Nhờ ưu thế đặc biệt, các kiểu váy lụa thành hàng 'hot' của mùa hè
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.Giá vàng hôm nay 30.4.2024: Giá bán ra neo cao
Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn (đứng) giải đáp thắc mắc của truyền thông
Cặp đôi tổ chức hôn lễ trong ngày trời mưa bão
Chiều 12.1, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên, Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam), cho biết các bác sĩ vừa phẫu thuật nội soi gắp thành công dị vật là chiếc răng giả trong thực quản của bệnh nhân N.V.T (51 tuổi, ở xã Bình Nam, H.Thăng Bình, Quảng Nam).Hiện sức khỏe bệnh nhân T. đã ổn định, đang được điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng.Trước đó, vào lúc 13 giờ 5 phút cùng ngày, Khoa Tai Mũi Họng tiếp nhận bệnh nhân N.V.T được người nhà đưa vào cấp cứu trong tình trạng nuốt đau, nuốt vướng, đau ngực, khó thở, không ăn uống được.Người nhà cho biết trong lúc ăn, ông T. vô tình nuốt luôn răng giả.Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cấp cứu, các bác sĩ nhận định có dị vật đoạn C3-C5 dài 5 cm, ngang 3 cm, có móc thép.Sau đó, bệnh nhân được đưa vào Khoa Gây mê - Hồi sức. Tại đây, bác sĩ Tiên cùng ê kíp đã phẫu thuật nội soi ống cứng, lấy thành công dị vật (chiếc răng giả kích thước 3x5 cm) ra ngoài. Ca nội soi kéo dài khoảng 40 phút.Do cấu tạo của răng giả có nhiều mấu nên bám chặt vào thực quản, khiến quá trình nội soi gặp nhiều khó khăn so với các dị vật thông thường khác.Sau khi được can thiệp, bệnh nhân T. đã ăn uống bình thường, không còn tình trạng nuốt đau.Bác sĩ Tiên khuyến cáo, người dân nên thận trọng khi ăn uống để tránh trường hợp hóc dị vật gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và có thể đe dọa đến tính mạng. Trong trường hợp nếu không may nuốt các dị vật, cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời, không nên áp dụng các "mẹo" dân gian như uống nước, nuốt cơm hoặc cố móc họng để dị vật trôi xuống dưới sẽ gây ra khó khăn hơn trong việc điều trị.Cũng theo bác sĩ Tiên, thời gian qua, Khoa Tai Mũi Họng đã kịp thời phẫu thuật, cứu chữa thành công nhiều trường hợp bị hóc dị vật được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong ngày 26.1, vịnh Bắc bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8 (ngang cấp bão nhiệt đới), giật cấp 9 - 10; trạm Hòn Ngư và trạm Phú Qúy có gió giật mạnh cấp 8.Dự báo, trong ngày và đêm 27.1, vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, chiều tối và tối có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 2 - 4,5 m.Khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Từ đêm 27 - 28.1, khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng cao 3 - 5 m; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 5 m.Vịnh Bắc bộ gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng biển cao 2 - 3 m. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.Cùng ngày, cơ quan khí tượng cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng toàn miền Bắc, tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung bộ. Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối; ở Trung Trung bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 6 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 17 độ C; từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 19 độ C.
Phẫn nộ ô tô con chạy ‘loi nhoi’, tạt đầu xe container gây tai nạn
CLB Nam Định vẫn đang trên đường đua vô địch, nhưng chấn thương của chân sút chủ lực Nguyễn Xuân Son đặt đội chủ sân Thiên Trường vào thế bị hoài nghi. Không có tiền đạo đã ghi tới 31 bàn sau 26 trận ở V-League mùa trước, thầy trò HLV Vũ Hồng Việt sẽ đi về đâu? Đặc biệt khi Nam Định phải tiếp đón cựu vương Thể Công Viettel vốn phòng ngự rất vững vàng trong trận đấu diễn ra lúc 18 giờ ngày 19.1 ở vòng 10. Câu trả lời đã được hé lộ trên sân Thiên Trường. Không còn trong tay chân sút giỏi nhất, CLB Nam Định dù nhỉnh hơn ở thời lượng cầm bóng, nhưng bế tắc trong việc tìm được vào khung thành Thể Công Viettel. Trong suốt hiệp 1, Joseph Mpande cùng đồng đội gặp rất nhiều khó khăn trong khâu triển khai tấn công. CLB Nam Định thiếu một mũi nhọn đột phá để mở hướng lên bóng, nên phần lớn các đường chuyền hoặc quanh quẩn giữa sân, hoặc tiến đến sát biên rồi bị khóa kín. Trước một trong những hàng thủ tốt nhất giải, cơ hội tốt nhất Nam Định tạo ra trong hiệp 1 đến từ những cú sút xa, hoặc nỗ lực đột phá cá nhân của Mpande hoặc Caio Cesar. Ở chiều ngược lại, Thể Công Viettel vốn không phụ thuộc vào ngoại binh (thậm chí nội binh còn nổi trội hơn), nên đội khách đã chơi chủ động và đa dạng với những mảng miếng sắc bén. Sang hiệp 2, khi CLB Nam Định bắt đầu đẩy cao đội hình hơn dẫn đến "hở sườn", Thể Công Viettel đã có cú đấm quyết định ở phút 64. Đức Chiến đi bóng ở cánh phải rồi tạt vào vừa tầm để Mạnh Dũng băng cắt dứt điểm hiểm hóc, mở tỷ số cho Thể Công Viettel.Để đội bóng giỏi phòng ngự như Thể Công Viettel ghi bàn trước, cơ hội cho mọi đội bóng gỡ hòa là không cao, kể cả nhà vô địch Nam Định. Ở thế phòng ngự phản công sở trường, đội bóng của HLV Nguyễn Đức Thắng đã phong tỏa tốt các ngòi nổ bên phía Nam Định. Đội chủ nhà chỉ có cơ hội ở những giây cuối cùng khi thủ môn Văn Phong lao ra và va chạm với Lucas bên phía CLB Nam Định trong vòng cấm. Song, sau khi tham khảo pha quay chậm, trọng tài từ chối cho Nam Định hưởng phạt đền do nhận định bóng còn cách Lucas khoảng cách xa, và dù thủ môn Văn Phong có không truy cản, cũng rất khó để chủ nhà ghi bàn.Bảo toàn chiến thắng với tỷ số 1-0, CLB Thể Công Viettel vươn lên hạng ba với 18 điểm. Thầy trò HLV Đức Thắng chỉ còn cách đội nhì Nam Định 2 điểm, nhưng vẫn đá ít hơn đối thủ 1 trận.