Có một đầm sen rộng hàng ngàn mét vuông nở rộ, chờ mọi người đến check-in
Sáng nay 15.1, tại phiên tòa xét xử vụ án Hạc Thành Tower, trong phần xét hỏi, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã xét hỏi cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đầu tiên.Trước HĐXX, bị cáo Trịnh Văn Chiến nói rằng có 5 vấn đề ông không đồng ý với cáo trạng truy tố và cũng không đồng ý khi bị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí."Tôi không biết thời điểm tính giá đất năm 2013 của dự án Hạc Thành Tower. Việc xác định giá đất 21 triệu đồng/m2 tôi đồng ý và giao anh Xứng (bị cáo Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - PV) ký như cáo trạng nêu là không phù hợp. Cáo trạng nói tôi ký văn bản đồng ý chủ trương chuyển nhượng thì đây chỉ là chủ trương thôi, trong khi kết luận điều tra đã kết luận tôi ký chủ trương là đúng, không sai. Việc xác định giá hơn 45 triệu/m2 là không phù hợp. Việc xác định thiệt hại trong vụ án là hơn 55,8 tỉ đồng là không đúng", bị cáo Chiến nêu các vấn đề không đồng ý với cáo trạng truy tố ông.Về tội danh, bị cáo Chiến cho rằng, cáo trạng truy tố ông tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí là không đúng, bản thân chỉ "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".Khi nói về trách nhiệm của từng cá nhân, nhất là trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, các phó chủ tịch UBND tỉnh, bị cáo Chiến đã viện dẫn từng khoản, từng điều rất rõ ràng để minh chứng cho bản thân "nhẹ tội" hơn, chứ không nặng nề như cáo trạng truy tố.Ông Chiến cho biết, năm 2013, khi giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông đã ký quyết định giao nhiệm vụ phân công nhiệm vụ từng cá nhân. Trong đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng (thời điểm năm 2013), theo khoản 6 điều 4 về quy định nhiệm vụ thì được giao phụ trách lĩnh vực kinh tế - tài chính, giá cả và theo dõi chỉ đạo nhiều sở, trong đó có Sở Tài chính và Văn phòng UBND tỉnh. Về các lần bút phê vào việc xem xét giá đất dự án Hạc Thành Tower, bị cáo Chiến cho biết, ông rất lăn tăn và cho rằng việc định giá 21 triệu đồng/m2 mà Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa trình cho ông xem xét khi đó là "có vấn đề", nên ông nhiều lần giao lại cho Văn phòng UBND tỉnh xem xét, căn cứ theo quy định để trình lại hồ sơ."Văn phòng trình lên tôi giá giao đất. Tôi xem rồi bút phê làm rõ cơ sở thu 21 triệu đồng/m2. Nhưng văn phòng sau đó gửi lại vẫn 21 triệu đồng/m2. Đến lần thứ 3 văn phòng vẫn giữ nguyên giá 21 triệu/m2 để gửi tôi. Khi này tôi phê hoàn chỉnh hồ sơ gửi anh Xứng phê duyệt. Tiếp đó, lần 4 văn phòng vẫn gửi hồ sơ tôi xem là giá 21 triệu đồng/m2, và tôi đã đồng ý chủ trương", ông Chiến khai trước tòa.Bị cáo Chiến cũng cho rằng quá trình xem xét hồ sơ về định giá đất ông rất "phân vân", nên giao đi giao lại cho Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, với trách nhiệm tham mưu, thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật để trình lại."Văn phòng tổng hợp ý kiến các phó chủ tịch, thì khi đó ông Nguyễn Đức Quyền và Phạm Đăng Quyền (đều là Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2013) cho ý kiến đồng ý với giá 21 triệu đồng/m2, còn anh Việt (ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2013 - PV) lúc đầu cũng chưa đồng ý, sau mới đồng ý. Riêng phó chủ tịch Nguyễn Ngọc Hồi chỉ thống nhất về nguyên tắc, nhưng cáo trạng nói tất cả các phó chủ tịch đều thống nhất giá đất là không đúng"" bị cáo Chiến nói.Ông Chiến thừa nhận do ông không học lĩnh vực kinh tế tài chính mà học ngành trồng trọt nên trình độ, nhận thức về lĩnh vực định giá đất còn hạn chế.Khi được HĐXX cho phép đưa ra nhận định về quá trình xảy ra các sai phạm trong dự án Hạc Thành Tower, bị cáo Trịnh Văn Chiến khẳng định rằng: "Tôi khẳng định, tôi, anh Xứng và một số cán bộ khi xử lý công việc đó không hề biết là sai quy định của pháp luật. Chúng tôi không có động cơ, mục đích, vụ lợi, không ai tham ô, tham nhũng, hối lộ. Chúng tôi làm việc đó như hàng ngàn vụ việc khác, đều vì sự phát triển của tỉnh".Bị cáo Chiến cũng đề nghị HĐXX xác định lại giá trị thiệt hại trong vụ án, vì mức thiệt hại được xác định là hơn 55,8 tỉ đồng là quá cao so với giá trị thực tế khi đó."Tôi thấy khi xác định thiệt hại, cần nghiên cứu lại xác định thiệt hại như nào cho phù hợp. Không thể nào chỉ trong thời gian 2 năm 9 tháng mà mà giá đất tăng hơn 2 lần, từ 21 triệu lên hơn 45 triệu đồng/m2", bị cáo Chiến nói.Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, gồm: cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến (64 tuổi); cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng (62 tuổi); Cù Đình Hiền (70 tuổi) và Bùi Văn Nam (55 tuổi; đều nguyên là Phó trưởng phòng Kinh tế - Tài chính, thuộc Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa); Đinh Cẩm Vân (59 tuổi), cựu Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa; Nguyễn Bá Hùng (58 tuổi), cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa, cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Xuân; Văn Xuân Hùng (65 tuổi), cựu Trưởng phòng Quản lý công sản - giá cả Sở Tài chính Thanh Hóa; Nguyễn Mạnh Sơn (66 tuổi), cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Mã; Đinh Xuân Hướng (54 tuổi), cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Thanh (Thanh Hóa), cựu Tổng giám đốc Công ty CP Sông Mã; Trần Công Tỏ (68 tuổi), cựu Trưởng phòng Tài chính doanh nghiệp Sở Tài chính Thanh Hóa; Ngô Đình Chén (68 tuổi), cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa.Từ chàng trai tự ti về ngoại hình, trở thành người mẫu ‘đắt show’
Ngày 9.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã triển khai quyết định khởi tố bị can, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Cao Thanh Sang, cựu Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở GTVT Sóc Trăng để điều tra về hành vi nhận hối lộ. Sau khi nhận quyết định khởi tố bị can, chứng kiến cơ quan chức năng khám xét nơi làm việc, ông Sang được đưa về nhà riêng trên đường Trương Công Định, P.2, TP.Sóc Trăng để chứng kiến khám xét nơi ở.Trước đó, ngày 19.3.2024, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã quyết định khởi tố vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Sở GTVT Sóc Trăng. Việc khởi tố để điều tra, làm rõ đơn tố giác tội phạm của một doanh nghiệp liên quan đến một cán bộ của đơn vị này nhận hối lộ khoảng 4 tỉ đồng.Người tố cáo là T.T.S, Chủ tịch HĐTV, kiêm Giám đốc Công ty S.P (có trụ sở tại Sóc Trăng). Ông S. tố giác ông Sang có hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn, gây khó khăn cho doanh nghiệp của ông để nhận tiền cấp phù hiệu.Theo nội dung tố giác, từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016, ông S. nộp thủ tục xin cấp phù hiệu tại Sở GTVT Sóc Trăng thì luôn bị cấp chậm và gây khó khăn về thủ tục. Sau nhiều lần bị gây khó khăn, ông S. chủ động tìm gặp một cán bộ có thẩm quyền ký, cấp phù hiệu cho các xe hoạt động kinh doanh thuộc sở này để xin được cấp phù hiệu nhanh chóng, đúng thời gian, không gây khó dễ.Ông Sang được cho là đồng ý với đề nghị để cấp phù hiệu nhanh gọn, mỗi xe được cấp phù hiệu phải nộp số tiền 500.000 đồng. Do lo sợ gặp khó khăn trong việc kinh doanh nên ông S. đồng ý đưa tiền theo yêu cầu. Tổng số xe do công ty của ông S. quản lý từ 280 đến 1.800 đầu xe (tùy thuộc từng thời điểm và nhu cầu vận tải).Ông S. đưa tiền cho cán bộ này từ đầu năm 2015 đến đầu năm 2023, số tiền đưa được tính hằng tháng, mỗi tháng từ 3,5 - 90 triệu đồng (tùy vào số lượng xe được cấp). Tổng số tiền ông S. đã đưa ước tính khoảng 4 tỉ đồng. Cho rằng cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn doanh nghiệp để nhận tiền cấp phù hiệu xe kinh doanh vận tải là trái quy định pháp luật, doanh nghiệp đã làm đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng tố giác hành vi nhận hối lộ.
Ngày 27.4, khai mạc Lễ hội Rồng đầu tiên tại Sun World Ha Long
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Nguyễn Bắc Nam thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ chiều 20.3, nhằm cung cấp thông tin mới nhất về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.TP.HCM đã có kế hoạch tinh giảm bộ máy giai đoạn 2022 - 2026, giảm 5% công chức hành chính, 10% người hưởng lương từ ngân sách. Tuy nhiên, trong chỉ đạo về sắp xếp bộ máy mới đây, Trung ương chỉ đạo giảm ít nhất 20% biên chế.Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổng thể sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố và cấp quận, huyện. Trong đề án của từng đơn vị phải thể hiện rõ việc tinh giảm 20% biên chế.Ông Nam cho biết thêm, hiện Sở Nội vụ đang dự thảo điều chỉnh kế hoạch tinh giản biên chế theo chỉ đạo mới nhất của Trung ương.Hồi tháng 2.2025, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 01 về mức hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy, với mức hỗ trợ cao nhất lên đến hơn 1,1 tỉ đồng.Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết từ ngày 1.3 đến 20.3, toàn TP.HCM có 281 trường hợp làm đơn xin nghỉ việc, gồm 237 xin nghỉ hưu trước tuổi, 44 trường hợp nghỉ thôi việc.Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024. Ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều chỉnh chính sách theo đúng Nghị định 67.Đối với khối chính quyền, Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu thẩm định từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể, tuân thủ Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025. Tùy theo độ tuổi, thời gian đóng BHXH, mức lương hiện hưởng mà cán bộ, công chức nhận mức hỗ trợ khác nhau."Hội đồng thẩm định cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng đúng quy định từng trường hợp", ông Nam khẳng định, đồng thời cho biết Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM thành lập hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về việc có chi hỗ trợ thêm nữa không, ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang rà soát các văn bản pháp luật, Nghị định 67 để tham mưu UBND TP.HCM. Nếu có liên quan đến HĐND TP.HCM thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xin chủ trương rồi trình cấp thẩm quyền."Sở Nội vụ đang nỗ lực, cố gắng tham mưu trình trong kỳ họp HĐND TP.HCM để điều chỉnh kịp thời sau khi Nghị định 67 ban hành", ông Nam nói thêm.Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 67 là điều chỉnh khoản 6 điều 9 của Nghị định 178 là bãi bỏ quy định hỗ trợ thêm của địa phương. Phó giám đốc Sở Nội vụ khẳng định sẽ nghiên cứu thật kỹ, thật sát, cân nhắc việc có tiếp tục áp dụng hay không để tham mưu lãnh đạo thành phố phương án phù hợp, đúng quy định.
Sáng 30.12, xe khách biển số 47B-028.76 của nhà xe Hải Cường đang lưu thông trên quốc lộ 14, tuyến Đắk Nông - Hà Nội, khi đến đoạn thuộc xã Nghĩa Hưng, H.Chư Păh (Gia Lai) thì bất ngờ bốc cháy. Khói lửa phát ra từ phần đuôi xe.Lúc này trên xe có khoảng 10 người. Hành khách hoảng loạn, tranh nhau tìm đường thoát xuống xe. Tài xế bình tĩnh cho xe tấp vào lề đường để sơ tán hành khách, tài sản và dập lửa. Phát hiện sự việc, người dân ven đường đã cùng nhà xe chữa cháy. Sau hơn 15 phút, vụ cháy được dập tắt. Toàn bộ hành khách đều an toàn. Vụ cháy làm hư hỏng phần động cơ của xe khách, một số tài sản của hành khách bị thiệt hại.Nhà xe đã bố trí xe khác giúp hành khách tiếp tục hành trình. Nguyên nhân vụ cháy xe khách đang được điều tra.
Làm gì khi hàng xóm xây nhà làm nứt tường nhà mình?
Sáng 10.3, bị cáo Nghiêm Quang Minh, chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong, bị TAND TP Hà Nội xét xử về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).Theo cáo trạng, ông Minh là chủ sở hữu thửa đất có diện tích 240 m2 trên phố Khương Hạ, được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, gồm 6 tầng, tầng lửng và tum thang, với tổng số 33 phòng. Tuy nhiên, bị cáo xây dựng và tự ý thay đổi thiết kế công trình thành 9 tầng và 1 tum, nâng tổng số phòng lên 45.Khoảng 23 giờ 20 ngày 12.9.2023, từ một mạch điện bị chập, tầng 1 tòa nhà, nơi để khoảng 80 xe máy, xe điện các loại, xảy ra hỏa hoạn, khiến 56 người chết, 44 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 3,2 tỉ đồng.Khai tại tòa, ông Minh cho biết mật độ xây dựng khu chung cư mini được duyệt chỉ 70% song xây tới 100%; khi xây không thấy cán bộ hướng dẫn, yêu cầu gì về việc phải lập hồ sơ thiết kế, thẩm duyệt, nghiệm thu, quản lý về phòng cháy chữa cháy, nên bị cáo không lập.Tháng 7.2015, khi công trình đang xây dựng tại tầng 7, tổ thanh tra xây dựng P.Khương Đình lập biên bản yêu cầu ngừng thi công. Ông Minh bị Q.Thanh Xuân phạt 15 triệu đồng, buộc phá dỡ phần xây dựng sai phép, cưỡng chế thi hành, nhưng trì hoãn suốt 2 tháng.Chủ tọa hỏi "có phải đưa tiền cho ai để được để im công trình suốt 2 tháng không?", ông Minh nói "không". "Tức là cơ quan quản lý cứ làm ngơ và không có yêu cầu ý kiến gì à?", chủ tọa truy vấn. Ông Minh nói "không có yêu cầu gì" và cho rằng do "nhân lực và thời tiết khi đó chưa cho phép" nên chưa tháo gỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.Vẫn theo cáo trạng, cán bộ P.Khương Đình lập biên bản, ký xác nhận về việc ông Minh tự tháo dỡ phần công trình xây dựng sai phép tại tầng 7. Dù vậy, họ không báo cáo về đường lối tiếp tục xử lý công trình. Đối với phần xây dựng sai mật độ, các cán bộ không yêu cầu phá dỡ.Từ diễn biến trên, ông Minh sau đó tiếp tục xây thêm 3 tầng nữa, không thấy có ai xuống nhắc nhở, cấm đoán gì."Thế là làm ngơ hết à, có phải đưa tiền cho ai để được người ta làm ngơ cho xây tiếp không", chủ tọa hỏi. Bị cáo Minh một lần nữa khẳng định không, đồng thời cho biết ít khi xuống công trình, các lần xuống chưa khi nào gặp cán bộ xuống kiểm tra.Sau khi xây dựng xong chung cư mini, ông Nghiêm Quang Minh bán 45 căn hộ cho các cá nhân và hộ gia đình. Bị cáo này cho hay đã giao quyền sử dụng căn hộ cho người mua, bản thân không ở đó, chỉ chịu trách nhiệm vận hành, bảo trì năm đầu.Đáng chú ý, từ năm 2018 - 2020, Công an Q.Thanh Xuân phát hiện nhiều vi phạm về PCCC tại khu chung cư mini, có nguy cơ phát sinh cháy nổ và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.Tháng 6.2020, chính quyền quận Thanh Xuân ra quyết định đình chỉ hoạt động tầng một của tòa nhà. Ông Minh và các hộ dân phải thực hiện yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCC nhưng không làm.Thậm chí, Công an Q.Thanh Xuân gửi công văn cho ông Minh, các hộ dân và cả Công an P.Khương Đình nhưng các vi phạm chưa được khắc phục.Trả lời trước tòa về việc nhiều lần bị nhắc nhở, cảnh báo về vi phạm PCCC, bị cáo Minh nói không sinh sống ở đây nên không biết, cũng không nhận được văn bản của cơ quan thẩm quyền, không thấy cư dân nào nói cho biết."Rất nhiều lần cảnh báo, kiểm tra liên tục, bị cáo nhiều lần không chấp hành. Đài báo, truyền hình người ta cũng đưa tin chính cái ngôi nhà này luôn, quận cũng có quyết định đình chỉ, 1 tháng sau công an quận lại tiếp tục có văn bản đôn đốc PCCC, đã giao cho bị cáo rồi, nhưng bị cáo tiếp tục không thực hiện. Xây xong là hết trách nhiệm à?", chủ tọa truy vấn.Đáp lời, bị cáo Minh tiếp tục cho rằng văn bản đưa cho cư dân chứ bị cáo không nhận được.