Nguy hiểm khi phơi lúa trên đường
Tờ The Guardian ngày 30.1 dẫn lời Lãnh đạo Sở Cứu hỏa và Dịch vụ khẩn cấp Washington DC (Mỹ) John Donnelly cho rằng không còn người nào sống sót trong vụ máy bay chở 64 người va chạm với trực thăng quân sự tại khu vực thủ đô Mỹ.Vụ việc xảy ra vào ngày 29.1 (giờ địa phương) khi chiếc máy bay của hãng American Eagle - công ty con của American Airlines - đang tiến đến Sân bay quốc gia Ronald Reagan, chở theo 64 người lao xuống sông Potomac do va chạm trên không trung với một chiếc trực thăng quân sự Black Hawk đang bay huấn luyện.Phát biểu trong cuộc họp báo cùng các quan chức khác, ông cho biết cảnh báo rơi máy bay vang lên vào lúc 20 giờ 48 ngày 29.1. Những người ứng cứu đầu tiên chứng kiến gió mạnh, mặt nước đóng băng và họ đã làm việc suốt đêm trong điều kiện đó."Chúng tôi không cho rằng có bất cứ người nào sống sót", ông nói và cho hay lực lượng chức năng đã tìm thấy 27 thi thể từ máy bay chở khách và 1 thi thể từ trực thăng. Ông cho rằng lực lượng chức năng sẽ tìm thấy thi thể của tất cả nạn nhân, nhưng "sẽ mất một chút thời gian, có thể cần thêm một số thiết bị nữa".Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Giao thông Sean Duffy cho hay cả máy bay phản lực của American Airlines và trực thăng quân sự đều thực hiện "chuyến bay theo mô hình chuẩn""Đêm qua trời quang mây tạnh, trực thăng bay theo đúng mô hình chuẩn. Nếu bạn sống ở khu vực Washington DC, bạn sẽ thấy các trực thăng hay bay ngược xuôi khu vực dòng sông (Potomac)", CNN dẫn lời ông phát biểu."Chuyến bay của American Airlines hạ cánh theo mô hình chuẩn khi đến khu vực Sân bay quốc gia Ronald Reagan (DCA), vì vậy điều này không có gì bất thường khi một máy bay quân sự bay trên sông và máy bay hạ cánh tại DCA", ông Duffy cho biết.Ông cho hay xác 2 máy bay đều đã được định vị, với chiếc máy bay chở khách lật ngửa, gồm 3 phần, ở khu vực nước sâu tới thắt lưng. "An toàn là điều mà chúng ta trông đợi. Mọi người đi máy bay ở Mỹ đều mong rằng chúng ta bay an toàn", ông nói và cho hay Tổng thống Donald Trump và cơ quan hữu trách "sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi chúng tôi có câu trả lời cho các gia đình và cho người đi máy bay".Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu ông có thể đảm bảo an toàn cho mọi hành khách hàng không hay không, Bộ trưởng Duffy khẳng định là có. "Chúng tôi có những chỉ dấu ban đầu về những gì đã xảy ra ở đây, và tôi có thể nói với bạn một cách hoàn toàn tự tin rằng chúng tôi có không phận an toàn nhất thế giới", ông phát biểu.Theo tờ The Guardian, đây là vụ tai nạn máy bay thương mại chết người đầu tiên tại Mỹ kể từ năm 2009.Trong cuộc họp báo, CEO Robert Eisen của American Airlines cho biết vụ tai nạn là "thảm khốc" và "chúng tôi vô cùng đau buồn cho gia đình và những người thân yêu của hành khách cùng thành viên phi hành đoàn"."Vào thời điểm này chúng tôi không biết tại sao máy bay quân sự lại đi vào đường bay của máy bay chở khách", ông phát biểu.Về phần mình, CEO Jack Carter của Cơ quan Quản lý Sân bay đô thị Washington cho hay sân bay Ronald Reagan sẽ mở cửa lại vào 11 giờ ngày 30.1 (giờ địa phương). Ông cảm ơn những người vẫn còn đang tham gia công tác phục hồi sau vụ việc. "Rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhưng không may là chúng tôi không thể cứu được một ai cả", ông nói.Trong cuộc họp báo, Thị trưởng Washington DC Muriel Bowser cho hay mọi người "cảm thấy đau buồn sâu sắc" sau vụ tai nạn. Bà cho hay Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) sẽ là cơ quan dẫn đầu cuộc điều tra. Một phát ngôn viên quân đội Mỹ cho hay quân đội sẽ phối hợp với NTSB và Cục Hàng không liên bang để điều tra vụ việc.Trao tiền bạn đọc giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn
Chi tiết xem tại đây.
Con gái mang đồ sang chỗ trọ của mẹ ở TP.HCM rồi biệt tích
Mưa lớn từ ngày 3.3 khiến thủ đô Jakarta bị ngập, có nơi ngập sâu đến 3 m ở những vùng nội đô và ngoại thành, theo Reuters hôm 4.3 dẫn thông báo của cơ quan ứng phó thiên tai Indonesia.Tình trạng ngập lụt khiến một số con đường bị phong tỏa và hơn 1.000 ngôi nhà và nhiều xe cộ chìm trong nước.Thống đốc vùng Jakarta Pramono Anung nâng cảnh báo nguy hiểm do thiên tai lên mức cao thứ hai. Ông chỉ đạo chính quyền địa phương kích hoạt các ống bơm để rút nước khỏi vùng bị ngập lụt và thực hiện các biện pháp điều chỉnh thời tiết phù hợp.Một trong những biện pháp can thiệp là bắn pháo sáng chứa muối vào các đám mây để mưa xảy ra sớm hơn trước khi mây tiến vào đất liền.Truyền thông địa phương đưa tin nước lũ cũng gây ngập một bệnh viện ở thị trấn phía đông Jakarta là Bekasi, với nước xâm nhập một số khu y tế và buộc phía bệnh viện phải sơ tán gấp các bệnh nhân đi nơi khác. Tình trạng mất điện đồng thời xảy ra ở một số khu của bệnh viện.Các đội cứu hộ sử dụng xuồng cao su sơ tán người dân bị mắc kẹt trong vùng lũ ở một khu dân cư của thị trấn Bekasi.Bà Sri Suyatni, 50 tuổi, cho hay không có thời gian thu thập đồ dùng cá nhân trước khi sơ tán và cả ngôi nhà của bà bị chìm trong nước.Vùng thủ đô Jakarta, nơi có hơn 30 triệu dân, thường xuyên bị lũ tấn công. Tuy nhiên, một số báo đài địa phương cho hay đây là đợt mưa lớn gây lũ nghiêm trọng nhất kể từ năm 2020, đặc biệt ở thị trấn Bekasi.
Linh cữu nhà văn Mai Quốc Liên quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia phía nam, số 5 đường Phạm Ngũ Lão, P.3, Q.Gò Vấp, TP.HCM. Lễ viếng bắt đầu từ lúc 10 giờ, ngày 11.3. Lễ động quan diễn ra vào lúc 14 giờ 30 phút, ngày 12.3, sau đó linh cữu được đưa đi hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa.
Thi lớp 10 TP.HCM: Lưu ý quan trọng trước khi đăng ký nguyện vọng từ ngày 3.5
"[Hành động này là] Vì những người mà Tổng thống Mỹ đã tìm cách không cho họ hưởng quyền hợp pháp để trở thành công dân Mỹ. Và trẻ sơ sinh đang được sinh ra ngày hôm nay, ngày mai, mỗi ngày, trên khắp nước Mỹ. Và vì vậy, chúng ta phải hành động ngay bây giờ để khôi phục nguyên trạng, trở lại với luật pháp đã áp dụng tại nước Mỹ trong nhiều thế hệ, rằng một người là công dân Hoa Kỳ nếu bạn sinh ra trên đất Mỹ, chấm hết. Tổng thống không thể làm gì để thay đổi điều đó", ông Nick Brown - Tổng chưởng lý bang Washington phát biểu.Trong sắc lệnh hành pháp của mình, ông Trump đã chỉ đạo các cơ quan của Mỹ từ chối công nhận quyền công dân của trẻ em sinh ra tại Mỹ nếu cả cha lẫn mẹ đều không phải là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân hợp pháp.Vị thẩm phán cho biết quan điểm này “thật khó hiểu”.Các tiểu bang lập luận rằng sắc lệnh do ông Trump ký ban hành đã vi phạm quyền được ghi trong điều khoản về quyền công dân của Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ, theo đó quy định rằng bất kỳ ai sinh ra tại Mỹ đều là công dân nước này.Theo các tiểu bang do đảng Dân chủ lãnh đạo, hơn 150.000 trẻ sơ sinh sẽ bị từ chối quyền công dân mỗi năm nếu sắc lệnh của ông Trump được phép có hiệu lực.Một số vụ kiện khác cũng đang chờ xử lý trên toàn nước Mỹ, đứng đơn là các nhóm dân quyền và tổng chưởng lý thuộc đảng Dân chủ từ 22 tiểu bang. Các nguyên đơn nói sắc lệnh của ông Trump là hành vi vi phạm trắng trợn Hiến pháp Mỹ.Trong khi đó, 35 nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa của ông Trump tại Hạ viện Mỹ đã đệ trình riêng một dự luật theo đó quyền công dân Mỹ chỉ mặc nhiên được trao cho trẻ em ra đời ở nước Mỹ mà cha mẹ là công dân hoặc thường trú nhân hợp pháp.