$477
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bán kết seagame. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bán kết seagame.Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025) T.Ư Đoàn tổ chức Chương trình giao lưu tiếp lửa truyền thống với chủ đề "Đảng là lẽ sống của tôi" tại đình Tân Trào (H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).Tham dự chương trình có anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam; lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang cùng các chuyên gia, nhân chứng lịch sử và đoàn viên, thanh niên. Chương trình còn được kết nối tới các điểm cầu tại Hà Nội, Nghệ An và TP.HCM.Tại điểm cầu Nghệ An, các bạn trẻ đã được nghe cuộc trò chuyện với chị Phạm Thị Oanh, một hướng dẫn viên đã có 15 năm công tác tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Làng Sen, H.Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.Chị Oanh xúc động kể lại hành trình nhiều năm gắn bó, truyền tải tới du khách những câu chuyện vô cùng xúc động về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ. Theo chị Oanh, điều để lại ấn tượng nhất với chị là khi kể về câu chuyện những người thân của Bác mất, nhưng Bác cũng không thể về chịu tang và đã hy sinh việc nhà, để thực hiện "ham muốn tột bậc là nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để rồi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa đất nước đấu tranh giành được độc lập.Tại đình Tân Trào cũng diễn ra cuộc giao lưu ấn tượng với các nhân vật đặc biệt. Đó là cụ Hoàng Ngọc (89 tuổi), nhân chứng sống cuối cùng tại Tân Trào từng được gặp Bác Hồ và chứng kiến khí thế hào hùng của những ngày tổng khởi nghĩa.Cụ Ngọc cũng là một trong những thành viên của Đội Nhi đồng cứu quốc được chính Bác Hồ lựa chọn và giao nhiệm vụ khi tới Tân Trào. Cụ kể về kỷ niệm gặp Bác Hồ khi Người về nước. Lúc đó mới 8 - 9 tuổi nhưng cụ vẫn nhớ như in những sự kiện trọng đại diễn ra tại Tân Trào và những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhắn gửi tới thế hệ trẻ, cụ Ngọc cho biết, cả cuộc đời của mình đã gắn bó với Đảng và luôn tin tưởng có cách mạng sẽ có tất cả. "Ngày nay thanh niên cần phải học lịch sử, dù xã hội có tiên tiến như thế nào, tuổi trẻ cũng phải học và hiểu sự hy sinh của cha ông để đất nước được độc lập, thống nhất. Đồng thời, tuổi trẻ phải không ngừng học tập nắm vững khoa học kỹ thuật, để bảo để vệ đất nước, bảo vệ nhân dân" cụ Ngọc nhắn gửi.Tại chương trình, phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Viết Thông (nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận T.Ư) đã ôn lại lịch sử thành lập Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng suốt 95 năm qua. Ông Thông nhắn gửi thế hệ trẻ phải luôn ghi nhớ ngày 3.2, bởi đó là ngày thành lập Đảng và những thành tựu mà Đảng đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Chia sẻ tại chương trình, bạn Chu Hoa Bảo Trâm (sinh viên năm 2 chuyên ngành Kinh tế chính trị quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương) cho biết được may mắn lớn lên trong hòa bình và trưởng thành nhờ tham gia công tác Đoàn, Đội. "18 tuổi tôi được kết nạp Đảng, là vinh dự lớn lao của bản thân và luôn nhắc nhở mình không ngừng cố gắng, hoàn thiện bản thân để lan tỏa hành động đẹp tới các bạn trẻ", Trâm chia sẻ. Theo Trâm, ngày nay các bạn trẻ có màu sắc cá nhân riêng, nhưng đều có mong muốn được trau dồi bản thân, để vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn vậy, tuổi trẻ cần gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa, hiểu về lịch sử và cuộc kháng chiến của dân tộc. Đây là chìa khóa để tuổi trẻ tự tin bước vào kỷ nguyên mới."Các bạn phát huy bản sắc của mình nhưng cần theo định hướng chung của Đảng, để trở thành lực lượng mới đưa đất nước tiến lên. Là thế hệ trẻ lớn lên trong thời bình, mình luôn cảm thấy biết ơn và vô cùng tự hào vì có Đảng lãnh đạo. Mình luôn cố gắng phấn đấu, trau dồi để trở thành người vừa hồng vừa chuyên như Bác Hồ từng mong muốn", Trâm bày tỏ. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bán kết seagame. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bán kết seagame.Từ 14 giờ chiều 8.3, lễ viếng của NSƯT Quý Bình diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia phía nam (quận Gò Vấp, TP.HCM). Người dân đến viếng nam diễn viên phim Nữ bác sĩ đã có thể vào khuôn viên nhà tang lễ chờ đến lượt vào trong tiễn biệt anh. Bên ngoài sảnh chính, lực lượng bảo vệ vẫn được bố trí chặt chẽ nhằm đảm bảo trật tự và không khí trang nghiêm của tang lễ. Những người có mặt được yêu cầu không quay phim, chụp ảnh, livestream… Từ nhiều giờ trước đó, không ít khán giả yêu mến nghệ sĩ đa tài này đã có mặt tại địa điểm kể trên, chờ được vào bên trong viếng nam diễn viên - ca sĩ. Giữa thời tiết nắng nóng, đám đông tập trung lặng lẽ trong khuôn viên nhà tang lễ, kiên nhẫn chờ đợi tang quyến sắp xếp để vào khu vực phía trong tiễn biệt sao phim Dù gió có thổi. Khoảng 15 giờ, khán giả bắt đầu xếp hàng dài, lần lượt vào trong tiễn biệt nghệ sĩ 43 tuổi. Hòa cùng dòng người tiến vào nhà tang lễ, bà Liên (68 tuổi, quận Gò Vấp) chia sẻ khi xem được tin tức Quý Bình qua đời, bà rất bất ngờ và thương cho nghệ sĩ mà mình yêu mến bao năm vì anh còn quá trẻ, sự nghiệp đang nổi bật."Tôi xem nhiều phim Quý Bình đóng, Sông dài, Táo đỏ… nhiều phim lắm nhưng giờ có tuổi nên quên trước quên sau. Thích nhất là xem phim Cá rô, em yêu anh! Vì cậu ấy đóng hiền, mộc mạc và tình cảm lắm! Quý Bình là nghệ sĩ tôi yêu mến nhất, cậu ấy còn ca bolero rất tình cảm, đi vào lòng người, làm giám khảo hay MC gì tôi cũng thấy hay, thấy thích", bà tâm sự.Người hâm mộ lâu năm của nghệ sĩ quá cố xúc động: "Mình đã đến rồi thì cũng ráng đợi để vào trong thắp cho Quý Bình một nén nhang rồi mới về. Không ngờ Quý Bình đi sớm quá!'.Nhiều khán giả lớn tuổi không quản ngại đường sá đạp xe đến nhà tang lễ đến viếng nghệ sĩ Quý Bình, ông Nguyễn Văn Khê (72 tuổi, quận Gò Vấp) là một trong số đó."Tôi biết Quý Bình mắc bệnh rồi mất khi xem tin tức trên mạng. Quý Bình bệnh nặng, phải chữa trị nhưng không cho khán giả hay biết. Tôi rất bất ngờ, cậu ấy đa tài mà mất sớm quá!", ông bộc bạch. Khán giả này cho biết nhiều năm qua, ông thường theo dõi Quý Bình trên màn ảnh và yêu thích những vai diễn gần gũi của anh. Sau khi đọc được thông tin cáo phó và biết được thời gian, địa điểm tổ chức lễ viếng, ông cùng người quen trong xóm đạp xe qua nhà tang lễ để tiễn biệt nam nghệ sĩ.Chiều cuối tuần, ông Đức (74 tuổi) thu xếp thời gian chạy xe từ quận 12 sang Gò Vấp viếng Quý Bình, từ biệt nam nghệ sĩ mà mình yêu mến qua nhiều vai diễn gần gũi trong Cá rô, em yêu anh!, Dù gió có thổi, Sông dài… "Quý Bình diễn rất nhiều phim hay, lâu lâu tôi còn nghe cậu ấy hát bolero. Mấy năm Quý Bình vắng bóng, tôi không còn được nghe hát, được xem phim của cậu ấy nữa, đến khi hay tin Quý Bình mất, tôi bất ngờ lắm!", khán giả này chia sẻ.NSƯT Quý Bình qua đời lúc 11 giờ ngày 6.3. Lễ viếng được tổ chức vào 14 giờ, ngày 8.3 đến 12 giờ ngày 9.3. Lễ truy điệu diễn ra lúc 13 giờ ngày 9.3, lễ động quan vào 13 giờ 30 cùng ngày. Sau đó linh cữu được hỏa táng tại tháp Long Thọ, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM. Gia đình NSƯT Quý Bình xin miễn chấp điếu, không nhận hoa, phẩm vật, không tiếp xúc, trả lời phỏng vấn của báo chí.Trao đổi với chúng tôi, anh trai cố nghệ sĩ cho biết những ngày cuối đời, nam diễn viên từng chia sẻ tâm nguyện muốn tổ chức tang lễ yên tĩnh, nhẹ nhàng. ️
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. ️
Mặc dù hiếm gặp, nhưng đôi khi ung thư tinh hoàn có thể gây tử vong khi đã di căn sang các mô xung quanh. Tuy nhiên, ngay cả ở giai đoạn nặng, tỷ lệ chữa khỏi cũng rất cao, lên đến 80%.️