Asus sắp giới thiệu máy tính xách tay Snapdragon X Elite đầu tiên
Lực lượng Không gian Mỹ ngày 20.2 công bố bức ảnh mà phi thuyền X-37B chụp lần đầu tiên từ không gian. Bức ảnh được chụp sau khi phi thuyền được phóng lên trong sứ mệnh thứ 7 vào cuối năm 2023.Theo trang Business Insider, trong quá trình thử nghiệm trong quỹ đạo hình ê-líp, X-37B đã chụp ảnh Trái đất từ phía trên châu Phi.Từ khi được phóng lên, X-37B đã thử nghiệm nhiều công nghệ tương lai trong lĩnh vực không gian và lần đầu thử nghiệm điều chỉnh vị trí trong quỹ đạo với lượng nhiên liệu tối thiểu.Theo Business Insider, dự án X-37 ban đầu được Cơ quan Hàng không Không gian Mỹ (NASA) giao cho Boeing phát triển nhưng sau đó giao lại cho Cơ quan các dự án nghiên cứu phòng thủ tiên tiến (DARPA) vào năm 2004 và được liệt vào diện dự án bí mật quân sự.Năm 2006, Không quân Mỹ công bố phát triển phi thuyền X-37B, được thiết kế để hoạt động trong quỹ đạo với vận tốc gần 28.163 km/giờ trong 270 ngày. X-37B được phóng lên bằng tên lửa đẩy và tự hoạt động trong không gian dài ngày trước khi trở về Trái đất và hạ cánh như máy bay.Trong 7 sứ mệnh, X-37B đã thực hiện nhiều nhiệm vụ như thử nghiệm vật liệu trong môi trường không gian hay phóng vệ tinh nhỏ.Chiếc X-37B đầu tiên được phóng vào quỹ đạo vào tháng 4.2010 và hoạt động trong 225 ngày trước khi trở về Trái đất. Năm 2020, sứ mệnh thứ 6 của X-37B được triển khai và phi thuyền đã ở trong không gian 908 ngày, mức kỷ lục.Sứ mệnh lần 7 được phóng vào tháng 12.2023 bằng tên lửa đẩy Falcon Heavy của SpaceX. Mục tiêu của nhiệm vụ này là thử nghiệm các công nghệ nhận thức lĩnh vực không gian tương lai và phân tích tác động của phóng xạ lên hạt giống trong các chuyến du hành không gian, cùng một số nhiệm vụ khác.Đã có nhiều đồn đoán về mục đích của dự án phi thuyền tuyệt mật này, với một số ý kiến cho rằng X-37B có thể là phi thuyền trang bị vũ khí không gian hoặc là công cụ tình báo, do thám từ không gian.Những lý do nên cập nhật phần mềm cho iPhone
Các tuyến đường cao tốc trong mạng lưới giao thông tại Việt Nam đang dần hoàn thiện, góp phần gia tăng kết nối giữa các tỉnh thành, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, thực tế cũng có không ít vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường cao tốc, nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu kỹ năng, kinh nghiệm xử lý của một số tài xế đặc biệt là những "tài mới" khi lái xe trên đường cao tốc. Một trong số đó là việc dừng đỗ ô tô tùy tiện trên đường cao tốc.Mới đây, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Đội 1, thuộc Cục CSGT, Bộ Công an) vừa lập biên bản xử phạt một tài xế dừng ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai để trải chiếu cho cả nhà ngồi ăn cơm. Đây được xem là hành vi gây nguy hiểm cho chính tài xế và những người đi cùng cũng như các phương tiện khác cùng tham gia giao thông trên tuyến cao tốc này.Thực tế hiện nay nhiều tuyến đường cao tốc tại Việt Nam trải dài hàng trăm km nhưng còn thiếu các trạm dừng nghỉ, trong khi đó trong quá trình lái ô tô trên đường cao tốc có không ít trường hợp các tài xế cần dừng đỗ xe bởi nhiều lý do khác nhau. Có những trường hợp dừng xe để kiểm tra xe (lốp xe, hệ thống phanh…) hoặc cũng có trường hợp cần dừng xe để giải quyết nhu cầu cá nhân… Tuy nhiên, trường hợp nào được dừng đỗ ô tô trên cao tốc và dừng đỗ xe như thế nào cho an toàn là điều không phải ai cũng biết. Quá trình trải nghiệm thực tế nhiều tuyến đường cao tốc đã đưa vào hoạt động tại Việt Nam cho thấy, ô tô vẫn được phép dừng đỗ trên đường cao tốc nhưng "Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định" theo quy định tại khoản 2, điều 25, Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024. Phần lớn các tuyến đường cao tốc hiện nay ở Việt Nam được thiết kế một số đoạn có làn, dải dừng xe khẩn cấp. Trước khi đến những đoạn đường này đều có biển báo chỉ dẫn cho người lái. Do đó, tài xế có thể cho xe dừng đỗ tại "dải dừng xe khẩn cấp" trên cao tốc để đảm bảo an toàn.Bên cạnh đó, khoản 2, điều 25, Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 còn quy định "Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp". Ngoài ra, trường hợp xe không thể di chuyển được vào làn dừng khẩn cấp, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150m, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến hoặc cơ quan quản lý đường cao tốc.Ngoài những vị trí cũng như trường hợp khẩn cấp được nêu tại khoản 2, điều 25, Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, các tài xế không được tùy tiện dừng, đỗ ô tô trên đường cao tốc.caoTheo quy định tại điểm c, khoản 7, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP phạt tiền từ 12 - 14 triệu đồng đối với hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp khi gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, không đặt biển cảnh báo "Chú ý xe đỗ" (hoặc đèn cảnh báo) về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét khi dừng xe, đỗ xe trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe trên một phần làn đường xe chạy trên đường cao tốc.Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.
BIDV và Coteccons ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy thông tin thêm, hoạt động này tạo tiền đề để ban tổ chức tiếp tục thực hiện vào những năm sau, nhằm mang đến trải nghiệm phim ảnh thú vị cho người dân thành phố.
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)
TP.HCM: Đổi giấy phép lái xe, đăng ký trực tuyến ở đâu?
Với ứng dụng Tiên Sa Taxi, mọi hành trình của quý khách trở nên dễ dàng, thuận tiện và đáng tin cậy. Từ 25.1.2025 khách hàng đặt xe qua app sẽ thu tiền cố định trên App hiển thị như taxi công nghệ. Khách sẽ thuận tiện đặt xe siêu nhanh: Mở app, nhập điểm đón và điểm đến, xe sẽ có mặt ngay trong vài phút. Không cần gọi điện, không mất thời gian chờ đợi lâu. Cước phí cố định: Giá cước được hiển thị trước mỗi chuyến đi, giúp quý khách chủ động kiểm soát chi phí. Không lo về giá cả thay đổi hay phát sinh chi phí bất ngờ. Tiên Sa Taxi luôn cung cấp cước phí minh bạch và cố định, giúp quý khách hoàn toàn yên tâm tính trước chi phí cho mỗi chuyến đi. Hotline hỗ trợ khách hàng: 02363.797979.