Cuộc gọi rác... không nghỉ lễ
Phiên chợ là sáng kiến của cô và trò Trường mầm non Tân Phong, quận 7, diễn ra từ 23.12.2024 tới hết ngày 3.1.2025. Trước khi phiên chợ diễn ra, nhà trường kêu gọi phụ huynh cùng các bé đóng góp các món đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn còn giá trị trên 70%, như: đồ chơi, sách truyện, quần áo, vật dụng trang trí… Sau khi được phụ huynh mang đến trường những món đồ dùng, đồ chơi, các cô giáo cùng với trẻ sẽ phân loại, làm sạch, tái chế, cho vào túi cẩn thận để bày trí các gian hàng theo từng chủng loại riêng biệt. Trong phiên chợ "Yêu Thương", nhiều gian hàng thú vị được bày bán, các em nhỏ, giáo viên, phụ huynh của trẻ cùng nô nức đi chợ, trải nghiệm gian hàng 0 đồng, gian hàng sách và đồ dùng trẻ em, gian hàng đồ dùng trang trí, gian hàng đồ chơi... Nét thú vị là những món đồ tại đây được bày bán với mức giá "không quy định" - tức là tùy vào lòng hảo tâm của người mua hoặc trao tặng miễn phí, tạo cơ hội cho các gia đình khác có thể tận dụng lại.Cô Phạm Bảo Hạnh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Phong, cho biết phiên chợ "Yêu Thương" không chỉ hướng đến việc góp phần cải tạo môi trường học tập, trang bị thêm mảng xanh cho nhà trường mà còn giáo dục trẻ em ý thức bảo vệ môi trường và tinh thần tương thân tương ái. "Trẻ được tham gia chọn lọc, phân loại đồ dùng, học cách chia sẻ và cảm nhận niềm vui từ việc cho đi. Đây là những bài học quý giá giúp hình thành nhân cách đẹp cho trẻ ngay từ nhỏ. Phiên chợ "Yêu Thương" cũng là cách để cô và trò cùng đón chào xuân 2025", cô Bảo Hạnh nói.Chị Trần Thị Thy Ân, phụ huynh em Bùi Trần Minh Tú hiện đang học lớp lá 4, cho hay đây là đầu tiên chị được trải nghiệm phiên chợ "Yêu Thương" do nhà trường tổ chức. Đây là một dịp để phụ huynh tăng cường kết nối với trường học, giao lưu với các phụ huynh khác. "Tôi thấy được sự sáng tạo, năng động và ý nghĩa nhân văn của phiên chợ. Từ đây các bé sẽ hiểu và biết cách sống xanh, biết chia sẻ với các bạn nhỏ khác", chị Thy Ân chia sẻ.Trong suốt thời gian diễn ra, phiên chợ "Yêu Thương" đã nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo phụ huynh và cộng đồng. Chỉ buổi chiều hôm qua, ngày 3.1, phiên chợ được phụ huynh ủng hộ 12.130.000 đồng. "Trong số các đồ dùng, đồ chơi, sách vở mà phụ huynh gửi đến phiên chợ, nhà trường dành một phần để gửi đến một số trường mầm non khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM nhằm chia sẻ niềm vui đến các bé mầm non khác. Với số tiền phụ huynh ủng hộ sau phiên chợ, nhà trường sẽ công khai minh bạch, sử dụng cho việc cải tạo môi trường xanh sạch đẹp và xây dựng không gian học tập, vui chơi lý tưởng cho trẻ", cô Bảo Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.Nhằm giúp trẻ được trải nghiệm không khí đón xuân, hiểu về tết truyền thống của quê hương, nhiều trường mầm non tại TP.HCM có những hoạt động cụ thể, để trẻ được tự tay làm sản phẩm, sống trong không khí sôi động của ngày xuân.Như Lớp mẫu giáo Tatu, TP.Thủ Đức, cho trẻ được quan sát và cùng làm mứt dừa dưới sự hướng dẫn của các cô giáo. Các bé Trường mầm non Sao Mai, quận 8 cũng vừa được sống trong không khí đón tết sớm khi trường lớp được trang trí hoa mai, hoa đào, trẻ em được cùng các cô giáo làm bánh kẹp, làm mứt mãng cầu, từ đây các trẻ được biết về nguyên liệu và cách làm ra các món ăn tết truyền thống của quê hương.Từ nay tới trước thời gian nghỉ tết Nguyên đán, các cơ sở giáo dục mầm non như Trường mầm non 19/5 Thành Phố (quận 1); Trường mầm non Thành Phố (quận 3); Trường mầm non Nam Sài Gòn (quận 7)... đều có nhiều hoạt động như phiên chợ tết, các gian hàng để trẻ học gói bánh chưng, khắc dưa hấu, làm mứt tết, thêu tranh ngày tết, cắt dán tô màu linh vật của năm... vừa giúp trẻ được rèn luyện sự khéo léo của đôi tay (vận động tinh), biết cách làm việc nhóm, đồng thời để giúp trẻ được vui đón xuân, lồng ghép các bài học trực quan về tình cảm gia đình, phong tục tập quán quê hương, các hoạt động đều có sự tham gia của phụ huynh để tăng cường sự kết nối gia đình và nhà trường...Giải bóng rổ VBA 2023: Đương kim vô địch Saigon Heat quá mạnh
Động cơ, vận hành
Cảm hứng về quê, lên núi cao bất tận trong những bộ ảnh thời trang xuân
Hamas dự kiến sẽ thả thêm các con tin Israel vào cuối tuần trước để đổi lấy tự do cho các tù nhân và những người Palestine khác đang bị giam giữ tại Israel, như đã diễn ra trong ba tuần qua.Một phát ngôn viên của cánh quân sự Hamas cho biết các vi phạm của Israel bao gồm việc ngăn cản người Palestine trở về miền bắc Dải Gaza, bắn vào người Palestine bằng pháo và súng, cũng như ngăn chặn viện trợ nhân đạo vào khu vực này.Bộ trưởng Quốc phòng Israel cho biết tuyên bố của Hamas là vi phạm thỏa thuận ngừng bắn và ông đã chỉ đạo quân đội sẵn sàng ở mức cao nhất tại Gaza. Các cuộc biểu tình tại Tel Aviv vào hôm 10.2 đã yêu cầu đảm bảo an toàn cho tất cả các con tin trở về."Chúng tôi đang dần quen với việc thấy người của mình trở về, đôi khi trong tình trạng tồi tệ, nhưng còn sống. Và chúng tôi mong đợi thỏa thuận này sẽ tiếp tục cho đến khi kết thúc hoàn toàn và các điều kiện được đáp ứng đầy đủ."Một nhóm đại diện cho gia đình các con tin kêu gọi các bên trung gian ngăn chặn nguy cơ thỏa thuận bị phá vỡ, trong khi một nhóm cựu chiến binh Israel cáo buộc chính phủ cố tình phá hoại thỏa thuận.Cho đến nay, 16 trong số 33 con tin dự kiến được thả trong giai đoạn đầu tiên 42 ngày của thỏa thuận đã được trở về nhà. 5 con tin người Thái Lan cũng đã được trả tự do trong một đợt trao trả không theo kế hoạch. Đổi lại, Israel đã phóng thích hàng trăm tù nhân và người bị giam giữ.Sau tuyên bố của Hamas, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tự đưa ra một tối hậu thư, theo đó mọi con tin phải được thả ra trước 12 giờ trưa thứ bảy ngày 15.2. "Đây là ý tôi. Israel có thể bỏ qua ý này, như theo tôi thì thứ bảy vào đúng 12 giờ. Nếu con tin không được thả ra, thì địa ngục sẽ giáng xuống", ông Trump nói.Trong khi đó, người dân Gaza đang cố gắng xây dựng lại cuộc sống tại vùng đất tan hoang. Thông báo bất ngờ này được đưa ra trong bối cảnh thỏa thuận ngừng bắn vốn mong manh từ khi bắt đầu vào ngày 19.1 nhưng vẫn được tuân thủ, dù đã có một số sự cố trong đó lực lượng Israel giết chết nhiều người Palestine, còn Hamas chậm trễ trong việc cung cấp danh sách các con tin dự kiến được thả.Các tổ chức viện trợ cho biết lượng hàng viện trợ vào Gaza đã tăng lên kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực. Các cuộc đàm phán về giai đoạn thứ hai của thỏa thuận ngừng bắn đã bắt đầu từ tuần trước nhưng chưa có dấu hiệu tiến triển đáng kể.
Trong thời gian 14 ngày vừa qua, ban tổ chức đã tạo mọi điều kiện ăn ở, sinh hoạt để các tác giả yên tâm sáng tác. Các nhà văn lớn tuổi như Lại Văn Long, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Nguyễn Hiệp, Nguyễn Trí... đã bày tỏ sự ngạc nhiên và cảm ơn trước khâu chuẩn bị chỉn chu, tận tâm của ban tổ chức để các tác giả có thể "toàn tâm toàn trí" cho việc viết lách.
Lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết kém sắc
Sáng nay (ngày 9.1), ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất - thương mại Phước Thành IV ở Vĩnh Long, cho biết: Trong liên tiếp 2 ngày nay, giá lúa gạo nội địa tăng mạnh trở lại. Ngày hôm qua, giá gạo lứt (gạo nguyên liệu) tăng bình quân 300 đồng và sáng nay tăng thêm 500 đồng/kg. Tương tự, lúa tươi trong dân cũng tăng khoảng 1.000 đồng/kg, cụ thể, lúa thường giống IR 50404 tăng từ 5.400 - 5.500 đồng lên 6.400 - 6.500 đồng/kg, còn các giống lúa thơm từ 6.200 nay tăng lên khoảng 7.000 đồng/kg.Một số doanh nghiệp ở ĐBSCL cũng xác nhận giá lúa gạo tăng mạnh trở lại. Ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), nói: Hôm nay, giá gạo xuất khẩu tăng bình quân từ 20 - 30 USD/tấn tùy loại, đặc biệt các loại gạo thơm chất lượng cao như OM5451 và ĐT8. Trong khi thị trường Philippines vẫn còn nghỉ Tết Dương lịch thì các doanh nghiệp Trung Quốc tranh thủ mua vào để phục vụ Tết Nguyên đán, bên cạnh đó thị trường các nước châu Phi cũng tăng mua. Các doanh nghiệp giải thích, trong nước sau giai đoạn giảm sâu họ nắm bắt cơ hội để mua vào, giảm áp lực cho người nông dân. Tương tự, sau đợt nghỉ Tết Dương lịch các nhà nhập khẩu gạo cũng bắt đầu quay lại thị trường tranh thủ cơ hội giá tốt. Nhờ nhiều yếu tố tích cực xuất hiện nên thị trường khởi sắc trở lại.Trước đó, ngày 7.1, trong cuộc họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Công thương, liên quan đến giá lúa gạo giảm mạnh, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, doanh nghiệp và người dân cần trợ lực từ nhiều bên. Cụ thể, ngân hàng hỗ trợ vay vốn để tăng cường mua gạo tích trữ nhân lúc giá đang xuống thấp, giúp bình ổn thị trường trong nước. Bên cạnh đó, ngành tài chính nhanh chóng hoàn tất thủ tục hoàn thuế VAT để doanh nghiệp có điều kiện xoay vòng vốn.Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt tới 9,18 triệu tấn, kim ngạch 5,75 tỉ USD; tăng 12% về lượng và 23% về giá trị so với năm 2023. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 627 USD/tấn, tăng 9% so với năm 2023.