có làn đường riêng để rẽ thì không bắt buộc người phía trước phải nhường, ai tới trước dừng trước, ai tới sau dừng sau. CSGT khẳng định, không có quy định bắt buộc nhường đường cho xe rẽ phải, nhưng nếu được, ở giao lộ cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ, người dừng trước có thể lách qua đủ khoảng trống cho xe phía sau đi lên rẽ phải.Theo CSGT, người tham gia giao thông dừng đèn đỏ chắn lối xe rẽ phải nếu vi phạm có thể bị phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Cụ thể, mức phạt với người chạy ô tô là từ 400.000 - 600.000 đồng. Ngoài ra, mức phạt có thể tăng nặng lên từ 20 - 22 triệu đồng và trừ 10 điểm GPLX nếu vi phạm lỗi này và gây tai nạn giao thông.Người đi xe máy, bao gồm cả xe máy điện dừng không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường có thể bị phạt từ 200.000 - 400.000 đồng. Mức phạt tăng nặng từ 14 - 16 triệu đồng, trừ 10 điểm GPLX nếu vi phạm lỗi này và gây tai nạn giao thông.

Noventiq ứng dụng AI để hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Hồ Tràm sau 2025 có gì hấp dẫn?
Điều gì thúc đẩy để anh trở thành nhà thiết kế áo dài?Lý do để tôi gắn bó với áo dài là nhờ sự may mắn khi các sản phẩm sáng tạo được đón nhận ngay từ ngày đầu. Ca sĩ Thùy Dung là người nổi tiếng đầu tiên mặc trang phục của tôi trên sóng truyền hình. Đó là một thiết kế đầm dạ hội cách tân từ áo dài nằm trong bộ sưu tập đồ án tốt nghiệp.Năm 2005, bộ sưu tập áo dài đầu tiên của tôi được đăng trên tạp chí Mốt, bộ sưu tập thứ hai trình diễn ở Festival Huế 2006. Sau này nhìn lại, tôi tự nhận đó là những mẫu áo dài khá "ngô nghê" nhưng chúng giúp tôi có được những khách hàng đầu tiên. Nhiều người biết đến tôi từ đó, họ vẫn gắn bó và đi cùng đến ngày hôm nay, khi tôi đã có một hành trình dài với áo dài Việt.Vì sao áo dài thập niên 1930 trở thành thương hiệu gắn với tên tuổi của Vũ Việt Hà?Cơ duyên để tôi gắn bó sâu sắc với áo dài xưa bắt nguồn từ các tư liệu lịch sử và mỹ thuật. Khi xem tranh của các danh họa nổi tiếng Việt Nam như Mai Trung Thứ, Lê Phổ…, tôi bị ấn tượng bởi hình ảnh các cô gái mặc áo dài. Tôi xem đây là những phác thảo thời trang chân thực, rõ nét nhất về áo dài xưa của người Việt và cũng chính là tư liệu quý để khai thác, sáng tạo.Từ năm 2007, tôi vẽ phác thảo, lên mẫu thật dựa vào tranh của các danh họa. Tôi theo đuổi công việc này ròng rã nhiều năm, vừa làm vừa đào sâu nghiên cứu, cải tiến, tinh chỉnh chi tiết, cập nhật xu hướng rồi từ đó hoàn thiện phom áo dài mang nét riêng.Ngoài phom dáng, điểm đặc biệt nhất trên áo dài xưa của tôi là chất liệu. Tất cả đều do tôi nghiên cứu và chọn lựa. Từ vải thổ cẩm đến tơ lụa, sợi gai, tơ dứa, tơ sen… đều do tôi tuyển chọn từ sợi thô, áp dụng cách dệt thủ công, nhuộm màu tự nhiên theo kỹ thuật của nghệ nhân làng nghề…Trong suốt 9 năm tham gia Vietnam Designers House (mô hình thành lập năm 2010, quy tụ nhiều nhà thiết kế Việt trưng bày và bán các thiết kế mới), trong khi mọi người đều làm áo dài chiết eo truyền thống thì tôi vẫn chọn áo dài xưa. Thời đó giá bán một chiếc áo tương đương 1 tháng lương của nhân viên văn phòng, nhưng tôi vẫn bán được dù chỉ 1 - 2 chiếc mỗi tháng. Tôi xem đó là động lực để bản thân cố gắng hơn nữa.Với số lượng bán ra khiêm tốn như vậy, làm sao anh sống được với nghề thiết kế?Tôi may mắn khi luôn nằm trong top các nhà thiết kế có doanh thu cao nhất nhì Vietnam Designers House. Tôi có đầm dạ hội, váy dạo phố cùng nhiều loại trang phục khác và chúng mang đến kinh tế để tôi nuôi đam mê áo dài.Mãi đến khoảng 6 năm trở lại đây, áo dài suông thập niên 1930 mới trở thành trào lưu được yêu thích. Việc những người đẹp nổi tiếng như Tăng Thanh Hà, nghệ sĩ múa Linh Nga mặc chụp ảnh tết hay đi chơi xuân càng góp phần lan tỏa mạnh hơn. Áo dài xưa đã tìm được chỗ đứng riêng.Hiện tại, tôi đã tự tin hơn với áo dài. Tôi vẫn say sưa nghiên cứu, tìm tòi các chất liệu mới và luôn đầy ắp ý tưởng sáng tạo. Tôi rất trân trọng công việc này, mỗi bộ sưu tập là một câu chuyện, mỗi chiếc áo dài là một sản phẩm văn hóa truyền thống mang hơi thở cuộc sống.Tháng 6.2024, anh có màn xuất hiện ấn tượng tại Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam tổ chức tại TP.HCM. Vì sao đến mùa diễn thu đông tổ chức tại thủ đô Hà Nội anh lại vắng mặt?Tôi nhập viện gần 1 tháng sau khi vắt kiệt sức lực để làm cùng lúc 3 - 4 bộ sưu tập diễn ở tuần lễ thời trang, Festival Huế, lễ hội văn hóa…, tôi làm các bộ sưu tập nhỏ, các đơn hàng và thêm công việc giảng dạy. Vốn dĩ là người đam mê thể thao, ngày nào không tập là thấy uể oải không có sức khỏe, thiếu sự phấn chấn, sáng tạo, vậy mà tôi vẫn bị kiệt sức. Tôi nhận ra rằng không có sức khỏe thì không có gì cả, kể cả sức sáng tạo cũng sẽ thui chột.Thêm vào đó, 100% nguyên liệu cho bộ sưu tập mới tôi đặt hàng từ đồng bào vùng Tây Bắc. Đợt bão lũ lớn năm 2024 đã ảnh hưởng đến tiến độ. Hai yếu tố này khiến tôi hiểu rằng mình phải chậm lại. Tôi dừng kế hoạch ra bộ sưu tập mới ở sự kiện tại Hà Nội nhưng sẽ trở lại mạnh mẽ ở thời điểm gần Tết Nguyên đán và mùa xuân 2025.Anh quan niệm thế nào về sự bay bổng sáng tạo, đặc biệt trong sáng tạo áo dài?Có vô số nhà thiết kế làm áo dài, do đó để tạo dựng được thương hiệu không dễ. Tôi nghĩ để thành công đôi khi phải trả giá, phải đánh đổi bằng sức khỏe, thời gian, tiền bạc và cả sự thiệt thòi về mặt gia đình. Tuy nhiên, nếu kiên trì, đặt cái tâm vào công việc và có một chút may mắn thì thành quả rất xứng đáng.Tôi quan niệm mỗi lần ra mắt, bộ sưu tập mới phải dung hòa được các yếu tố về thẩm mỹ, hiệu ứng thị giác, mang đến cảm xúc và có tính ứng dụng trong cuộc sống. Có những thiết kế của tôi bị nhận xét quá bay bổng, quá nghệ thuật, nhưng thực ra tôi đã tự cân chỉnh giữa sáng tạo và ứng dụng. Thiết kế thời trang không chỉ để thỏa mãn cái tôi mà còn phải mang đến giá trị cho người mặc thực tế.Đâu là chất liệu quý hiếm mà anh tâm đắc khi đưa lên áo dài?Tôi làm áo dài từ thổ cẩm, tơ tằm, tơ dứa, sợi gai, tơ sen…, đều là những chất liệu tự nhiên và quý hiếm. Vải tơ sen được tôi phát hiện trong chuyến đi về làng Phùng Xá, Hà Tây. Từ hơn 11.000 cây sen và hàng trăm công thợ mới làm ra được 1 mét vải.Do quá kỳ công nên tơ sen vô cùng đắt đỏ và chỉ được làm thành khăn choàng. Vải tơ sen có ưu điểm vượt trội về độ co giãn, mặt vải mộc mạc và tỏa mùi sen thơm ngát. Tôi kết hợp tơ sen với tơ tằm và sợi bố để làm nên bộ sưu tập Nối dài - vẫn là các thiết kế áo dài theo phom áo dài cổ thập niên 1930 trong bộ ảnh chụp Linh Nga và mẫu nhí Minh Thảo.Cuộc sống đầy ắp và bộn bề là vậy, nhưng được biết anh vẫn thường xuyên đi dạy?Trường cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội là cái nôi nuôi dưỡng đam mê thời trang của tôi từ thuở sơ khai. Năm 2014, tôi nhận được lời mời từ khoa Mỹ thuật ứng dụng và trở lại trường giảng dạy thiết kế thời trang với lòng biết ơn và tri ân ngôi trường này.Công việc giảng dạy không đơn giản, chiếm nhiều thời gian, nhưng ngược lại, các bạn trẻ cho tôi những bài học mới. Tôi học từ họ sự nhanh nhạy, cập nhật nhanh xu thế mới, có được nhiều ý tưởng mới, và qua đó có thể chuyển hóa được các giá trị cũ mới đan xen.Anh có lời khuyên nào dành cho nhà thiết kế trẻ? Họ cần gì để thành công?Thời tôi đi học hơn 20 năm trước không có mạng xã hội, internet chưa phát triển, nên rất thiếu thông tin về thế giới. Hiện nay, bạn trẻ có nhiều công cụ hỗ trợ, họ vừa nhanh nhạy, vừa nắm bắt xu hướng tốt, nhưng lại hơi vội vàng. Tôi cho rằng bạn trẻ cần chăm chỉ, kiên trì, lao động bền bỉ để có nền móng vững mới mong gặt hái thành công lâu dài.Còn công việc làm mentor cho các cuộc thi trang phục văn hóa dân tộc?Các cuộc thi tôi làm mentor gần đây là Hoa hậu Quốc gia Việt Nam, Vietnam Next-Gen Fashion cũng giống như công việc giảng dạy. Tôi được tiếp xúc với các nhà thiết kế trẻ và đi từ ngạc nhiên đến trầm trồ vì các bạn rất tài năng. Họ mang đến cho tôi sự hứng thú, tôi học hỏi từ các bạn trẻ, do vậy việc này rất xứng đáng để dành thời gian.Tuy bận rộn là vậy nhưng tôi luôn dành ưu tiên cho việc cần thiết nhất. Ngày nào tôi ở Hà Nội thì vẫn sáng đưa con đi học, chiều đón con về. Đó là niềm hạnh phúc mà tôi trân trọng và muốn đóng góp cùng gia đình.Tết của gia đình anh sẽ như thế nào?Khác với xu hướng chung của xã hội khi tết ngày càng bị coi nhẹ thì tôi và gia đình vẫn giữ nét truyền thống tết xưa của người Hà Nội. Ở tuổi này tôi vẫn được phân công rửa lá dong gói bánh chưng. Vài năm gần đây, gia đình tôi có thói quen đi sắm tết vùng cao, cả nhà đi mua gạo nếp nương, thịt gác bếp, hoa đào rừng… về ăn tết.Được sum họp quây quần bên người thân, có mặt bên gia đình mang đến sự đầy đủ về tinh thần và làm nên hạnh phúc của tôi. Cơ duyên để tôi gắn bó sâu sắc với áo dài xưa bắt nguồn từ các tư liệu lịch sử và mỹ thuật. Khi xem tranh của các danh họa nổi tiếng Việt Nam như Mai Trung Thứ, Lê Phổ…, tôi bị ấn tượng bởi hình ảnh các cô gái mặc áo dài. Tôi xem đây là những phác thảo thời trang chân thực, rõ nét nhất về áo dài xưa của người Việt và cũng chính là tư liệu quý để khai thác, sáng tạo.Vũ Việt Hà sinh ra và làm việc tại Hà Nội. Anh tốt nghiệp Trường cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội và Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp năm 2001. Với hơn 2 thập niên làm việc không ngừng, anh ghi dấu ấn với nhiều bộ sưu tập ấn tượng như Ngày trở về, Chuyện tình cao nguyên đá, Mộng xưa, Thiên di, Về quê, Ký gửi người Mông vào tương lai, Cô ấy là ai… Ngoài giới thiệu bộ sưu tập mới tại các tuần lễ thời trang, anh đều đặn tham gia các mùa Festival áo dài, Festival Huế, sự kiện Ngày Việt Nam tổ chức ở nhiều quốc gia. Giải thưởng đầu tiên anh giành được là giải Viện thiết kế Murase tại cuộc thi Vietnam Collection Grand Prix 2004.Tôi có cơ hội hợp tác với anh Vũ Việt Hà từ năm 2017, khi chụp bộ ảnh với người mẫu là Hoa hậu Ngọc Hân. Kể từ đó, tôi nhiều lần từ Nam ra Bắc, theo anh lên Tây Bắc hay sang Dubai (UAE) để chụp những bộ sưu tập mới mà anh giới thiệu tại các sự kiện thời trang, văn hóa và ngoại giao của Việt Nam.Điều tôi ấn tượng nhất, anh là nhà thiết kế hiếm hoi luôn tìm kiếm và phát triển các chất liệu mới. Anh đã kinh qua những chất liệu quý hiếm mang tính độc bản như thổ cẩm, tơ dứa, tơ sen… Và tôi bị áp lực phải thể hiện được sự khác biệt, độc đáo đó qua hình ảnh theo cách đẹp nhất. Mỗi lần chụp là một lần thử thách nhưng tràn đầy cảm hứng vì áo dài của anh có chất riêng, phom dáng hoài cổ, nhưng được làm mới cực kỳ thú vị.Ngoài ra, Vũ Việt Hà là một nhà thiết kế trí thức, có nền tảng kiến thức và văn hóa vững chắc, luôn có thể thăng hoa với sáng tạo. Anh là một trong những nhà thiết kế Việt Nam làm tốt nhất công việc phát triển văn hóa và bản sắc Việt.Nhiếp ảnh gia Kiếng Cận
Top 10 kem dưỡng da căng bóng ngậm nước ngăn ngừa lão hóa
CLB CAHN đã nối dài mạch trận không thắng ở V-League 2024 - 2025 lên con số 3. Trên sân Hàng Đẫy tối 15.2, đội bóng của HLV Alexandre Polking để hòa CLB Quảng Nam với tỷ số 4-4. Dù đã có tới ba lần vươn lên dẫn bàn, nhưng CLB CAHN bị đối thủ dẫn lại 4-3, để rồi phải chờ tới bàn thắng quý giá ở thời gian bù giờ của Alan Grafite để níu lại 1 điểm."Chúng tôi đã mắc những sai lầm, mất bóng ở những tình huống không cần thiết, ghi 4 bàn nhưng không thể giành chiến thắng. Sau trận đấu, chúng tôi sẽ cải thiện để hướng đến chặng đường phía trước. Đội bóng nào cũng có thể mất điểm. Tôi vẫn tin tưởng 100% các cầu thủ của mình. Cần nhìn nhận ở trận này, CLB CAHN đã mắc lỗi, để cho họ dễ dàng chơi bóng. Chúng tôi sẽ thay đổi và trở lại mạnh mẽ hơn", HLV Polking nhận định về trận đấu.Thủ môn Nguyễn Filip mắc sai sót ở trận này, khi để tuột bóng trong tình huống ra vào trong hiệp 2, tạo cơ hội cho CLB Quảng Nam cân bằng tỷ số 3-3. Tuy nhiên, ông Polking không trách học trò."Nguyễn Filip vẫn là thủ môn tuyệt vời. Ai cũng có thể mắc sai lầm. Điều quan trọng là tư tưởng và sự tập trung, cùng với tinh thần chiến đấu mạnh mẽ. Tôi sẽ không chỉ vì vài lỗi mà đánh giá về cầu thủ", HLV Polking khẳng định.Cựu HLV đội tuyển Thái Lan nhấn mạnh thêm: "Khi nhìn vào điều tích cực trong trận đấu, tôi thấy Alan Grafite đã trở lại và ghi bàn. Đây là một kết quả đáng thất vọng, tuy nhiên chúng tôi sẽ quay trở lại phân tích các tình huống, trước mắt là chặng đường dài và cơ hội vẫn còn cho CLB CAHN".Sau 12 trận, CLB CAHN đứng hạng 7 với 17 điểm, kém đội dẫn đầu Nam Định khoảng cách 7 điểm."Tôi hài lòng với màn trình diễn của CLB Quảng Nam trên sân khách, khi chúng tôi phải đối đầu với CLB CAHN vốn đang cạnh tranh chức vô địch V-League và Đông Nam Á. Chúng tôi đã giành chiến thắng trong 97 phút, nhưng thực sự, tôi không nghĩ trận đấu lại có kết quả như vậy", HLV Văn Sỹ Sơn của CLB Quảng Nam bày tỏ.Nhà cầm quân của đội khách đã mất bình tĩnh khi học trò để CLB CAHN gỡ hòa 4-4 ở phút 90+7. Ông Văn Sỹ Sơn cho rằng trước khi Thành Long thực hiện quả tạt từ cánh trái cho Grafite ghi bàn, đã có một cầu thủ Quảng Nam bị chủ nhà CLB CAHN phạm lỗi.Tuy nhiên, VAR đã xem lại tình huống và cho rằng không có va chạm trái luật. Bởi vậy, trọng tài Nguyễn Mạnh Hải đã công nhận bàn gỡ hòa của CLB CAHN. "VAR đưa ra nhận định chính xác nhất về bàn thắng, thẻ phạt, hay các tình huống phạm lỗi. Dù vậy, tôi không hài lòng và bức xúc về công tác trọng tài. Cuộc cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt, chúng tôi sẽ cố gắng theo đuổi cuộc chơi. CLB Quảng Nam đã chơi đôi công với CLB CAHN, chứ không hề chơi tiêu cực", HLV của đội Quảng Nam kết luận.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
win68
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư