Gia đình đính chính thông tin sai lệch về diễn viên Đức Tiến
Tối 2.3, mạng xã hội lan truyền thông tin kèm nhiều clip, hình ảnh cho thấy nhóm người "quây" xe buýt, hành hung tài xế.Cụ thể, trang Facebook "Xe Buýt Quyết Thắng Nha Trang" đăng tải 4 clip (thời lượng lần lượt 1 phút 59 giây, 1 phút 24 giây, 13 giây, 18 giây) cùng 4 hình ảnh, kèm nội dung cho thấy vụ việc xảy ra tại địa bàn xã Ninh Thọ và xã Ninh An, TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.Nội dung thông tin đăng tải thể hiện, khoảng 15 giờ 30 ngày 2.3, xe buýt BS 79B-026.51 của Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang lưu thông trên quốc lộ 1. Khi đến đoạn qua P.Ninh Đa (TX.Ninh Hòa) thì bị một người đàn ông chạy xe máy mang BS tỉnh Khánh Hòa vượt lên chặn đường. Người đàn ông chạy xe máy lúc này không đội mũ bảo hiểm, sau khi dừng xe liền bước xuống chỉ tay về phía xe buýt. Khoảng 20 phút sau, xe buýt di chuyển đến khu vực trước Trạm CSGT Ninh Hòa (Phòng CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa), thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thì dừng lại. Người đàn ông nêu trên đồng thời xuất hiện cùng vài người khác. Khi nam tài xế xe buýt vừa bước xuống, nhóm người này to tiếng rồi lao vào hành hung. Phụ xe buýt đi cùng vội chạy xuống can ngăn. Nhóm người này sau đó quay sang đập phá xe buýt rồi mới bỏ đi.Trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang xác nhận sự việc xảy ra chiều cùng ngày. Đồng thời cho biết sẽ trình báo sự việc tới cơ quan công an vào sáng mai (3.3), cùng với đó đưa nam tài xế đi kiểm tra sức khỏe.Theo đại diện công ty, khi xe buýt BS 79B-026.51 đang lưu thông trên đường còn bị người đàn ông dùng vật cứng ném vào kính xe. Vụ việc gây hoang mang cho hành khách trên xe buýt và gây mất trật tự an toàn giao thông.Khu vực tài xế xe buýt bị hành hung trước Trạm CSGT Ninh Hòa. Lúc này tài xế bước xuống xe để trình báo cơ quan công an thì bị các đối tượng lao vào hành hung. Đại diện Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang cũng thông tin rằng đã trao đổi với nam tài xế, xác nhận không quen biết và không có xích mích với nhóm người này. Nam tài xế sau khi bị hành hung có dấu hiệu mệt mỏi nên được cho về nghỉ.Nhận định Siêu Cúp Anh, Liverpool vs Man City: Điều quan trọng là chiến thắng!
Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Huỳnh Thiên Kim (25 tuổi), cựu sinh viên ngành Việt Nam học (chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch) Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đang làm việc tại một công ty du lịch tại TP.HCM, cho biết do được bồi đắp phù sa nên cây trái xanh tốt, trái ngọt như: vú sữa, nhãn tím… Vào những ngày tết, ngoài các món ăn truyền thống như thịt kho trứng, gia đình cô còn xuống ao bắt cá, ốc.“Từ ngày 25 âm lịch gia đình mình đã rút nước trong ao ra, lội bùn bắt cá lóc, ốc bươu, hay ra sông lớn câu tôm, cá bông lau về làm đồ ăn cho ngày tết. Cá lóc nướng thơm ngọt cuốn bánh tráng truyền thống, hay canh chua cá bông lau nấu trái bần, ốc bươu nướng tiêu... là những đặc sản không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết bên cồn”, Kim chia sẻ. Theo Kim nơi đây nằm giữa dòng sông Hậu thuộc địa phận huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Cồn Phong Nẫm có thể là địa điểm mà TikToker "triệu view" Lê Tuấn Khang nhắc đến trong video, vì quê hương anh cũng ở Sóc Trăng. Cồn Phong Nẫm có vị trí rất đặc biệt vì là nơi tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.Kim cho biết cồn Phong Nẫm chỉ cách TP.Cần Thơ, trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 20 km theo tuyến đường Nam Sông Hậu (quốc lộ 91B), cách TP.Sóc Trăng khoảng hơn 40 km theo hướng quốc lộ 60 và đường Nam Sông Hậu.“Mặc dù bốn bề là nước nhưng cồn Phong Nẫm không bị trở ngại nhiều trong việc đi lại vì có hệ thống phà vận chuyển tương đối hoàn chỉnh. Những năm gần đây, hệ thống đường giao thông trong cồn được đầu tư đồng bộ với trục chính là tuyến đường trải nhựa từ bến phà Phong Nẫm, thị trấn An Lạc Thôn nối liền đến trung tâm xã, ô tô có thể chạy vi vu”, Kim chia sẻ.Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Nguyễn Thị Huỳnh Anh Thư (25 tuổi), tự hào vì quê hương là mảnh đất màu mỡ, cây trái xanh tốt và tôm cá đầy sông. Năm nay, Thư tận dụng sân vườn trước nhà để tạo nên không gian chụp ảnh với câu đối đỏ, hoa cúc vàng. Thư cho biết trên cồn có một chợ, tuy nhỏ nhưng bán đầy đủ tất cả các loại đồ dùng cần thiết. Thư cho biết mâm cơm ngày tết ở quê cô thường có thêm món tép xào với củ sắn, phần nhân này sẽ được cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt. Vé đi phà từ thị trấn An Lạc Thôn (tỉnh Sóc Trăng) qua cồn Phong Nẫm có giá 8.000 đồng/người kèm xe, nếu đi 2 người sẽ là 12.000 đồng.Theo Thư, mâm ngũ quả ở bên cồn đa dạng chủ yếu là trái cây có sẵn trong vườn. Năm nay nhà Thư chưng dưa hấu, mãng cầu, xoài, mận… “Chôm chôm là loại trái cây nên thử khi đến cồn. Trái ở đây ngọt đậm vị, thường chín rộ vào tháng 6 âm lịch”, Thư chia sẻ.Đều đặn hằng năm vào ngày 28 tết, gia đình của Nguyễn Thị Kim Thơ, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ, lại cùng nhau gói bánh tét. Trước đó 2 ngày, Thơ cắt lá chuối phơi cho dẻo, chẻ cây lát phơi khô để gói bánh. Bánh tét “bên cồn” của nhà Thơ đặc biệt vì có thêm nhân chuối, bên cạnh nhân đậu mỡ thường thấy. “Thậm chí nhà mình còn kết hợp 2 nhân chuối và đậu mỡ cùng trong một đòn bánh. Hương vị mặn ngọt của phần nhân được phối hợp lại, đậm vị miền Tây”, Thơ chia sẻ. Thơ cho biết thêm một số gia đình còn xào dừa non, trộn với đậu xanh làm thành một loại nhân ngọt đặc biệt cho bánh tét.
Các nàng hậu ‘rủ nhau’ lên đồ đầy thu hút tại concert BlackPink
Thắng nhận xét nơi đây có cảnh rất đẹp, độc và cứ tưởng như đang ở một nơi nào đó ở nước ngoài. Ngoài ra, công viên này rất sạch sẽ, có nhiều điểm khá thú vị như vườn hoa hướng dương, cầu tình yêu và bến tàu rất thu hút ánh nhìn của người trẻ.
Buổi hợp luyện có sự tham gia của hơn 5.400 cán bộ, chiến sĩ diễn ra tại 4 cụm trên khắp cả nước.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại cụm 1 ở Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (xã Đồng Tâm, H.Mỹ Đức, Hà Nội) hơn 1.900 cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan, dân quân tự vệ trong 2 khối đứng (sĩ quan hải quân và phòng không - không quân) và 14 khối đi (khối cờ Đảng - cờ Tổ quốc, khối nữ quân nhạc, khối sĩ quan lục quân, khối sĩ quan hải quân, khối sĩ quan phòng không không quân, khối sĩ quan cảnh sát biển, khối nữ sĩ quan thông tin, khối nữ sĩ quan quân y, khối nữ gìn giữ hòa bình Việt Nam, khối chiến sĩ lục quân, khối chiến sĩ tăng thiết giáp, khối chiến sĩ đặc công, khối nữ dân quân miền Bắc, khối hồng kỳ) đã tham gia hợp luyện.Tại đây, cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều khối quân, binh chủng đã tập luyện rất nghiêm túc với quyết tâm góp phần hướng tới thành công trong ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước.Kiểm tra tại buổi hợp luyện, đại tướng Nguyễn Tân Cương biểu dương tinh thần luyện tập của cán bộ chiến sĩ. Đồng thời, cũng chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình tập luyện của các khối; yêu cầu tiếp tục chỉnh đốn hàng lối, động tác đúng, đều, đẹp.Theo đại tướng Nguyễn Tân Cương, để chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị thành lập các khối và luyện tập tại đơn vị từ tháng 12.2024."Từ hôm nay đến 30.4 chỉ còn 56 ngày, chúng ta còn cơ động từ Bắc vào Nam, thời gian không còn dài, tôi yêu cầu tất cả các lực lượng tham gia cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Trong đó, các lực lượng phải tiếp tục khắc phục mọi khó khăn, tận dụng mọi thời gian để tổ chức luyện tập. Trong từng ngày phải có kế hoạch huấn luyện hết sức cụ thể", đại tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.
Chủ sở hữu nước hoa Miss Sài Gòn đặt mục tiêu doanh thu cán mốc 1.000 tỉ
Chiều 27.2, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng năm 2024, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 và công bố các chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chuyển đổi số (DTI) và năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024. Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đánh giá cao công tác thi đua khen thưởng năm 2024 của thành phố. "Tinh thần đoàn kết, dám nghĩ dám làm, năng động sáng tạo của các cơ quan, đơn vị và người dân TP.HCM trong triển khai phong trào thi đua đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và góp phần tích cực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2024, TP.HCM đã triển khai hiệu quả phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, đồng thời chủ động tổ chức nhiều phong trào mang tính đột phá, đổi mới sáng tạo như 'Xây dựng nông thôn mới', 'Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau', xóa nhà tạm, nhà dột nát, quyết tâm hoàn thành dự án Vành đai 3…", ông Nguyễn Văn Được cho biết.Những phong trào thi đua này rất phong phú, đa dạng, thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm, gắn với chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Bên cạnh đó, theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được, thành phố còn đầu tư, thực hiện nhiều công trình, dự án có quy mô lớn và lối đi riêng, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân mà còn mang tính biểu tượng, khẳng định vị thế của TP.HCM trong quá trình hội nhập và phát triển.Công tác cải cách hành chính của TP.HCM cũng được ông Nguyễn Văn Được đánh giá là có nhiều chuyển biến tích cực, toàn diện, gắn kết chặt chẽ chuyển đổi số."Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một vài địa phương chưa xem phong trào thi đua là động lực quan trọng để góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, chỉ chú trọng khen thưởng. Cũng có những nơi, phong trào thi đua còn hình thức, lan tỏa chưa cao. Các phong trào liên quan đến môi trường, giao thông tuy đạt hiệu quả tích cực nhưng chưa bền vững, người dân vẫn còn bức xúc", ông Được nhận xét.Năm 2025 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của cả nước, do đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn được đề nghị, các cơ quan đơn vị, quận, huyện, TP.Thủ Đức tiếp tục thực hiện tốt các quy định về thi đua, khen thưởng gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh."Mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những người đứng đầu phải có quyết tâm chính trị cao nhất để thực hiện sứ mệnh TP.HCM là đầu tàu kinh tế và tăng trưởng hai con số. Đồng thời, cùng với phong trào thi đua thường xuyên, cần phát động các phong trào thi đua đặc biệt, cao điểm, nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, xã hội số…", ông Được nói.Về chuyển đổi số, năm 2025, ông Nguyễn Văn Được đề nghị, TP.HCM cần xây dựng hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030 và nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) giai đoạn 2021 - 2025; phấn đấu đưa TP.HCM nằm trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhóm 15 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính; tỉ lệ người dân hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đạt từ 95%..."Đây là các chỉ số phấn đấu hết sức khó khăn, đặc biệt là chỉ số PCI. Thành phố chúng ta đang ở mức trung bình, để vào nhóm 5 địa phương phải phấn đấu vượt bậc. Đây cũng là một trong những cải cách mạnh mẽ mà lãnh đạo TP.HCM quyết tâm thực hiện, đem lại niềm tin cho doanh nghiệp, đem lại sự đầu tư mạnh mẽ cho thành phố", ông Được nhấn mạnh.