Trao 192 tỉ đồng tiền trúng số Vietlott cho khách hàng tại TP.HCM
Ngày 23.2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) đang tạm giam Đặng Quang Vinh (46 tuổi, ở H.Bình Chánh) để điều tra về hành vi cướp giật tài sản và Nguyễn Thanh Huy (31 tuổi, ở Q.Tân Bình) về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.Theo đó, khoảng 13 giờ ngày 17.2, Công an P.12 (Q.Tân Bình) nhận tin báo của chị N. bị một người đi xe máy cướp giật điện thoại trị giá 32 triệu đồng trên đường Nguyễn Thái Bình.Nhận tin báo, Công an P.12, Công an Q.Tân Bình phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM vào cuộc truy xét nghi phạm.Chỉ sau 8 giờ truy xét, các trinh sát đã bắt được nghi phạm tại H.Bình Chánh đưa về công an phường làm rõ.Bước đầu, tại trụ sở công an, Vinh khai nhận hành vi phạm tội. Vinh có 3 tiền án tội cướp giật tài sản.Công an cũng bắt giữ đồng phạm hỗ trợ tiêu thụ tài sản bị cướp giật là Huy, người này có 2 lần đưa đi cai nghiện bắt buộc, 1 tiền án tội trộm cắp tài sản. Qua kiểm tra, Vinh và Huy đều dương tính với ma túy. Công an sau đó cũng thu hồi tài sản trao trả lại cho nạn nhân.Ngô nướng Hà Nội
Ngày 2.2, Sở VH-TT-DL Lâm Đồng cho biết, tổng lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh từ ngày 25.1 đến ngày 2.2 (từ 26 tết đến mùng 5 tết Ất Tỵ) ước đạt 380.000 lượt, tăng 35,7% so với dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Trong đó khách quốc tế ước đạt 27.000 lượt, tăng 35% so với tết năm trước, khách qua lưu trú ước đạt 270.000 lượt (tăng 68,8% so với dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Du khách đến Lâm Đồng tập trung chủ yếu từ ngày 30.1 - 1.2 (mùng 2 - 4 Tết Ất Tỵ). Thời điểm này, các khách sạn từ 3 - 5 sao phục vụ với công suất từ 75 - 85%, các loại hình khác công suất đạt khoảng 60 - 70%. Trong khi đó, UBND TP.Đà Lạt cho biết, lượng khách đến du xuân TP.Đà Lạt dịp Tết Ất Tỵ giảm so với tết năm trước. Cụ thể, số liệu thống kê lượng du khách đến các khách sạn, nhà nghỉ có đăng ký lưu trú từ ngày 24.1 (25 tết) đến đêm 1.2 (mồng 4 Tết Ất Tỵ) đạt 102.112 lượt khách, giảm 33.053 khách so với dịp Tết Giáp Thìn 2024. Trong đó khách nước ngoài giảm mạnh, chỉ có 12.889 khách, giảm 16.283 khách. Theo thống kê đêm 31.1 (mùng 3 tết) lượng khách đăng ký lưu trú cao nhất, nhưng chỉ đạt hơn 30.000 khách.Trong những ngày nghỉ Tết Ất Tỵ không xảy ra tội phạm hình sự, cũng như tội phạm ma túy. Trên địa bàn TP.Đà Lạt không xảy ra tai nạn hoặc va chạm giao thông; liên quan đến pháo nổ đêm giao thừa chưa phát hiện vi phạm.Ghi nhận của phóng viên ngày 2.2, kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ đã hết nhưng du khách vẫn tiếp tục lên Đà Lạt du xuân, lượng du khách đi bằng xe máy nhiều hơn những ngày đầu năm Ất Tỵ. Người dân từ các huyện trong tỉnh Lâm Đồng như Lạc Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương… đến Đà Lạt du xuân bằng xe máy và ô tô khá nhiều khiến đường phố Đà Lạt nhộn nhịp.Những ngày này các cung đường phố núi Đà Lạt rạo rực sắc xuân bởi mai anh đào nở rộ khiến khách du xuân thích thú và thỏa mãn.
Bắt 2 vợ chồng lập công ty bất động sản lừa đảo hơn 100 tỉ
Tối qua 20.3, tại khuôn viên tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ởTP.Tam Kỳ (Quảng Nam), Tỉnh đoàn Quảng Nam chính thức khai mạc hội trại "Thanh niên Quảng Nam tự tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới" với sự tham gia của hơn 1.000 trại sinh.Hội trại chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24.3.1975 – 24.3.2025), 95 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (28.3.1930 – 28.3.2025) và 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 – 26.3.2025).Phát biểu khai mạc, anh Hoàng Văn Thanh, quyền Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Nam, cho biết hội trại "Thanh niên Quảng Nam tự tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới" có quy mô toàn tỉnh bao gồm 20 đơn vị lều trại đến từ các huyện, thị, thành Đoàn và đoàn trực thuộc, với hơn 1.000 trại sinh tham gia.Hội trại kéo dài dden ngày 22.3 với nhiều hoạt động ý nghĩa như hành trình về nguồn, thi trò chơi lớn, múa hát tập thể, dân vũ, khiêu vũ nghệ thuật, các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, sinh hoạt lửa trại…Đặc biệt, trong chương trình hội trại, Tỉnh đoàn sẽ tổ chức diễn đàn "Đảng là lẽ sống của tôi" và tuyên dương gương đảng viên trẻ tiêu biểu toàn tỉnh Quảng Nam.Theo anh Thanh, hội trại là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là dịp để thế hệ trẻ ôn lại truyền thống hào hùng của quê hương, hun đúc thêm tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, đồng thời khẳng định vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc xây dựng và phát triển Quảng Nam.Trong sáng qua 20.3, Tỉnh đoàn Quảng Nam cũng đã tổ chức hoạt động hành trình về nguồn với chủ đề "Vang mãi bản hùng ca chiến thắng" tại 5 địa chỉ đỏ trên địa bàn tỉnh: Khu căn cứ Nước Oa (xã Trà Tân, H.Bắc Trà My), Khu di tích cách mạng Phước Trà (xã Sông Trà, H.Hiệp Đức), Khu di tích Nước Là (xã Trà Mai, H.Nam Trà My), Khu di tích căn cứ Đặc ủy Quảng Đà (xã Duy Sơn, H.Duy Xuyên), Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Quảng Nam (xã Tiên Sơn, H.Tiên Phước).Sau khi dâng hoa, dâng hương và tham quan, tìm hiểu địa chỉ đỏ, các bạn trẻ đã hội quân về tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng để viếng hương và tham gia hoạt động hội trại...
Sáng ngày 9.1, PV Thanh Niên đã có trên đường Phạm Ngọc Thạch và Hùng Vương, tuyến đường chính từ Đại lộ Bình Dương tới Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, nơi có nhiều tài xế phản ánh về tình trạng ùn ứ giao thông xảy ra thường xuyên vào giờ cao điểm. Theo phản ánh của nhiều tài xế, nguyên nhân dẫn đến ùn ứ giao thông trên đường Phạm Ngọc Thạch và Hùng Vương do thời gian chờ đèn xanh, đỏ chưa được bố trí hợp lý. Nhiều tài xế sợ bị phạt nguội do người dân chụp hình vi phạm hoặc hình ảnh từ camera hành trình gửi đến cơ quan chức năng."Chẳng hạn như đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư Phạm Ngọc Thạch và Mỹ Phước Tân Vạn ở 2 chiều đường (ra và vào Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương) thời gian chờ đèn đỏ là 90 giây, trong khi đó thời gian đèn xanh chỉ có 25 giây. Chính vì thế, khi đèn đỏ thì phương tiện phải sắp hàng kéo dài, nhưng khi chuyển qua đèn xanh quá ngắn thì chỉ có vài xe phía trước vượt qua, tất cả phải ở lại vì lỡ vượt mà đèn chuyển màu (vàng hoặc đỏ) thì rất dễ bị dính phạt nguội. Vậy là ùn tắc rất khó tránh khỏi", một tài xế bày tỏ bức xúc. Cũng theo phản ánh của tài xế, khoảng cách của ngã tư này cũng khá lớn nên với thời gian 25 giây đèn xanh để vượt qua là rất khó, đặc biệt vào giờ cao điểm.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, vào giờ cao điểm (sáng từ 6 - 8 giờ; chiều từ 16 giờ 30 - 18 giờ 30) đoàn xe ra vào hướng Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương trên đường Phạm Ngọc Thạch ùn ứ kéo dài hơn 1km. Nhiều xe phải chờ 4-5 lượt đèn đỏ (hướng từ Trung tâm hành chính tỉnh ra Đại lộ Bình Dương) mới qua được ngã tư này.Ngoài ra, vào giờ cao điểm, trên đường Mỹ Phước Tân Vạn cấm xe container theo giờ (sáng từ 6- 8 giờ; chiều từ 16 giờ 30 phút - 18 giờ 30 phút) nên lưu lượng xe lưu thông trên tuyến đường này không cao như ở đường Phạm Ngọc Thạch và Hùng Vương, nhưng có nhiều cán bộ, công chức và người dân đi làm ra, vào thành phố mới Bình Dương khá đông nên tình trạng ùn tắc khó hạn chế được.Tương tự, tại nút giao đường Hùng Vương và Phạm Ngọc Thạch cũng thường xảy ra ùn ứ giao thông, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Cụ thể, tại đèn tín hiệu giao thông trên đường Phạm Ngọc Thạch rẽ vào đường Hùng Vương thời gian đèn đỏ là 70 giây và đèn xanh là 30 giây. Chiều ngược lại đèn xanh là 25 giây và đèn đỏ 70 giây, gây ùn ứ vào giờ cao điểm.Ngày 9.1, lãnh đạo Sở GTVT Bình Dương cho biết sẽ phối hợp với Tổng công ty Becamex và UBND TP.Thủ Dầu Một tiến hành khảo sát và điều chỉnh thời gian của đèn tín hiệu giao thông trên các tuyến đường Phạm Ngọc Thạch, Hùng Vương cho phù hợp giảm ùn ứ giao thông tại đây. Lãnh đạo Sở GT-VT Bình Dương cho biết thêm: "Do thời điểm cuối năm nên lưu lượng phương tiện giao thông qua đường Hùng Vương và Phạm Ngọc Thạch khá lớn nên có thể xảy ra ùn ứ cục bộ". Ngoài ra, đại diện Đội CSGT Công an TP.Thủ Dầu Một cũng nhận định, do quy định tăng mức xử phạt vi phạm giao thông và phạt nguội qua hình ảnh, tài xế phải chấp hành các quy định nên khi tham gia giao thông phải thận trọng hơn.
Nhà quê... Trà Vinh
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng việc nghiên cứu sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện là chủ trương phù hợp. Mô hình tổ chức chính quyền trên thế giới chú trọng xây dựng chính quyền 2 đầu mạnh là tỉnh mạnh và cơ sở (xã, phường) mạnh. Còn chính quyền trung gian ở giữa do chính quyền tỉnh đưa về một khu vực hoặc vùng nào đó thuộc một vài xã, phường để đại diện chính quyền tỉnh quản lý ở khu vực, cơ sở đó."Đây cũng là mô hình chính quyền tiến bộ, hiện đại hiện nay", GS Trần Ngọc Đường nói.*Ông đánh giá việc bỏ cấp huyện - một cấp chính quyền địa phương, có thuận lợi và khó khăn gì?GS Trần Ngọc Đường: Để đánh giá lợi, hại của việc bỏ cấp huyện cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đồng thời để thực hiện cho tốt chủ trương này bởi lâu nay chính quyền địa phương chúng ta quen với mô hình 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).Nhưng bước đầu tôi cho rằng, nếu bỏ cấp huyện cũng có nhiều thuận lợi. Thuận lợi thứ nhất sẽ tạo ra không gian tương đối rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội mà không bó hẹp trong quận, huyện nào đó. Đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực để phát triển.Thứ nữa, việc này thực hiện đúng chủ trương của Đảng là tinh giản để giảm tầng nấc trung gian, tăng ngân sách cho Nhà nước, bớt chi phí cho bộ máy của quận, huyện hiện nay cũng rất nhiều.Thêm vào đó, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở là xã, phường thuận lợi hơn rất nhiều khi công nghệ thông tin phát triển.Tuy nhiên, việc này bước đầu cũng có thể tạo ra một số cản trở do nhận thức chưa đầy đủ nên nghi ngại, lo lắng về quản lý Nhà nước có thực hiện được không, chính quyền cấp trên, cấp dưới xa nhau như thế liệu có quan liêu hay không?Những nghi ngại này là từ thực tiễn và phải giải quyết. Do đó, cần tuyên truyền, giáo dục để có nhận thức thống nhất, thông suốt về việc nghiên cứu bỏ cấp trung gian quận, huyện.*Nếu bỏ cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc phân cấp, phân quyền?- Nếu bỏ cấp trung gian cấp huyện sẽ bỏ được việc phân cấp, phân quyền qua cấp huyện mà sẽ phân cấp, phân quyền thẳng từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường. Bỏ được một khâu trung gian đó sẽ giúp môi trường quản lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn.Trước đây triển khai vấn đề gì sẽ phải qua quận, huyện mới xuống xã, phường thì nay sẽ triển khai thẳng từ tỉnh, thành xuống xã, phường.*Với định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành, theo ông nên tiến hành theo hướng thế nào là phù hợp khi cả nước hiện nay có 63 tỉnh, thành?- Tôi cho rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, T.Ư cũng đã có nghiên cứu và có thể sẽ không còn 63 tỉnh, thành nữa mà sẽ nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành lại để tạo ra thế mạnh cho vùng, liên kết vùng tốt hơn.Trước đây có thời kỳ chúng ta chỉ có 38 tỉnh, thành thôi nhưng có thể sẽ còn gom nhỏ hơn nữa để tạo ra vùng có thế mạnh liên kết với nhau. Như tạo ra vùng vừa có biển, có rừng, đồng bằng - có thể hợp nhất một số tỉnh có biển với một số tỉnh không có biển để tạo thế mạnh về biển, tạo thành một vùng có thế mạnh rộng lớn.Tôi nghĩ rằng, Bộ Chính trị, T.Ư Đảng đã có nghiên cứu nhưng sẽ phải làm từng bước.*Khi nghiên cứu sáp nhập tỉnh thì nên tính toán như thế nào, khi hiện nay các tiêu chí sáp nhập đơn vị hành chính chỉ là dân số và diện tích?Tôi cho rằng khi nghiên cứu việc sáp nhập một số tỉnh, thành sẽ phải có các tiêu chí cụ thể để tạo sự đồng thuận cũng như động lực phát triển mạnh mẽ. Nếu không có tiêu chí mà cứ sáp nhập theo ý muốn chủ quan sẽ không được và còn có thể tạo ra vùng lủng củng.*Theo ông, thời điểm này đã là chín muồi để nghiên cứu sáp nhập tỉnh chưa?Thời điểm này đã là chín muồi, nhưng phải nghiên cứu từng bước. Nhất là sau khi nhập được bộ máy của T.Ư tốt, rồi chính quyền địa phương tốt thì làm bài bản chứ không làm theo ý muốn chủ quan được.Thời gian qua có ý kiến cho rằng việc chia tách đơn vị hành chính nhỏ quá sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, thậm chí cạnh tranh, triệt tiêu sự phát triển của nhau. Vì vậy, việc sáp nhập sẽ là một lợi thế để khắc phục tình trạng này và tạo ra động lực, không gian phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, vấn đề tinh giản bộ máy, bỏ cấp huyện là vấn đề liên quan trực tiếp của con người mà những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích con người rất phức tạp nên phải làm bài bản, chuẩn bị công phu, cộng với quyết tâm rất lớn.Hiện nay không biết T.Ư chuẩn bị đến đâu nhưng quyết tâm của Đảng, Nhà nước là phải làm nhanh, mạnh để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới bắt đầu từ Đại hội XIV của Đảng. Như vậy, phải có cơ sở trước để bước vào có thể thực hiện được.