M.U định giá, muốn bán gấp Martial
Tờ The Jakarta Post ngày 4.1 dẫn lời Bộ trưởng Điều phối chính trị và An ninh Indonesia Budi Gunawan cho hay các cơ quan thực thi pháp luật đã tịch thu 6.700 tỉ rupiah (10.515 tỉ đồng) tiền mặt từ các nghi phạm tham nhũng chỉ trong 3 tháng đầu nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Prabowo Subianto. Thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo do ông Budi đồng tổ chức với Tổng chưởng lý ST Burhanuddin hôm 2.1. Bộ trưởng Budi cho biết rằng không có đủ chỗ để các công tố viên trưng bày bằng chứng, nên số tiền mặt được cất giữ trong một két sắt do Văn phòng Tổng chưởng lý (AGO) quản lý."Ban đầu, chúng tôi dự định đặt chúng trong căn phòng này, nhưng sau khi tiến hành một số phép đo, chúng tôi thấy vẫn chưa đủ. Tôi có thể nói với các bạn là nó nhiều đến thế", ông Budi phát biểu trong buổi họp báo.Trong chiến dịch tranh cử trước khi nhậm chức tổng thống hôm 20.10.2024, ông Prabowo đã tuyên bố sẽ triệt phá nạn tham nhũng và lên kế hoạch đưa ra những cách mới để xóa bỏ tham nhũng. Các nhà hoạt động chống tham nhũng cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của Indonesia đã chậm lại trong 10 năm qua.Tháng trước, Tổng thống Prabowo cho hay ông có thể ân xá những người phạm tội tham nhũng nếu họ trả lại những thứ đã tham nhũng. Phát biểu trước hàng trăm sinh viên tại Cairo trong chuyến thăm Ai Cập hôm 18.12, ông Prabowo cho biết sẽ áp dụng một kế hoạch để tịch thu những tài sản tham nhũng trong vài tháng tới.Tuy nhiên, phát biểu sau đó vào dịp Giáng sinh, ông Prabowo bác bỏ thông tin sẽ ân xá cho các tội phạm tham nhũng, khi nói rằng ông chỉ muốn họ "ăn năn" và trả lại số tiền đã lấy để chuộc tội.
Concept thời trang - cách các anh, chị 'đẹp' thể hiện hoàn hảo trước ống kính
Chiều 3.3, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính sau khi hoàn thành việc hợp nhất.Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, từ ngày 1.3, Bộ Tài chính có cơ cấu tổ chức gồm 35 đầu mối đơn vị, trong đó có 7 đơn vị chuyển từ mô hình tổng cục thành đơn vị cấp cục. Số đầu mối đã giảm khoảng 3.600, tương ứng 37,7%.Trong đó, giảm 3 đầu mối cấp bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 6 đầu mối cấp tổng cục; 116 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc bộ; 336 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc tổng cục; khoảng trên 3.100 đầu mối cấp phòng, chi cục và tương đương thuộc vụ, cục và tương đương thuộc bộ trở xuống.Trong năm 2025, số lượng cấp trưởng theo đầu mối đơn vị giảm 9.640 người. Năm 2026, Bộ Tài chính dự kiến tiếp tục giảm khoảng 10.000 công chức, viên chức, người lao động."Việc hợp nhất bộ máy như trên là bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính hướng tới một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. Đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức mà còn là cơ hội để tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành", ông Thắng nhấn mạnh.Nhìn nhận nhiệm vụ thời gian tới của ngành tài chính rất nặng nề, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị khẩn trương đưa bộ máy đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, triển khai công việc liên tục, không để gián đoạn. Đảm bảo đáp ứng nguyên tắc một đơn vị thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính; tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ từng đơn vị để tiếp tục điều chỉnh phù hợp.Yêu cầu ông Thắng đưa ra cho thủ trưởng các đơn vị là phải chỉ đạo đơn vị mình phụ trách hoàn thành nhiệm vụ một cách đột phá.Trong đó, phấn đấu vượt thu ngân sách càng cao càng tốt, làm tốt việc chống thất thu, chống gian lận thuế, đảm bảo cơ cấu thu hợp lý; đảm bảo nhiệm vụ chi đúng, hiệu quả, tiết kiệm, phấn đấu chi thường xuyên năm nay dưới 60% tổng chi; phải làm tốt công tác chi đầu tư công, cả công tác phân bổ triệt để và trong triển khai thực hiện; đảm bảo nhiệm vụ chi cho phát triển khoa học - công nghệ.Trên cơ sở tận dụng dư địa về nợ công, tham mưu Chính phủ sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả để phát triển kinh tế, bao gồm phát hành trái phiếu Chính phủ, tìm kiếm nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý và ít ràng buộc.Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, nâng hạng được thị trường chứng khoán trong năm 2025; tham mưu Chính phủ xây dựng sàn giao dịch tài sản mã hóa, xây dựng 2 trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng…Người đứng đầu ngành tài chính cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của ngành hiện đại, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, thống kê…Theo Nghị định số 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính sau khi hợp nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT, tiếp nhận nhiệm vụ từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bộ máy của Bộ Tài chính gồm 35 đầu mối.Trong đó, 30 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp công lập. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.
Những tấm lòng vàng 31.10.2023
Đây là lô sách nhập khẩu từ Nhật Bản, bao gồm các đầu sách thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Nội dung sách trải rộng từ các công nghệ hiện đại như cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin, đến các lĩnh vực chuyên sâu như nhiệt động học, cơ học chất rắn và kết cấu.TS. Võ Tá Hân cũng đã nhiều lần tặng sách cho Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Năm 2023, ông tài trợ quyền truy cập vĩnh viễn 500 đầu sách điện tử (ebooks) từ Nhà xuất bản World Scientific (Singapore) cho thư viện nhà trường, với tổng trị giá khoảng 90.000 USD.TS. Võ Tá Hân sang Mỹ du học vào năm 1968 và tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) năm 1972. Sau đó, ông làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính tại nhiều quốc gia như Canada, Philippines và Singapore.Năm 1988, trong chuyến trở về thăm Việt Nam lần đầu tiên, ông nhận thấy sự thiếu thốn về tài liệu khoa học và kỹ thuật trong nước. Từ đó, ông khởi xướng chương trình "Books 4 Vietnam" nhằm quyên góp và chuyển sách khoa học kỹ thuật từ nước ngoài về Việt Nam. Trong hơn 30 năm qua, ông đã trao tặng hơn 1 triệu cuốn sách với tổng trị giá hàng triệu USD cho các thư viện, trường ĐH và cao đẳng trên cả nước.Tại buổi lễ, PGS-TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, chia sẻ rằng 1.018 đầu sách do gia đình TS. Võ Tá Hân trao tặng sẽ đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tài liệu phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và học tập cho giảng viên, cán bộ và sinh viên. Đặc biệt, nguồn sách quý này không chỉ dành riêng cho Trường ĐH Bách khoa mà còn được chia sẻ với các trường ĐH khác qua hệ thống liên thư viện.Bà Lê Thị Mỹ Châu, phu nhân của TS. Võ Tá Hân, cho biết gia đình bà luôn mong muốn góp phần lan tỏa tri thức, đóng góp vào sự phát triển giáo dục tại Việt Nam, đặc biệt thông qua việc trao tặng sách.Theo bà Châu, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là một trong những trường ĐH kỹ thuật hàng đầu của cả nước, đào tạo những thế hệ sinh viên xuất sắc, đóng vai trò như "cánh chim đầu đàn" trong lĩnh vực kỹ thuật. Do đó, bà mong rằng lượng sách và tri thức này sẽ giúp ích cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường. "Đó cũng là tâm nguyện của những người Việt Nam xa xứ như gia đình chúng tôi, luôn hướng về Việt Nam với mong muốn xây dựng và phát triển đất nước", bà Châu chia sẻ.Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Thu, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết hiện nay nhiều trường ĐH trong nước vẫn còn thiếu hụt nhiều tài liệu về khoa học và kỹ thuật. Nhờ sự đóng góp của TS. Võ Tá Hân, trong nhiều năm qua, đã có hơn 1 triệu cuốn sách được chuyển về nước, giúp mở rộng tri thức cho đội ngũ giảng viên và sinh viên.Theo ông Thu, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM luôn cố gắng phát huy hiệu quả nguồn lực kiều bào, từ kinh tế, khoa học kỹ thuật đến tri thức. Chúng tôi đánh giá cao sự đóng góp của TS. Võ Tá Hân và nhiều trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong việc chung tay xây dựng thành phố.
Với mục tiêu tiếp tục khuyến khích mỗi người, mỗi nhà xây dựng lối sống tích cực, chủ động rèn luyện sức khỏe và lan tỏa tình yêu thương - yêu thương bản thân và gia đình, yêu thương cộng đồng và yêu thương trái đất, Dai-ichi Life Việt Nam đã chính thức phát động chương trình Đi/Chạy bộ và hoạt động thể dục thể thao trực tuyến vì cộng đồng "Dai-ichi Life - Cung đường yêu thương 2023" từ ngày 15.4.2023 đến ngày 3.12.2023. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động và sự kiện chào đón cột mốc phục vụ trên 5 triệu khách hàng và cam kết tăng trưởng xanh bền vững của Dai-ichi Life Việt Nam trong năm 2023.
Tư vấn trực tuyến: Ngừa sởi, ho gà, viêm màng não hiệu quả
CLB Thanh Hóa đã dừng bước ở vòng bảng giải vô địch các CLB Đông Nam Á (ASEAN Club Championship), sau khi để thua đậm 0-3 trước PSM Makassar của Indonesia ở trận đấu hạ màn. Như vậy, Việt Nam chỉ còn 1 đại diện ở sân chơi này, đó là CLB CAHN. Sau 5 trận, CLB Thanh Hóa thắng 1, hòa 3 và thua 1, đứng áp chót bảng đấu với 6 điểm (xếp sau cả những đối thủ như Svay Rieng của Campuchia hay Terengganu của Malaysia). Dù có suất dự cả ASEAN Club Championship lẫn AFC Champions League 2 ở mùa giải này, nhưng chỉ sau 5 tháng, đội bóng của HLV Velizar Popov không còn góp mặt ở sân chơi quốc tế nào.CLB Thanh Hóa xin rút khỏi AFC Champions League 2 vì không đủ lực, và cũng dừng bước luôn ở ASEAN Club Championship với vỏn vẹn 1 chiến thắng. Trái ngược với CLB Thanh Hóa, CLB CAHN đang bay cao tại ASEAN Club Championship. Thầy trò HLV Alexandre Polking đã thắng cả Buriram United, Lion City Sailors, Kaya FC và Kuala Lumpur để đứng đầu bảng với 12 điểm. Kết quả này giúp CLB CAHN vào bán kết với ngôi nhất bảng sớm 1 lượt đấu, mà không cần quan tâm đến trận gặp Borneo Samarinda lúc 19 giờ 30 hôm nay (6.2). Do đã chắc chắn nhất bảng, nên CLB CAHN sẽ đối đầu đội nhì bảng B ở bán kết Cúp Đông Nam Á. Đối thủ của thầy trò Polking chính là PSM Makassar, đội vừa đánh bại CLB Thanh Hóa. Trận lượt đi diễn ra trên sân đại diện Indonesia vào ngày 2.4. Sau đó đến 30.4, CLB CAHN sẽ tái đấu PSM Makassar trên sân Hàng Đẫy ở trận lượt về. CLB Thanh Hóa đã thua PSM Makassar bởi những sai lầm cá nhân, như pha bỏ lỡ của Thái Sơn trong pha đối mặt ở hiệp 1, hay tình huống chơi bóng chủ quan của thủ môn Xuân Hoàng, biếu không bàn thắng cho đối thủ.Tuy nhiên nhìn toàn cục, học trò HLV Popov bại trận bởi không đủ chiều sâu đội hình để đáp ứng mật độ thi đấu rất dày, rải đều từ V-League đến ASEAN Club Championship. HLV Popov chỉ có một bộ khung nhân sự cố định để "cày ải" 17 trận từ đầu giải đến giờ. Chiến lược gia Bulgaria từng nhiều lần chia sẻ học trò của ông đã quá tải do phải thi đấu liên tục.Đơn cử trường hợp của tiền vệ Doãn Ngọc Tân. Cầu thủ sinh năm 1994 thi đấu trọn vẹn tại AFF Cup 2024, sau đó chỉ được nghỉ 3 ngày trước khi cùng CLB Thanh Hóa so tài với BG Pathum United ở ASEAN Club Championship. Dù Ngọc Tân rất mệt và nôn khan khi hiệp 1 khép lại, nhưng HLV Popov vẫn phải để học trò thi đấu. Cả Ngọc Tân hay Thái Sơn đều là trụ cột của đội Thanh Hóa, do đó phải căng mình thi đấu với tần suất dày đặc, gần như không có thời gian nghỉ ngơi.Sau khi bị loại khỏi sân chơi Đông Nam Á, CLB Thanh Hóa sẽ trở lại V-League và Cúp quốc gia. Ở V-League, dù bị CLB Nam Định chiếm ngôi đầu bảng với 2 điểm nhiều hơn, nhưng đội Thanh Hóa còn 2 trận chưa đá trong tay. Nếu giải quyết trọn vẹn những trận này, Ngọc Tân cùng đồng đội sẽ trở lại đỉnh bảng. Dưới thời HLV Popov, CLB Thanh Hóa thường chơi tốt ở lượt đi, rồi hụt hơi tại lượt về V-League. Dù vậy, đội bóng xứ Thanh có duyên với Cúp quốc gia khi đã vô địch 2 mùa liên tục (2023, 2023 - 2024), nhờ đánh bại những đối thủ mạnh như Hà Nội hay Thể Công Viettel ở chung kết.

'Giải mã' cá vàng đầu sư tử, cá vàng Ranchu phổ biến trong giới chơi cá cảnh
Giải bóng rổ VBA 2023: Dấu ấn nội binh trong chiến thắng của Saigon Heat
Mừng người vì nước quên thân mình
Chuyển đổi số 'xanh' giúp Việt Nam hấp dẫn đầu tư
Xóm nhỏ khi đó chỉ mới có mấy nhà nằm trên một động cát hoang vắng toàn xương rồng bàn chải gai góc, nhà tranh vách lá không có rào cổng và cứ chùm nhum lại mà cất lên. Người đếm tới đếm lui nửa kín nửa hở có khi còn ít hơn cả bầy khỉ trên ngọn núi mồ côi gần đó chiều chiều tràn xuống kiếm chuyện cướp bóc. Từ xóm nhà lá này chạy một hơi băng qua động cát nóng bỏng vốn là bãi tha ma, đạp lên những vạt hoa muống biển, hoa ngũ sắc, dừa cạn, bồn bồn, chen giữa rừng dương, rừng mai… thì òa ngay vào lòng biển. Mỗi lần nhớ lại cái duyên nợ với Vấn từ năm lên mười tuổi khi còn ở chung trong xóm này thì Nhi lại cười ngặt nghẽo không nín được. Cùng phận nhà nghèo theo cha mẹ tha phương lập nghiệp trong thời loạn lạc nên trẻ nhỏ trai gái gì cũng chơi chung sa cạ với nhau. Chiều chiều cả bọn ra ngoài động cát hái me dương, dủ dẻ, chim chim đã đời rồi đào hang bắt dông nướng ăn, lắm khi trúng cả hài cốt. Bọn con trai đem banh hoặc cầu ra chơi, con gái ẵm em lê la theo vừa dỗ em vừa hò reo phụ họa. Nhi là chị đầu nách thằng em lên ba tuột lên tuột xuống tay kia bưng chén cơm kẹp cái muỗng để đút ăn. Trái banh định mệnh Vấn đá bay thẳng vô chén cơm của Nhi, Nhi túm áo thủ phạm lôi về nhà mắng vốn. Bà mẹ Vấn phải bới chén cơm khác đền cho. Nhà Nhi đã nghèo mà nhà Vấn còn nghèo hơn, chắc có đứa ăn đòn.Hai nhà chỉ cách nhau cái hàng cây thuốc dấu, loài cây thân thảo đứng thẳng cứng cáp mọc ken dày, lá và thân bẻ ngang có mủ trắng như sữa. Mỗi lần ra hàng rào ngóng qua nói chuyện là y như rằng cả vạt lá thuốc dấu bị ngắt vì cái trò chơi kéo bong bóng. Chiếc lá khi bẻ gập ngang ứa chút mủ trắng, từ từ kéo hai đầu lá ra tạo thành cái màng ngũ sắc. Rồi so kè bong bóng của đứa nào to hơn đẹp hơn. Nhưng đến năm 16 tuổi thì Vấn và Nhi không bẻ lá vẹt rào nữa mà chỉ lụt lịt ngang qua thật nhanh thôi.Vấn nói, "Nay chuyển cái bàn học ra sát cửa sổ nhà sau cho nó sáng rồi đó".Nhi: "Tháng này có tới mấy ngày vía, mệt ghê".Vấn thư sinh tuấn tú học cao nhứt nhà, giỏi nhứt xóm, là con trai út giữ hy vọng đổi đời cho một gia đình hoàng tộc lỡ vận. Đã vậy còn biết đàn hát, biết thổi harmonica. Hai anh trai thất học ra đời từ rất sớm lăn lộn trên khu đề pô xe lửa nuôi cả gia đình gần chục miệng ăn và cái bàn đèn thuốc phiện tàn dư của thực dân phong kiến. Nhi ngược lại là chị cả nên cũng chịu cảnh nhường đàn em ăn học, từng đi giữ trẻ cho nhà Tây, đi bán hàng rong, mặn mà có duyên. Ngày nào Nhi cũng thấy bầy con gái lấp ló trước nhà Vấn mượn sách mượn vở rồi dấm dúi gì đó. Mấy đứa đó là nữ sinh khác Nhi lắm, quần trắng áo hoa, tóc dài quá lưng cột lơi bằng khăn mù soa, nói cười gì cũng che miệng khúc khích. Nhi không đi học nhưng cũng biết chữ nhờ ẵm em tới trường coi ông thầy dạy học, rị mọ vậy mà sau này thư từ tới tay là đọc ro ro.Toàn nói bâng quơ mà hiểu nhau hết. Cái cửa sổ nhà sau kê bàn học của Vấn gần ảng nước chỗ ngồi rửa chén của Nhi từ bếp bước ra. Nay hai nhà đã có tường chắn với cái cửa lùa bằng gỗ có song lỏng lẻo. Quan trọng là mấy con yêu nữ lượn lờ trước nhà Vấn sẽ không nhìn thấy. Nhà Nhi khi đó đã cất lên một cái am nhỏ thờ Mẫu thường hầu đồng, cha Nhi là cung văn, mẹ kế là đồng đền, mẹ ruột âm thầm như tôi đòi trong nhà. Con nhang đệ tử sau 1954 thì phát triển từ miền ngoài vào ồ ạt, am điện nở rộ. Nhà Nhi chưa kịp làm giàu thì cha chết, mẹ kế tiếp quản, mẹ ruột vẫn tiếp tục sống như gia nô. Nhưng Nhi thì không.Vấn nói, "Sáu giờ nghe". Nhi "Ờ".Hai người từ mày tao thằng nọ con kia chuyển sang nói trỏng hồi nào không hay.Đúng giờ, ngó trước ngó sau không thấy ai Nhi chuồi qua song cửa có Vấn chờ sẵn khi thì mấy trái chuối, lúc vắt xôi, lúc cái bánh, củ khoai… là đồ cúng mới hạ xuống. Học trò có thứ dằn bụng thức khuya học bài, làm thơ tình và thổi khẩu cầm, cô bé hàng xóm lần giở những bức thư tay có vẽ hình giai nhân đêm mơ giấc mơ đẹp trong thanh âm du dương.Mùa hè năm đó Vấn thi Trung học đệ nhất cấp đứng đầu toàn tỉnh, khệ nệ ôm phần thưởng về cả xóm lao động nghèo lác mắt. Bầy nữ sinh như bướm trắng lại dập dìu. Nhà Vấn tới đâu cũng khoe con trai mình nay mai xong tú tài sẽ học tiếp ra bác sĩ kỹ sư, tha hồ kén dâu.***Nhi cầm trên tay mấy tấm ảnh chân dung của mình chụp ở hiệu ảnh photo Sanh nổi tiếng nhứt nhì thị xã. Kiểu thì có sẵn ảnh mẫu trưng bày ngoài tiệm, thích gì chọn nấy. Tấm thì mặc áo dài tứ thân ôm gọn thân hình nảy nở chít khăn mỏ quạ trên đầu, tấm thì quấn xà rông mang gùi trên vai, tấm khác bới tóc đeo kiềng áo dài cổ cao. Chủ hiệu ảnh ngỏ lời xin phép được phóng to trưng bày trong tiệm. Người mẫu ảnh bất đắc dĩ nổi tiếng ngang xương. Vài nơi đánh tiếng nhưng cứ tới tai là Nhi sa sầm. Mẹ ruột suốt ngày chì chiết đừng nghe lời mấy thằng học trò đàn địch thơ thẩn trước sau chi nó cũng bỏ mi. Mẹ kế ác liệt hơn có lần xông ra sau hè chỗ Nhi đang cởi trần tắm để khám vú cô với niềm tin sắt đá là nếu từng để trai bóp thì "cục tràm" sẽ bị nhão. Bạn gái cùng trang lứa to nhỏ mét lại đứa này đứa kia mê thằng nớ chê bai mi, nhà nọ nhà kia sang giàu ưng gả con cho hắn.Lần hẹn hò đầu tiên của Vấn Nhi là ở gốc dừa bên bờ biển tối om. Hai người mắc làm gì không biết để cho một cơn sóng lớn đánh lên trôi mất bóp ví giày dép. Lần sau dắt nhau leo lên lầu Ông Tư đang trống trơn vô chủ, nhìn ra biển nghe sóng vỗ vừa lãng mạn kín đáo vừa an toàn, ma cỏ kệ. Thêm vài cái lần sau nữa…***Mùa thu năm sau Nhi run rẩy báo tin với Vấn, "chắc là em có chửa rồi". Nhà Nhi không biết gì vẫn đang ráo riết ép gả cô cho người mà họ chọn.Vấn hơi bất ngờ nhưng kịp trấn tĩnh, "tụi mình sẽ thành vợ chồng, để anh tính". Vấn vừa đậu Tú tài 1, cả nhà đang dồn sức vun vén cho cậu con trai tiếp tục học lên."Đừng bỏ em"."Em dám đi theo anh không?"."Đi đâu em cũng đi theo. Khổ mấy em cũng chịu được, miễn mình có nhau".Nhi có sợi dây chuyền vàng 5 chỉ nhờ bán buôn dành dụm mà sắm được, Vấn có cái đồng hồ là phần thưởng trong kỳ thi đệ nhất cấp năm trước, hai người cộng lại có thêm cái thai trong bụng Nhi và một biển trời mơ ước. Rồi cứ vậy mà xuôi Nam.***"Anh đi đâu giờ mới về? Em đi tìm anh nãy giờ", Nhi mếu máo."Trời, mới ra đầu ngõ hớt tóc à, nãy có nói mà"."Nói hồi nào đâu, tưởng anh bỏ em đi luôn"."Sao bỏ được. Vắt cái khăn trên cổ chi vậy?""Để lau nước mắt đó, tưởng anh bỏ đi em khóc"."Bữa sau đừng có ra ngoài nghe chưa, cứ ở trong phòng chờ"."Mình kiếm được nhà thuê chưa anh? Em không thích ở đây"."Ở đây cũng ổn mà"."Không, thà kiếm chỗ thuê tốn chút chớ ở nhờ nhà bà con giàu có như vầy em không thích, ra vô ké né lắm mà họ coi mình như người xa lạ còn khi dễ tủi thân lắm"."Vậy mình dọn tới nhà ông Ba xích lô nghe, xóm lao động chắc giá rẻ"."A, là cái ông hôm trước chở anh đi vòng vòng kiếm việc chớ gì? Được đó, dọn liền đi anh"."Ừ thôi vô trong chuẩn bị đồ đi đừng ra ngoài nữa".***Mùa xuân năm đó Nhi mang cái bụng chửa vượt mặt chờ ngày lâm bồn, Vấn cầm cái bằng Tú tài 1 xin đi dạy kèm, đi đánh máy thuê, đi làm thư ký cho hãng buôn. Hai vợ chồng được một người bà con xa cho ở nhờ trong cái nhà kho được hơn một tháng thì phải lặng lẽ cuốn gói đi tìm nơi khác trọ. Chủ nhà mới là bác Ba đạp xích lô hiền hậu khoan dung, vợ làm mắm bán lẻ. Cũng là cái duyên khi một chiều muộn bác xích lô chở trúng khách là một cậu trai trẻ mặt mũi sáng láng nhưng u sầu, hỏi thăm thì biết đang đi tìm việc và nhà thuê. Vài câu sơ giao mà nhìn ra trong nhau sự thiện lương. Nhi về đó phụ việc ngon lành, không từ nan chuyện lớn chuyện nhỏ. Vấn cũng làm đầu tắt mặt tối. Những ngày giáp tết thấy ai nấy cũng sắm sửa chuẩn bị về quê, Vấn Nhi chỉ biết lảng đi.Từ trong cái phòng trọ tồi tàn của mình bó gối nhìn ra đường thấy thiên hạ chộn rộn, nhớ nhà nhớ mẹ nhớ em, Nhi khóc lén không biết bao nhiêu lần. Nghe mùi khói bếp than củi nổ lách tách cũng thèm, thấy người ta ôm bó lạt mớ lá chuối đi ngang cũng ngậm ngùi.Vấn an ủi, "Sau này có nhà riêng nhất định mình sẽ đón tết thật đàng hoàng, không thiếu gì cả. Em thích làm gì?"."Em thích nấu thật nhiều món ngon, trong nhà phải đủ loại bánh mứt, thịt ngâm, dưa món, bánh tét, kiệu chua, giò hầm măng… À còn may áo mới cho anh cho con…"."Anh sẽ sơn phết nhà cửa lại hằng năm, sẽ thay màn cửa, sẽ đóng một cái xích đu để trong sân, rồi lên núi tìm một nhánh mai vàng thật đẹp…"."Đúng rồi, tết là phải có hoa mai, thiếu gì cũng được nhưng thiếu mai là buồn lắm…".Vấn đặt tay lên bụng vợ, "Tết này mình cũng có mai mà, mai của mình đây nè".Nhi cười, "Thì ra anh nói đặt tên con là Mai ý để đón tết luôn đó hả?".Rồi Nhi ngập ngừng, nửa giỡn nửa thiệt, "Có đám cưới nào mà cô dâu chú rể dắt theo đàn con không anh?".Vấn cười gượng, "Có chớ. Cũng hay mà"."Vậy chừng nào mình đám cưới?"."Ra giêng đi, đợi em sinh nở xong"."Mình về quê làm ha, ở đây xa xôi quá có ai biết mình đâu"."Chớ sao. Đám cưới ở quê mới có bà con họ hàng, bạn bè hai đứa mình nữa"."Em muốn mời con Cúc, con Lan, con Hồng… mấy đứa đó đi nói khắp nơi trước sau gì anh cũng bỏ em…"."Anh mới nhận thêm công việc mới ở hãng, phải có nhiều tiền chút mình mới yên tâm về được"."Sinh con xong em cũng đi làm, bà Ba nói để bà phụ giữ con cho mình… Ước gì…".***"Anh ơi con khóc, nó thiếu sữa, sao em không có sữa vậy? Vắt không ra một giọt"."Em phải ăn uống nhiều vô"."Em biết rồi. Thôi để em nấu cơm rồi chắt nước cơm ra pha chút đường cho con uống đỡ. Anh đẩy võng giùm em chút"."Em cứ ngồi đây đi anh đi lấy cho. Nè, nước cơm còn nóng khéo phỏng miệng con"."Đâu đưa em nếm thử. Ừm, thơm quá, ngon quá, uống đi con, nuốt, không được phun ra, giỏi, giỏi má thương… chảy xuống cổ rồi nè, đưa em cái khăn, anh"."Khăn đây. Con ngủ rồi, thôi mình qua bàn ăn cơm đi em"."Dạ chờ em chút. Ngủ đi con má đi ăn cơm nghen". "Ủa còn làm gì lui cui đó nữa mà chưa tới ăn? Cầm cái gì trên tay vậy?"."Dây võng, để vừa ăn vừa đưa con chớ muỗi cắn nó sao. Nhiều đồ ăn quá. Bà Ba cho hả anh? Tội bà ghê. Món này là gì vậy?"."Để anh gắp cho. Chén canh anh để bên này nè"."Để em tự ăn, anh làm như em là em bé không bằng. Ủa mà chị này là ai mà ngồi ăn chung với mình vậy? Nay nhà có việc gì mà nhiều người lạ ra vô vậy?"."Con, Thắm mà"."À, hèn nào thấy cái mặt quen quen, em xin lỗi chị nha, chị là cháu bà Ba đây mà. Ăn đi chị"."Em đưa cái dây võng đây anh cầm cho"."Dạ. Mà anh ơi… Còn đám cưới… chừng nào?"."Ra giêng đi"."Lại ra giêng. Anh nói một lời đi. Giêng nào anh mới cưới em?".***Đám cưới được tổ chức vào tối mùng một tết, có cô dâu chú rể và con đàn cháu đống như mơ ước, có bà con hai họ, có bạn bè. Hôn trường treo đèn kết hoa rực rỡ, từng chùm bong bóng lắc lư thỉnh thoảng nổ bôm bốp, nhạc réo rắt rộn ràng. Ai nấy vỗ tay reo hò cổ vũ cật lực khi thấy cô dâu chú rể bối rối xuất hiện.Cô dâu được chuyên gia trang điểm tới tận nhà chăm chút kỹ càng mặc cái áo dài lộng lẫy nhất đời mình cười thôi là cười, chú rể mặc vest đen cài hoa hồng ngượng ơi là ngượng.Trẻ con tung hoa, thổi confetti kim tuyến bay rợp như sao sa, mặt mũi đầu tóc ai cũng lấp lánh.Nhi luôn miệng hỏi Vấn, "Ngó em được không anh, không biết chụp hình có ăn ảnh không nữa".Vấn, "Đẹp lắm, em là cô dâu xinh đẹp nhất từ trước tới nay luôn".Nhi cười tươi mà ngơ ngác, "Khách đâu ra mà đông dữ vậy, bà con bên anh hả, sao em không biết ai hết. Dạ, em cám ơn, cám ơn mọi người đã đến".Thợ chụp hình nhanh nhảu tiến tới, "Mời hai bác đứng qua bên này trước cái phông Song hỷ để con chụp cho đẹp. Đó đó, nghiêng qua chút, bác trai đặt tay lên vai bác gái… Rồi xong, bây giờ mời con cháu lần lượt đứng vô xong rồi chụp chung cả đại gia đình ha… Đông vui ghê, đúng là đám cưới kim cương…". Một người bước tới nói nhỏ vào tai và kéo anh ta đi nhanh qua chỗ khác.Nhi vẻ bất bình, "Anh, cái chú chụp hình này sao kỳ quá, sao kêu mình bằng bác còn xưng con nữa. Khùng quá".Cô dâu. Chú rể. Hôn đi. Hôn đi. Cô dâu. Chú rể. Hôn đi. Hôn đi… Giữa tiếng hô vang nhịp nhàng và cười nói ầm ĩ nghe như có tiếng nấc nhẹ từ sâu thẳm trong lòng mỗi người có mặt.***"Hồi nãy thấy bà mạ mắc cười ghê anh, ngồi khóc thút thít ngon lành à, thiệt là. Đám cưới con gái mà khóc", Nhi vừa cười vừa nói.Vấn lạnh người khựng lại, "Mạ… mạ… ngồi ở đâu?"."Thì ngồi với mụ Năm mẹ anh ngay cái ghế dài đó, à, giờ em cũng phải kêu bà là mạ chứ ha, cưới hỏi xong rồi mà".Vấn trầm ngâm, "Chắc hai bà vui lắm"."Chớ còn gì nữa, ha ha nhớ hồi em bưng cái chén cơm toàn cát do anh đá banh trúng vô bắt đền bà, bà nói con ni lanh quá thằng Vấn không bằng một góc của mi…"."Nhớ gì mà dai dữ vậy trời, toàn chuyện hồi xưa…"."Thôi em đi thay đồ trước đây. Chết, con mình đâu, con mình đâu rồi anh, con ơi…"."Nó ngủ rồi em"."Á…á…", Nhi hét lên thất thanh khi vừa bước tới cửa. Vấn sực nhớ ra nhưng đã muộn."Ai vậy… đi ra… sao ở trong này chớ… bà già nào lạ hoắc lạ huơ vô phòng tui vậy trời…".Vấn đứng chắn ngay trước tấm gương soi mà người trang điểm quên chưa cất đi, xoay nó lại. "Có ai đâu em".Nhi ôm ngực, "Có mà, nhìn cái mặt khó đăm đăm á, giống như muốn la em vậy. Phải rồi, còn mặc cái áo màu tím giống cái em đang mặc nữa nè. Mà nhìn hao hao bà mạ vậy ta, ngó quen lắm anh".Vấn nhìn xuống cầu thang xuê xoa, "Vậy chắc bả đi rồi, đông khách quá mình không nhớ mặt hết". "Vậy hả. Thôi kệ, ngày cưới của mình mà, có người là vui rồi". ***Thắm và mấy đứa chị em dâu rể lấm lét thò đầu vô phòng.- Sao má hét lên vậy ba?- Đứa nào không chịu dẹp cái gương làm má mày giựt mình đó. Ba phải nói trớ đi.- May quá, suýt nữa là bể dĩa.- Làm được buổi tiệc kỷ niệm đám cưới kim cương 60 năm cho ba má là quá vui rồi.- Tội nghiệp má tụi con. 10 đứa con, dâu rể cháu nội cháu ngoại chắt cố là hơn 40 đứa… Nhớ gì không nhớ chỉ nhớ mỗi cái đoạn vào đời.- Nãy má còn nói thấy bà nội bà ngoại tụi con về ngồi đó nói chuyện vui vẻ nữa.- Thôi đi xuống hết đi mấy đứa, má ra rồi kìa. Bu đây đông đen làm má hỏi tùm lum ba mệt nữa.***Nhi vừa đi lập cập vừa kêu, "Anh Vấn, anh Vấn đi đâu rồi"."Đây đây, có mặt"."Mừng quá, tưởng anh bỏ em, em khóc…"."Ai mà bỏ được…"."Vậy… giêng nào anh cưới em?".
mm live
Sự ra đi của nhà thơ Dương Kỳ Anh ở tuổi 77 để lại nhiều tiếc nuối với bạn bè, đồng nghiệp. Trên trang cá nhân, nhà thơ Trần Hữu Việt chia sẻ: “Thương tiếc nhà thơ Dương Kỳ Anh - người thủ trường đặc biệt những năm đầu làm báo Tiền Phong”.Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh tên thật là Dương Xuân Nam, sinh năm 1948 tại Hà Tĩnh. Ông là nguyên Tổng biên tập báo Tiền Phong, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông Dương Kỳ Anh còn là một trong những nhà thơ, nhà báo hiếm hoi của Việt Nam được ghi tên trong từ điển Danh nhân Văn hóa Thế giới (Khu vực châu Á - Thái Bình Dương).Nhà thơ Dương Kỳ Anh từng xuất bản một số tác phẩm như Và anh đợi (1987), Dang một chuyện tình (1989), Đi qua thời gian (1992), Bông hoa lạ (1994), Bài phóng sự (2000), Miền ký ức (2001), Bức ảnh thứ hai (2001), Chị Huệ làng Tảo Trang (2003), Xuyên Cẩm (2004), Thơ Dương Kỳ Anh (2005), Thổ địa (2006); Cõi ta bà (2008)... Ông giành được nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật trong sự nghiệp sáng tác của mình. Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh được nhiều người gọi với danh xưng “cha đẻ” của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Ông đảm nhận vai trò Trưởng ban Tổ chức kiêm chủ tịch hội đồng giám khảo cuộc thi sắc đẹp này từ năm 1988 đến năm 2008. Trong một lần chia sẻ với Thanh Niên, ông từng cho rằng thi hoa hậu nên là một ngày hội văn hóa, giúp cho tất cả các cô gái trong độ tuổi trẻ trung đều có cơ hội được tỏa sáng, học hỏi, thể hiện bản thân. Ông cũng từng chia sẻ quan điểm về việc không chấp nhận thí sinh phẫu thuật thẩm mỹ tại Hoa hậu Việt Nam để đảm bảo tính công bằng cho cuộc thi.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư