Sinh viên nhắn 'chủ mới' cách ly ở ký túc xá: 'Mọi người cứ coi đây là nhà'
Kết thúc AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik về Hàn Quốc nghỉ phép vào ngày 10.1. Trước khi trở lại quê nhà, ông Kim tiết lộ với Thanh Niên trong cuộc trả lời trực tuyến: "Tôi rất nhớ gia đình. Lần này khi quay lại Việt Nam, tôi sẽ mang theo cả vợ và con gái. Gia đình chúng tôi sẽ đón Tết Nguyên đán ở Hà Nội".Phát biểu tại cuộc họp báo sau chiến thắng chung cuộc trước Thái Lan và đăng quang ngôi vô địch AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik rất tự hào về màn trình diễn của các học trò. Ông khẳng định: “Trận đấu này là trận đấu lịch sử. Chúng tôi phải thi đấu trên một SVĐ khó nhằn, trải qua một trận đấu khó khăn. Nhờ sự ủng hộ của tất cả người hâm mộ Việt Nam, đội tuyển mới có thể giành chiến thắng. Cảm ơn các cầu thủ đã không từ bỏ, đã chiến đấu đến cùng. Tôi từng vô địch K-League. Nhưng đấy là cấp CLB. Với đội tuyển quốc gia, đây là chức vô địch đầu tiên của tôi. Nó có ý nghĩa rất lớn”.Còn khi trở về quê hương Hàn Quốc để nghỉ phép hôm 10.1, trả lời báo chí Hàn Quốc, ông Kim một lần nữa nhấn mạnh: "Tôi rất hạnh phúc khi cùng đội tuyển Việt Nam giành được chức vô địch giải đấu lớn nhất Đông Nam Á với thành tích bất bại. Trận chung kết lượt về giống như một bộ phim kịch tính, vô cùng ấn tượng. Đã có những tình huống chưa từng trải qua khiến tôi bất ngờ, nhưng tôi và toàn đội đã đoàn kết, đồng tâm hiệp lực để xử lý một cách khéo léo. Đặc biệt, bàn thua thứ hai do lỗi chơi phi thể thao của cầu thủ Thái Lan là khoảnh khắc nguy hiểm nhất, nhưng chính tình huống đó lại trở thành động lực giúp Việt Nam giành chiến thắng. Tôi rất tự hào vì để đi đến chiến thắng cuối cùng, chúng tôi đã trải qua một hành trình khó khăn. Việc làm sao để đảm bảo thể lực, thể trạng cho các cầu thủ là thách thức lớn nhất mà chúng tôi đã vượt qua một cách ngoạn mục. Trong vòng chưa đầy một tháng, chúng tôi đã phải chơi 8 trận và 4 lần phải di chuyển bằng máy bay. Tôi và các cầu thủ đều rất mệt mỏi. Chúng tôi đã phải chăm sóc từng chi tiết, từ thể lực đến chấn thương và dinh dưỡng. Các cầu thủ Việt Nam thực sự mạnh mẽ và kiên nhẫn vượt qua mọi khó khăn mà không phàn nàn, không kêu ca".Ông Kim Sang-sik cũng nhấn mạnh: "Công việc của tôi còn rất bộn bề. Tôi muốn tìm kiếm những tài năng mới để giúp bóng đá Việt Nam cạnh tranh mạnh mẽ hơn ở đấu trường châu Á. Vòng loại Asian Cup 2027 là thử thách trước mắt còn cuối năm nay là SEA Games. Tất cả đang chờ phía trước, vì vậy đây chỉ là khởi đầu".Ông Kim sẽ tái khởi động công việc bằng việc lại tiếp tục dự khán các trận đấu tại V-League và giải hạng nhất. Dự kiến ông Kim Sang-sik sẽ đến sân Hàng Đẫy xem trận đội Công an Hà Nội gặp SLNA vào ngày 18.1. Chuỗi ngày nghỉ phép của ông từ ngày 10.1, trở lại Hà Nội ngày 17.1.3 tháng cuối năm, cả TP.HCM mới bán được khoảng 100 căn hộ
Theo Hãng AP, tuần đầu tiên trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phần nào hé lộ những dấu hiệu về diễn biến tại Nhà Trắng trong những năm tới.Chỉ trong vòng vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông Trump đã ân xá cho hơn 1.500 người bị kết án hoặc bị buộc tội trong vụ tấn công Đồi Capitol ngày 6.1.2021, trong đó có những người tấn công gây thương tích cảnh sát. Đây là động thái đầu tiên trong số nhiều quyết định của ông Trump nhằm tưởng thưởng đồng minh và trừng phạt người chỉ trích. Theo AP, ông Trump không còn thấy bị kìm hãm vì không cần quan tâm đến tái tranh cử do đã đạt giới hạn 2 nhiệm kỳ. Hơn nữa, ông không lo ngại hậu quả phát lý sau khi Tòa án Tối cao Mỹ mở rộng quyền miễn trừ cho tổng thống.Ở chiều ngược lại, ông Trump ngừng gia hạn các biện pháp bảo vệ đối với tiến sĩ Anthony Fauci (cựu cố vấn về đại dịch Covid-19 dưới thời ông Trump), cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo. Đây là những nhân vật bị đe dọa tính mạng, và đã liên tục được bảo vệ trong nhiệm kỳ cựu Tổng thống Joe Biden. Ông Trump cũng hủy bỏ chứng nhận an ninh - tức một loại giấy phép giúp các quan chức tiếp cận tài liệu nhạy cảm - đối với các cựu quan chức chính phủ đã chỉ trích ông, trong đó có cựu Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mark Milley.Trong những ngày đầu nhậm chức, Tổng thống Trump chứng minh được ông và đội ngũ của mình đã rút ra nhiều bài học từ 4 năm nhiệm kỳ đầu, cùng 4 năm bị đẩy ra ngoài rìa.Ông Trump nhanh chóng tận dụng thời gian để tạo dấu ấn ngay trong ngày đầu tiên với gần 200 sắc lệnh hành pháp và bản ghi nhớ chính sách, và thay thế các quan chức cũ. Hành động của tân tổng thống phản ánh mức độ tổ chức kỹ lưỡng mà ông không có được trong nhiệm kỳ đầu.Chỉ trong vài ngày, ông xóa đi công sức 4 năm của chương trình thúc đẩy đa dạng, công bằng và hòa nhập trong cơ quan liên bang, hủy bỏ các rào cản hành pháp của ông Biden về trí tuệ nhân tạo (AI) và tiền điện tử, điều thêm quân đội đến biên giới với Mexico và cứng rắn trong quyết định trục xuất người nhập cư.Trong nhiệm kỳ đầu tiên, các sắc lệnh hành pháp ban đầu của ông Trump mang tính biểu tượng hơn là thực chất, và phần lớn bị Tòa án Tối cao bác bỏ. Lần này, dù vẫn có những giới hạn về thẩm quyền, giới quan sát cho rằng Tổng thốngTrump đã thành thạo hơn trong việc tận dụng thẩm quyền của ông chủ Nhà Trắng.Bài phát biểu nhậm chức của ông Trump được cho là mang giọng điệu tương đối trung dung, tuy nhiên chỉ một tiếng sau đó, công chúng và giới chính trường lại thấy được điều thể hiện tính cách đặc biệt của tổng thống Mỹ thứ 47. Đó là khi ông Trump công kích dữ dội người tiền nhiệm Biden, Bộ Tư pháp Mỹ và các đối thủ chính trị. Sau 8 năm trong chính trường, ông đã có nhiều kinh nghiệm và tổ chức tốt hơn, nhưng đó vẫn là một Donald Trump luôn muốn mình nổi bật nhất ở tâm điểm thảo luận của nước Mỹ.Hệ thống tư pháp Mỹ được dự báo sẽ có nhiều cuộc đối đầu pháp lý với Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ 2. Ngay trong ngày đầu tiên, ông Trump đã ký sắc lệnh hủy quyền công dân theo nơi sinh, được quy định trong Tu chính án thứ 14 từ hơn 1 thế kỷ trước.Thẩm phán tòa án quận John Coughenour cho đó là "sắc lệnh vi hiến trắng trợn" và đã ngăn chặn. Sự đối đầu giữa ông Trump và tòa án không chỉ quyết định số phận của những hành động gây tranh cãi của ông Trump, mà quyết định cả mức độ tận dụng quyền lực của các tổng thống trong tương lai.Tổng thống Trump gọi dầu mỏ là "vàng lỏng", và tin rằng giá dầu sẽ giảm khi Mỹ cùng OPEC khai thác nhiều hơn. Từ đó, lạm phát sẽ bị kéo giảm, và Nga không còn thu được nhiều tiền để chi cho cuộc xung đột ở Ukraine. Đối với ông Trump, dầu mỏ là câu trả lời, là tương lai, bất chấp nguy cơ biến đổi khí hậu.Xuất hiện trong lễ nhậm chức của ông Trump là tập hợp các tỉ phú giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, họ lại là đối thủ của nhau. Bắt tay với những người giàu nhất giới công nghệ đồng nghĩa việc ông Trump có thể vướng vào những màn đối đầu giữa họ. Động thái đối đầu đã xuất hiện sau khi ông Trump công bố khoản đầu tư AI 500 tỉ USD từ 2 công ty OpenAI và SoftBank. Tỉ phú Elon Musk chỉ trích rằng SoftBank không có khoản tiền lớn như trên, và con số đầu tư chỉ là phóng đại, nhưng Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman khẳng định có đủ nguồn tài trợ.Sự hâm mộ của ông Trump dành cho Tổng thống thứ 25 của Mỹ William McKinley thể hiện ngay trong ngày nhậm chức, với việc ký sắc lệnh đổi tên núi Denali ở bang Alaska thành núi McKinley. Ông Trump được cho là ưa thích chính sách thuế quan của cố tổng thống McKinley và cho rằng nước Mỹ từng ở giai đoạn thịnh vượng nhất vào thập niên 1890, khi ông McKinley tại nhiệm.Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng chính sách của ông McKinley không phải là hình mẫu hợp lý cho thế kỷ 21. Theo tổ chức nghiên cứu chính sách thuế Tax Foundation, doanh thu thuế liên bang năm 1900, thời điểm ông McKinley tái đắc cử, chỉ đạt 3% tổng doanh thu nền kinh tế. Trong khi đó, doanh thu thuế hiện nay chiếm 17% tổng doanh thu nhưng vẫn không đủ gồng gánh chi tiêu chính phủ.
Về đất sen, thương quý con người cụ Nguyễn Sinh Sắc
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Ngày 19.3, trên các nhóm mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài hơn 16 giây ghi lại hình ảnh một người được cho là tu sĩ tử vong trong tình trạng lõa thể tại ngôi chùa ở Vĩnh Long, kèm theo nhiều thông tin trái chiều.Các bình luận cho rằng tu sĩ bị sát hại, do hiện trường xáo trộn, có nhiều cờ lê, mỏ lếch...; thi thể nằm trong thùng gỗ và đã tử vong nhiều ngày...Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Phan Ngọc Tính, Phó giám đốc Công an tỉnh, người phát ngôn của Công an tỉnh Vĩnh Long, cho biết theo biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thì vị tu sĩ này tử vong do bệnh lý vỡ mạch máu não; không ghi nhận thương tích hay tổn thương từ bên ngoài.Theo đó, khoảng 19 giờ 30 ngày 17.3, các sư trong chùa Giác Thiên (P.4, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) phát hiện mùi hôi thối bốc ra từ thất (phòng) của một tu sĩ. Cửa phòng khóa, khi các sư mở được cửa thì thấy tu sĩ này tử vong trong tình trạng lõa thể nên giữ nguyên hiện trường, báo lực lượng công an.Theo biên bản khám nghiệm tử thi, tu sĩ tử vong trong giai đoạn phân hủy mạnh; mô não không thuần nhất, nhiều vị trí có màu đỏ sẫm. Các bộ phận không phát hiện tổn thương... Kết luận tử vong do bệnh lý xuất huyết não.Tu sĩ tên là H.A.T (pháp danh Thích Pháp N., 62 tuổi, quê TP.Phan Thiết, Bình Thuận), vào tu tại chùa nói trên từ năm 2000. Thượng tọa Thích Lệ Lạc, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, cho biết cơ quan công an xác định tu sĩ này tử vong do đột quỵ nên đã bàn giao cho nhà chùa an táng theo phong tục địa phương.Qua vụ việc nêu trên, cơ quan công an khuyến cáo người dân không chia sẻ, bình luận các vụ việc chưa được cơ quan chức năng kết luận, tránh làm xôn xao dư luận và có thể vi phạm pháp luật.
Cạo râu thường xuyên sẽ khiến râu ra nhiều và dày hơn?
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.