Bé gái mang 6kg tiền lẻ mua vàng tặng ba mẹ: Được tặng lại vàng 9999
Sáng 6.2 (mùng 9 Tết Nguyên đán), hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng (xã An Xuân, H.Tuy An, Phú Yên) để xem hội đua ngựa, tận hưởng bầu không khí lễ hội dân gian truyền thống có một không hai ở miền Trung.Hội đua ngựa năm nay có sự góp mặt của 32 "chiến mã" đến từ 4 xã: An Lĩnh, An Xuân, An Hiệp và An Thọ (H.Tuy An). Mỗi vòng đua gồm 4 ngựa tranh tài, chạy 2 vòng (2 km), sau đó chọn 8 ngựa nhanh nhất vòng bảng vào thi bán kết. 4 ngựa đoạt nhất và nhì ở vòng bán kết vào vòng chung kết tranh giải.Ngựa đua là các chú ngựa thồ hằng ngày, dùng để vận chuyển nông sản. Còn người đua ngựa là những nông dân chân lấm tay bùn. Chính vì vậy đã tạo nên hội đua ngựa Gò Thì Thùng độc lạ, thú vị, khiến hàng ngàn khán giả được dịp cười sảng khoái.Lần đầu tiên đứng trước đám đông reo hò nên nhiều chú ngựa hoảng hốt, bỏ chạy khỏi đường đua. Không ít chú ngựa đã có lệnh xuất phát từ lâu nhưng... cương quyết không chạy, phải nhiều người rượt đuổi, la hét, đánh vào mông mới chịu... nhấc bước.Có chú ngựa đang chạy lại... không thích đua nữa, lạ đời hơn là có ngựa hất ngã luôn cả người cưỡi xuống đất cho đỡ vướng víu để chạy nhanh về đích.Sau hơn 2 tiếng tranh tài, kết quả: giải nhất thuộc về ngựa số 23 (xã An Hiệp); giải nhì thuộc về ngựa số 25 (xã An Hiệp); đồng giải ba thuộc về ngựa số 9 (xã An Xuân) và ngựa số 15 (xã An Hiệp).Ông Nguyễn Hữu Sơn (điều khiển ngựa đua số 23) đoạt giải nhất cuộc đua năm nay. Ông Sơn cho biết không có bí quyết nào để dành chiến thắng. "Cuộc đua này phụ thuộc vào ngựa rất nhiều, vì là ngựa thồ hàng nên cũng tùy ý lắm. Đứng trước đám đông, ngựa dễ bị hoảng, chạy loạn xạ. Tôi phải dùng roi thúc mạnh nó mới chịu đua, hơn nữa phải tập trung cao độ, nếu không sẽ bị nó hất rớt là bị loại ngay", ông Sơn nói.Năm nào cũng về xem hội đua ngựa ở Gò Thì Thùng, ông Lưu Văn Khánh (70 tuổi, xã Hòa Trị, H.Phú Hòa, Phú Yên) vẫn rất hào hứng. "Tuy không chuyên nghiệp nhưng cả người lẫn ngựa đều rất nhiệt tình, tạo những tràng cười sảng khoái cho mọi người. Nhiều khi vì sự nghiệp dư này mà lễ hội để lại ấn tượng, cuốn hút người xem", ông Khánh nói.Ông Huỳnh Gia Hoàng, Chủ tịch UBND H.Tuy An, cho biết: "Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của H.Tuy An và đã có từ lâu đời. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục duy trì và quảng bá nét đẹp văn hóa này đến rộng rãi trong cộng đồng người dân và cả nước. Từ đó thu hút đầu tư, kích thích phát triển kinh tế, tăng thu nhập của người dân địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc của địa phương".T&T Group hợp tác với Wyndham Hotels & Resorts vận hành khách sạn tại Hải Dương
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Jisoo và Lisa diện thiết kế Việt tại Born Pink đêm đầu tiên tại Hà Nội
Ngày 10.2, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết sau đợt mưa lớn diễn ra từ ngày 7 - 9.2 đã khiến hơn 3.500 ha lúa tại địa phương này bị ngập úng.Cụ thể, qua kiểm tra, đến 10 giờ ngày 9.2, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có gần 3.550 ha lúa ở giai đoạn đẻ nhánh bị ngập từ 20 - 30 cm, nhiều nơi ngập sâu trên 40 cm. Địa phương có diện tích lúa bị ngập úng nhiều nhất là H.Hải Lăng (2.744 ha); còn lại, H.Triệu Phong bị ngập úng 440 ha, H.Gio Linh 160 ha, TP.Đông Hà 145 ha...Một số địa phương vùng thấp trũng của H.Hải Lăng bị ngập, tràn qua hệ thống đê nội đồng, gây khó khăn cho quá trình tiêu úng.Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị đang huy động nhân lực, máy móc để tiêu úng, sử dụng bao cát gia cố các đoạn đê xung yếu, ngăn nước tràn qua đê.Đến sáng nay 10.2, một số địa phương tại tỉnh Quảng Trị vẫn đang có mưa. Nếu chiều nay lượng mưa giảm, Quảng Trị cũng sẽ mất từ 4 - 5 ngày mới khắc phục, tiêu úng xong.
Theo nội dung đoạn clip đăng tải trên TikTok ngày 16.1, du khách nước ngoài này đỗ xe tại khu vực trước mặt quảng trường Nghinh Phong (ở P.9, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) để vào chụp ảnh. Ngay sau đó, một nhân viên đội an ninh trật tự tại đây đã yêu cầu người này phải di chuyển xe đang đỗ tại khu vực cấm đến khu vực được phép đỗ.Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải đã nhận về những ý kiến tranh luận từ cộng đồng mạng về thái độ của nhân viên an ninh trật tự khi hướng dẫn du khách đến khu vực được phép đỗ xe ô tô. Bên cạnh đó, nhiều người đặt câu hỏi tại sao khu vực có vạch cho phép đỗ xe nhưng lại không được đỗ xe?Ông Lê Hồng Phương, nhân viên đội an ninh trật tự tại quảng trường Nghinh Phong cho biết: "Cơ quan chức năng có đặt biển cấm đỗ xe tại khu vực trước quảng trường Nghinh Phong nhưng mấy hôm nay trời gió rất mạnh, biển báo ngã đổ có thể gây nguy hiểm cho du khách, nên chúng tôi đã đem cất. Du khách đến tham quan, chụp ảnh được chúng tôi hướng dẫn đến nơi được phép đỗ xe nhưng do đây là khách nước ngoài, bất đồng về ngôn ngữ, nên mới xảy ra sự việc như vậy".Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, khu vực trước quảng trường Nghinh Phong trước đây được kẻ ô để đỗ xe nhưng do vấn đề về an toàn giao thông, mỹ quan cũng như nhu cầu check-in của du khách, nên TP.Tuy Hòa đã đặt biển báo cấm từ hành lang phía nam đến trước mặt tháp. Khu vực được phép đỗ xe là hành lang phía bắc tháp Nghinh Phong, 2 bên cánh trước tháp và đoạn đường Nguyễn Hữu Thọ đều được đặt biển báo được phép đỗ xe.Sau khi đoạn clip trên được lan truyền trên mạng xã hội, UBND TP.Tuy Hòa đã yêu cầu UBND P.9 nghiêm túc chấn chỉnh thái độ, tác phong phục vụ du khách của lực lượng an ninh trật tự đang thực hiện nhiệm vụ tại quảng trường Nghinh Phong. Trước đó, TP.Tuy Hòa đã ban hành bộ quy tắc ứng xử cho nhân viên an ninh trật tự, yêu cầu lực lượng này phải lắng nghe và có thái độ niềm nở với các du khách đến tham quan trên địa bàn thành phố. Ông Nguyễn Công Thành, Phó chủ tịch UBND TP.Tuy Hòa cho biết: "Theo nội dung đoạn clip thì nhân viên an ninh trật tự có hướng dẫn du khách nước ngoài đến khu vực được phép đỗ xe bằng ngôn ngữ hình thể, nhưng do bất đồng về ngôn ngữ và cách truyền đạt chưa tốt nên gây ra sự hiểu lầm này. Vạch kẻ ô được phép đỗ xe trước quảng trường Nghinh Phong đã được xóa nhiều lần nhưng chưa thể xóa hết vết tích nên nhiều du khách đến đây không biết vẫn đỗ xe tại khu vực này".Theo ông Thành, UBND TP.Tuy Hòa giao Phòng Quản lý đô thị khẩn trương kiểm tra, xóa vạch đậu, đỗ xe trước tháp Nghinh Phong, chậm nhất đến 20.1.2025.
Có nên uống nước trước khi đi ngủ?
Nhiều người trong ngành cà phê cảm thấy bất ngờ với sự đảo chiều chóng vánh của thị trường thế giới và gọi đây là "tuần lễ tệ hại". Chia sẻ với Thanh Niên, một số doanh nghiệp cho biết: Hiện nay, sản lượng cà phê của Việt Nam không còn nhiều, nên tác động chung là không quá lớn. Sản lượng cà phê của Brazil dự báo cũng thấp và xu hướng niên vụ tới ở Việt Nam vẫn thiếu hụt. Chỉ cần các doanh nghiệp Việt Nam không vội vàng bán tháo thì giá sẽ không giảm thêm và có thể phục hồi trở lại trong thời gian tới. Vì thế, cần phải giữ giá cho năm nay và cả niên vụ sau, tránh để giá giảm sâu hơn.