Mách bạn những ý tưởng thiết kế nhà bếp đơn giản mà đầy lôi cuốn
Ở bài tập thứ hai, những tay lái tham gia sẽ rèn kỹ năng vần vô lăng, hãm thắng, đạp lút chân ga để đưa "chiến mã bất kham" 718 Boxster GTS vượt qua các chướng ngại vật trên sa hình. Bên cạnh âm thanh phấn khích, những ai trực tiếp cầm lái còn cảm nhận được sức mạnh vận hành và khả năng cân bằng ấn tượng của mẫu xe này mỗi khi vào cua.Chiếc váy ‘hoa hồng’ siêu đặc biệt của Chi Pu tại sân khấu quốc tế
Trước thềm năm mới, diễn viên Thanh Trúc thực hiện bộ ảnh áo dài tại một số địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM. Bước sang tuổi 30, cô khiến nhiều người trầm trồ bởi nhan sắc trẻ trung, rạng rỡ. Dịp này, sao nữ 9X cũng có dịp nhìn lại chặng đường hoạt động nghệ thuật của mình, đồng thời bật mí những kế hoạch cho năm 2025.
Hàng nghìn người hưởng ứng Olympic Paris 2024, VĐV Việt Nam vẫn nỗ lực không ngừng
Timeanddate.com cho biết Valentine 14.2 năm nay sẽ là cơ hội tuyệt vời để kỷ niệm tình yêu lãng mạn dưới ánh trăng rực rỡ trên bầu trời đêm. Ngày lễ tình nhân trùng với dịp trăng tròn - biến nó thành ngày "lễ trăng tròn" ở 29 quốc gia, từ Albania đến Việt Nam.Như báo Thanh Niên đã thông tin, trăng tròn thực tế diễn ra sớm hơn 2 ngày, vào ngày 12.2 mới đây. Làm sao chúng ta có thể nói về ngày Valentine với trăng tròn tháng 2, nếu độ chiếu sáng tối đa đã qua? Theo chuyên gia, độ chiếu sáng của mặt trăng thay đổi chậm. Với mắt thường, mặt trăng có thể trông tròn trong vài ngày. Vào ngày 14.2 hôm nay, mặt trăng vẫn sáng, với độ chiếu sáng từ 99% đến 96% tùy thuộc vào múi giờ.Quan trọng hơn, trăng gần tròn có thể là lựa chọn tốt hơn cho một bữa tối lãng mạn, như lễ tình nhân. Khi một ngày lễ, ngày kỷ niệm hoặc ngày lễ diễn ra cùng lúc với thời điểm mặt trăng được chiếu sáng ít nhất 98%, chúng ta thường gọi đó là ngày lễ trăng tròn.Theo định nghĩa, trăng tròn xảy ra khi mặt trăng đối diện với mặt trời trên bầu trời. Vài ngày sau thời điểm có độ sáng tối đa, mặt trăng sẽ mọc muộn hơn vào buổi tối trên bầu trời tối hơn mà không bị cản trở bởi ánh hoàng hôn, là thời điểm lý tưởng cho một bữa tối lãng mạn.Trăng tròn có thể tròn đến mức nào? Đối với các nhà thiên văn học, trăng tròn kết thúc trong chớp mắt. Đó là khoảnh khắc mặt trăng nằm đối diện với mặt trời trên bầu trời và được chiếu sáng hoàn toàn (ít nhất 99,8%). Tuy nhiên, đối với người quan sát, trăng tròn có thể kéo dài trong nhiều ngày khi mắt chúng ta không thể phân biệt được nhiều giữa độ sáng 98% và 100%.Timeanddate.com cho biết các ngày lễ trên khắp thế giới trùng với thời điểm mặt trăng sáng ít nhất 98% sẽ được họ gọi là "ngày lễ trăng tròn". Vào ngày lễ tình nhân năm nay sẽ là "ngày lễ trăng tròn" ở 29 quốc gia trên thế giới bao gồm Việt Nam. Theo chuyên gia, "ngày lễ trăng tròn" là một dịp đặc biệt. Chỉ có khoảng 7% các ngày lễ tắm mình dưới ánh trăng mỗi năm. Theo cơ sở dữ liệu của Timeanddate.com, trong số 6.990 ngày lễ chỉ có 486 (6,95%) là ngày "ngày lễ trăng tròn" 2025.
Tiêu chuẩn này yêu cầu khắt khe về mọi mặt của quy trình sản xuất ra sản phẩm, từ vật liệu, năng lượng, tái chế bao bì, sử dụng nước đến giảm thiểu carbon... Đáng chú ý, các nhà máy IMP2 và IMP3, IMP cũng xây dựng hệ thống xử lý nước thải ban đầu theo tiêu chuẩn châu Âu. Công ty tổng hợp số liệu phát thải carbon hằng quý, đồng thời phối hợp với các phòng ban trình Hội đồng Quản trị phê duyệt các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2025. Sự tuân thủ khắt khe này đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho IMP cũng như cho môi trường và hệ sinh thái trên địa bàn mà công ty hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhức nhối xe dù, bến cóc tại TP.HCM: Kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.