Thẩm phán chủ tọa vụ xét xử ông Trump gây tranh cãi vì thiếu kinh nghiệm
Những ngày này, sắc xuân nhuộm thắm khắp các hành lang, lớp học,... các cơ sở Victoria School. Đây là thành quả từ sự sáng tạo và khéo léo của các em học sinh và thầy cô giáo.Với chủ đề "Vị của Tết", chuỗi hoạt động của Victoria School đã được triển khai khắp 17 cơ sở. Chương trình không chỉ giúp học sinh cảm nhận được hương vị Tết cổ truyền mà còn góp phần nuôi dưỡng tình yêu với văn hóa dân tộc, hun đúc tinh thần tự hào và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn những giá trị tốt đẹp của quê hương.Thông điệp "Dẫu muôn vàn đổi thay, vị Tết vẫn tròn đầy" chính là lời nhắc nhở cho thế hệ trẻ về sự trường tồn của hương vị Tết - không chỉ là vị của bánh chưng, bánh tét, mứt gừng hay dưa hành, mà còn là vị của yêu thương, của sự sum họp, của những phong tục đã trở thành bản sắc. Không khí rộn ràng nô nức cùng bữa tiệc ẩm thực đa dạng là điểm nổi bật trong chương trình Hội xuân của Victoria School - Nam Sài Gòn. Dưới hình thức chợ xuân, các em học sinh đã tổ chức các gian hàng, bán những món ăn truyền thống, hòa cùng giai điệu múa lân rộn ràng. Đặc biệt, học sinh đã tự mình lên ý tưởng, chuẩn bị sản phẩm và thuyết phục để bán hàng.Tại Victoria School - Riverside (Trường Khải Hoàn), học sinh được tham gia vào nhiều hoạt động như trải nghiệm nghệ thuật tò he, viết thư pháp cùng ông đồ, sáng tạo bao lì xì Tết, chơi các trò chơi dân gian như nhảy bao bố, ném vòng cổ chai,...Trong trang phục áo dài, áo bà ba… học sinh mầm non tại các cơ sở mầm non trong hệ thống Victoria School như Victoria Preschool - SwanBay, Victoria Preschool - Hoàng Đồng, Wonderkids, Kindy Town, Dream School, Midori, cũng sẵn sàng đón Tết. Nhiều hoạt động hấp dẫn đã được tổ chức cho các bé như hội chợ Tết, chơi trò chơi dân gian, học gói bánh chưng, làm bánh bột lọc... Các tiết học về kỹ năng cũng lồng ghép các thông điệp về Tết như sáng tạo pháo hoa Tết, cắm hoa ngày Tết,...Hướng tới mục tiêu đào tạo những công dân toàn cầu hạnh phúc mang đậm bản sắc dân tộc, ngoài những sân chơi mang tính quốc tế về ngoại ngữ, STEM, tranh biện, toán học, thể thao... Victoria School lồng ghép nhiều bài học về giá trị truyền thống vào các tiết học và hoạt động. Chuỗi sự kiện Tết là một trong số trải nghiệm dành cho học sinh và cả giáo viên. ThS Riaan O'Brien - Hiệu trưởng Victoria Preschool - Mailand Hoàng Đồng cho biết, việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động này giúp học sinh không chỉ cảm nhận mà còn có cơ hội "chạm" vào những phong tục tập quán, từ đó nuôi dưỡng tình yêu với văn hóa dân tộc một cách tự nhiên nhất: "Khoác lên mình tà áo dài, áo bà ba, thưởng thức hương vị bánh chưng, bánh tét, hay đơn giản là cùng nhau nặn tò he, viết câu đối – mỗi trải nghiệm đều giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của Tết".Các hoạt động trải nghiệm cũng là cơ hội để học sinh rèn luyện những kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm, kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng và quản lý tài chính – những kỹ năng có giá trị trong cả học tập và cuộc sống sau này.Khi biết trân trọng và gìn giữ những giá trị tốt đẹp, các em cũng đang góp phần làm cho văn hóa Việt Nam tiếp tục lan tỏa và phát triển trong dòng chảy hội nhập của thế giới.Victoria School là Hệ thống trường học liên cấp quốc tế song ngữ Cambridge theo mô hình Happy School của UNESCO, giúp học sinh tiếp cận nền giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam với chi phí hợp lý nhất. Sứ mệnh của chúng tôi là đào tạo những thế hệ học sinh ưu tú, bản lĩnh, trở thành những công dân toàn cầu hạnh phúc, có bản sắc dân tộc và lòng trắc ẩn, có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội.Năm học 2025-2026, Hệ thống giáo dục Victoria School tuyển sinh từ mầm non đến lớp 12 với nhiều ưu đãi về học phí hấp dẫn. Liên hệ ngay để được tư vấn:Hotline: 1900 68 08Website: victoriaschool.edu.vnHLV Shin Tae-yong lặng lẽ ăn mừng vì loại U.23 Hàn Quốc: Tôi hạnh phúc nhưng…
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi.
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng thi Rung chuông vàng
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé xóm ve chai (hẻm 184, đường Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh) để tìm hiểu cuộc sống của những người lao động nghèo khi tết đến xuân về. Trong những câu chuyện mưu sinh đầy vất vả, chúng tôi xúc động và khâm phục khi chứng kiến tình bạn thiêng liêng và lòng nhân hậu sáng lên giữa xóm nghèo ấy. Đó là câu chuyện của bà Lê Thị Ánh Mai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Cảnh (57 tuổi, bị tai biến); 2 mảnh đời gắn bó, nương tựa nhau giữa muôn vàn khó khăn.Chúng tôi theo chân mọi người vào phòng trọ nhỏ của bà Mai và bà Cảnh. Trước cửa, ve chai, bìa carton chất đống. Diện tích phòng khoảng 10 m2, được lợp bằng tôn cũ rách nát, xộc xệch; còn sàn nhà lót bằng những tấm bạt chồng lên nhau. Bên trong, áo quần, xoong nồi treo ngổn ngang; đa phần đều là đồ cũ người ta cho hoặc 2 bà nhặt về tái sử dụng. Giá thuê trọ 1,5 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền điện nước.Bà Cảnh không có gia đình, sống lay lắt qua ngày. Còn bà Mai chia tay chồng sớm, sống với mẹ và 2 người con. Hiện, con cái của bà Mai đã lập gia đình và cũng làm nghề nhặt ve chai.Thắc mắc về cơ duyên 2 người gặp nhau, bà Mai tâm sự, đó là năm 1995. Trong lúc đi nhặt ve chai gần nhà thờ Đức Bà (Q.1, TP.HCM) thì bà Mai thấy bà Cảnh ngủ ở vỉa hè nên tới bắt chuyện, làm quen. 3 tháng sau, bà rủ bà Cảnh về thuê phòng trọ ở chung.“Tôi thấy Cảnh không nơi nương tựa, lang thang ngủ ngoài đường, nhiều khi bị người ta đuổi, thương lắm. Cả tôi và bà ấy đều đồng cảnh nghèo, nên tôi mới ngỏ lời rủ bà về mướn trọ ở chung. Tuy nghèo nhưng có nhau, vậy mà vui”, bà Mai cười nói.Khoảng 6 năm trước, bà Cảnh bị tai nạn rồi dẫn đến tai biến. Từ đó, trí nhớ suy giảm, nói chuyện đứt quãng, khó khăn. Bà Cảnh dần quên đi nhiều thứ, kể cả quá khứ của chính mình; nhưng lạ thay, trong trí nhớ chắp vá ấy, bà Cảnh vẫn nhớ rõ bà Mai và 2 đứa con của bà Mai.Thỉnh thoảng, có hàng xóm qua hỏi thăm hay buông một câu đùa, bà Cảnh bật cười híp mắt; tay vung loạn xạ, nói không tròn câu nhưng ánh mắt ánh lên sự háo hức như đang giải thích cho mọi người hiểu điều gì đó.Ngoài bệnh tai biến, trí nhớ suy giảm, bà Cảnh còn bị bệnh tim, tiểu đường, tay phải bị liệt. Mỗi tháng tốn 700.000 đồng tiền thuốc men. Bà Mai là người hỗ trợ bà từ ăn uống, đến sinh hoạt cá nhân.Đều đặn mỗi ngày từ 7 giờ - 10 giờ và từ 20 giờ - 23 giờ; trên chiếc xe lăn do nhà hảo tâm tặng, bà Mai lại lặng lẽ đẩy bà Cảnh đi khắp các con hẻm ở Q.Bình Thạnh để nhặt ve chai mưu sinh.Hỏi về những khó khăn khi đi nhặt ve chai kiếm sống, bà Mai nói cực nhất là những ngày nắng gắt. Chỉ cần đẩy bà Cảnh đi khoảng 30 phút, đôi chân bà Mai đã rã rời, thở dốc như đứt hơi, phải dừng lại nghỉ lấy sức rồi mới tiếp tục hành trình. Nhưng dù nhọc nhằn, bà vẫn kiên trì, vì không thể để bà Cảnh ở nhà một mình.Trung bình mỗi ngày bà Mai lượm ve chai kiếm được 50.000 - 70.000 đồng. Để tiết kiệm chi phí, bà Mai dè sẻn chi tiêu. Bà thường chọn nấu ăn ở nhà và định mức chi tiêu một ngày không quá 50.000 đồng. Còn ngày nào không kiếm được tiền, bà Mai sẽ đi khắp nơi xem chỗ nào phát cơm miễn phí để xin về cho bà Cảnh.“Cảnh thích ăn cá, tôi thường kho thật mặn rồi ăn được 2 ngày. Lúc nào được người ta cho thêm 5.000 - 10.000 đồng thì mình chiên cá ăn được 1 ngày”, bà Mai tâm sự.Bà Mai chia sẻ, dù rất yêu thương nhau nhưng đôi khi 2 người cũng cãi nhau vì không hiểu ý. Tuy nhiên, 2 người không bao giờ giận nhau quá một ngày. “Hồi xưa người này lớn tiếng, người kia sẽ biết cách làm ngơ cho qua chuyện. Ở với nhau mấy chục năm không để bụng nhau hoài được. Mấy năm nay bà ấy bệnh, mình thương. Nhiều khi bực bội nhưng tôi không dám mắng, mình phải nhường nhịn một chút, lâu lâu tôi hay pha trò cho nhà cửa vui vẻ", bà Mai nói.Hỏi bà Mai kỷ niệm nào khiến bà nhớ nhất? Bà Mai nhìn sang bà Cảnh, rưng rưng nước mắt. Bà Mai nghẹn lại rồi nói, tuy 2 người không phải ruột thịt nhưng có duyên gần nửa đời người và bà xem bà Cảnh như em ruột.“Hồi đó, khi còn khỏe, 2 tụi tui cùng nhau đi nhặt ve chai, đồng lòng nuôi 2 đứa con của tui (đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 3 tuổi). Mỗi ngày, chúng tôi đi nhặt ve chai, hai đứa nhỏ ở nhà tự trông nhau. Nếu ai bệnh, người còn lại đi làm, gánh vác phần nặng hơn", bà Mai xúc động.Hỏi hàng xóm xung quanh, ai cũng biết hai bà không phải chị em ruột nhưng ở cùng nhau và thương nhau như gia đình. Bà Hồng (Q.Bình Thạnh) chia sẻ trong xóm ai cũng quý và ngưỡng mộ tình bạn của bà Mai và bà Cảnh. “Hai người ở với nhau lâu lắm rồi, 2 người rất yêu thương và đùm bọc nhau. Tôi rất cảm động với tình cảm và tinh thần vượt khó của gia đình họ”, bà Hồng bày tỏ.Bà Lương Thị Ngọc Thúy, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu phố 17 (P.26, Q.Bình Thạnh), xác nhận gia đình bà Mai và bà Cảnh ở xóm ve chai thuộc diện khó khăn suốt nhiều năm qua.“Tôi luôn đồng hành cùng gia đình bà Mai. Dù gia đình khó khăn nhưng bà Mai rất chịu khó. 2 người không phải họ hàng, ruột thịt nhưng cưu mang, giúp đỡ nhau để sống. Hiện tại 2 bà nhặt ve chai, sống bằng tình yêu thương của cộng đồng, bằng sự giúp đỡ của các sơ, hàng xóm và nhà hảo tâm”, bà Thúy thông tin.Như thông tin trước đó trong bài viết Tết cận kề xóm ve chai ở TP.HCM: 'Chỉ mong có được nồi thịt kho hột vịt', xóm ve chai có hơn 50 hộ dân, đến từ nhiều địa phương khác nhau nhưng đều chung cảnh nghèo khó. Họ bôn ba vào TP.HCM làm nghề nhặt ve chai, bán bé số... để sống qua ngày.Họ sống chen chúc nhau đến ngộp thở trong khu nhà trọ "ổ chuột" ẩm thấp, 4 vách lợp bằng tôn hầm hập và bí bách.Với tinh thần sẻ chia cho người lao động nghèo có một cái tết được đủ đầy và ấm cúng, ngày 27.1 (28 tết Ất Tỵ), Báo Thanh Niên cùng các nhà hảo tâm đến thăm và trao quà tết từ tấm lòng của bạn đọc và anh chị em bằng hữu.Tổng số tiền mặt và quà tặng đã trao có giá trị khoảng 400 triệu đồng đến các gia đình tại xóm ve chai (hay còn gọi là Xóm Ruộng, hẻm 184 Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
Nam sinh cho rằng có vẻ ba mình là một người thích chơi chữ nên đã đặt tên cho con trai là Lam King. Chàng trai 19 tuổi kể: "Lam King khi không viết hoa, chữ "L" giống chữ "I", tên sẽ là "lam king". Nếu tách ra, thành: "l am king", tạm dịch qua tiếng Việt, có nghĩa "Tôi là vua".
Xem phim miễn phí tẹt ga trên ứng dụng giải trí Galaxy Play
Theo thông tin ban đầu, tối 4.1, Công an phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân) nhận tin báo của anh N.B.M.D (33 tuổi) là tài xế xe công nghệ về vụ đập phá ô tô 5 chỗ tại hẻm 47 Bình Thành. Công an địa phương đến ghi nhận vụ việc, trích xuất camera an ninh quanh khu vực phối hợp Công an quận Bình Tân điều tra, xử lý.Trao đổi với Báo Thanh Niên, anh N.B.M.D là tài xế xe công nghệ bị đập phá ô tô cho biết, khoảng 22 giờ 30 ngày 4.1, anh lái xe chạy trên đường số 2 khu dân cư Vĩnh Lộc (phường Bình Hưng Hòa B) về bãi giữ xe ở hẻm 47 Bình Thành để đậu.Trong lúc xe di chuyển để vào hẻm 47 thì có một người chạy xe máy cắt ngang đầu xe anh D. Lúc này, người chạy xe máy bước xuống, cự cãi với anh D. Hai bên lớn tiếng qua lại. Tài xế xe ô tô công nghệ lái xe đi được một đoạn thì người chạy xe máy chạy theo dùng cục đá đập liên tục vào ô tô.Trong khi đó, người dân chứng kiến vụ việc cho biết, người chạy xe máy (nam, trẻ tuổi) có biểu hiện say xỉn, lại manh động nên không ai dám vào can ngăn.