Tuyển sinh đầu cấp lớp 1, lớp 6 tại TP.HCM: Các mốc thời gian cần lưu ý
Đáng chú ý, ngành sữa tươi nguyên liệu đạt sản lượng 1,2 triệu tấn đứng thứ 11 châu Á về sản lượng sữa và thứ 5 về năng suất sữa. Tuy nhiên, sản lượng sữa trong nước vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu sản lượng lớn. Cụ thể, năm 2023, Việt Nam phải chi đến 1,2 tỉ USD để nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa. "Điều này cho thấy tiềm năng và dư địa phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và lĩnh vực chăn nuôi bò sữa còn rất lớn", ông Thắng nhận định.BIDV khởi động giải chạy ‘BIDVRUN - Cho cuộc sống Xanh’ 2023
Chiều 3.3, trang mạng xã hội FIFA đăng tải những bức ảnh so sánh điểm chung thú vị giữa trung vệ Quế Ngọc Hải (đang chơi cho CLB Bình Dương) với trung vệ Pepe, người đã giải nghệ ở tuổi 41 sau năm tháng lẫy lừng ở FC Porto và Real Madrid.FIFA đã gợi những nét tương đồng của Quế Ngọc Hải và Pepe, như diện mạo, cách ghi bàn với đôi tay dang rộng, phong cách truyền bóng, hay độ máu lửa ở những tình huống tranh cãi trên sân. Cả hai cùng mang áo số 3, cùng đá trung vệ, có lối chơi dũng mãnh và lì đòn khi còn trẻ, sau đó dần chuyển sang cách đá đầu óc, dựa nhiều vào phán đoán tỉnh táo hơn. Thú vị là, thần tượng của Quế Ngọc Hải lại là Sergio Ramos, người đồng đội thân thiết với Pepe trong màu áo Real Madrid. Quế Ngọc Hải là một trong những trung vệ hay nhất bóng đá Việt Nam từng sản sinh, với kinh nghiệm phong phú kéo dài từ CLB đến đội tuyển quốc gia. Trong hơn 10 năm khoác áo đội tuyển Việt Nam, Quế Ngọc Hải là thủ quân của đội ở giai đoạn 2019 - 2021, từng vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019, vòng loại thứ ba World Cup 2022, đoạt HCĐ SEA Games 2015. Trong màu áo CLB, Ngọc Hải từng vô địch V-League 2020 trong màu áo CLB Thể Công Viettel.Hiện Ngọc Hải đang chơi cho CLB Bình Dương. Tại AFF Cup 2024, trung vệ 32 tuổi không được HLV Kim Sang-sik lựa chọn do chưa đáp ứng tiêu chí thể lực. Ngọc Hải cũng trải qua giai đoạn đầu mùa khó khăn khi không được HLV Hoàng Anh Tuấn sử dụng thường xuyên. Dù vậy, cựu trung vệ SLNA đã lấy lại vị thế. Anh đã chơi 13 trận ở V-League mùa này, đồng thời vừa cùng Bình Dương thắng Bình Định với tỷ số 1-0 để trở lại tốp 5. Trong khi đó, Pepe là trung vệ huyền thoại của đội tuyển Bồ Đào Nha với 141 trận. Đỉnh cao của Pepe là chức vô địch EURO 2016 (Bồ Đào Nha thắng Pháp với tỷ số 1-0 ở chung kết), nơi cầu thủ mang áo số 3 đã đóng vai trò quan trọng, giúp đội nhà giải cơn khát danh hiệu ở cúp châu Âu. Pepe cũng có 10 năm khoác áo Real Madrid, đoạt 3 chức vô địch Champions League, 3 danh hiệu vô địch La Liga và 2 Cúp nhà vua Tây Ban Nha. Anh chuyển sang Besiktas năm 2017, rồi đến năm 2018 trở về Bồ Đào Nha trong những năm cuối sự nghiệp để cống hiến cho FC Porto. Pepe giải nghệ ở tuổi 41 với bộ sưu tập danh hiệu đồ sộ.
Làm mới phong cách với bộ trang sức 'Sắc màu cá tính'
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Trường công lập tự chủ tài chính là gì? Khác gì với trường thường?
Giải khuyến khích: Nhà thơ Mai Thìn (Bình Định) với tác phẩm Những quả bom chứa đầy nước mắt (103); Nhà thơ Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) tác phẩm Đẹp đến rong rêu (74); Nhà thơ Vĩ Hạ (tên thật Trần Duy Bảo Khang, Bình Thuận) với tác phẩm Nghĩ về những chuyến bay (74); Nhà thơ Bùi Việt Phương (Hòa Bình) với tác phẩm Ngược thác (115); Nhà thơ Lê Nhi (Hải Phòng) tác phẩm Trước một cành hoa (89).