Hành trình đẩy con sóng ra xa, kéo chân trời gần lại
Sau gần 20 năm giải nghệ, Ngọc Thúy thực hiện bộ ảnh đón năm mới, gây ấn tượng bởi vóc dáng thon thả cùng thần thái cuốn hút. Cựu người mẫu cho biết cô vẫn thường chụp ảnh với chồng con khi đón tết ở Mỹ và chụp ảnh áo dài xuân với bạn bè khi về quê nhà. Tuy nhiên đã lâu rồi cô mới quyết định thực hiện một bộ hình theo hơi hướng high fashion.Gần hai thập niên từ giã sự nghiệp người mẫu, người đẹp có chút lo lắng, e ngại khi làm người mẫu ảnh. Cô nói ban đầu bản thân lúng túng vì sợ quên cách tạo dáng. Tuy nhiên khi tiếng nhạc bật lên, dưới ánh đèn và ống kính, cô như được trở lại những giây phút thăng hoa của thời đỉnh cao.Trà, chanh, táo giúp kiểm soát mỡ, đổi vị cho nàng công sở
Tại một buổi nói chuyện về nghệ thuật tổ chức cuộc sống hôn nhân, gia đình do Sở Y tế TP.HCM tổ chức vào tháng 12.2024, tiến sĩ Tô Nhi A, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, đã đặt ra câu hỏi: "Tương lai, liệu thế hệ Alpha có hỏi ba mẹ rằng tại sao con phải giao tiếp với con người?". Câu hỏi này khiến rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn.Theo tiến sĩ Tô Nhi A, thế hệ Alpha – những đứa trẻ lớn lên trong thời đại công nghệ số – đang dần quen với việc giao tiếp qua điện thoại, AI... Trẻ cảm thấy nói chuyện với ba mẹ không còn thấy vui, đặc biệt trong bối cảnh các bậc phụ huynh thường thiếu kiên nhẫn hoặc không đáp ứng được nhu cầu trò chuyện của con. "Mẹ nào nhẫn nại thì nhẹ nhàng bảo: "Con tự chơi nha, mẹ mệt lắm", Nhưng mẹ nào không tích cực thì sẽ cấm đoán hoặc la mắng ngay từ câu hỏi thứ hai của con", tiến sĩ Tô Nhi A nói.Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ một câu chuyện thực tế về chính con trai mình, hồi cậu bé học lớp 2. Từ khi nhà chị có tivi thông minh điều khiển bằng giọng nói, cậu bé bắt đầu quen với việc "trò chuyện" với Google. Một lần, trong niềm vui khi bà ngoại sắp lên chơi, cậu bé hớn hở nói với Google: "Bà ngoại của mình sắp lên nhà mình chơi đó. Bạn có bà ngoại không?"Bất ngờ thay, Google đáp lại bằng một giọng rõ ràng và ấm áp: "Chúc mừng bạn! Niềm vui sum họp gia đình là điều rất đặc biệt. Tuy nhiên, tôi không có bà ngoại. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng khác là "họ hàng" của tôi như Gmail, Google maps…"Hứng thú, cậu bé tiếp tục hỏi: "Bạn có bạn học không? Trong lớp của mình có bạn Quang Anh đó". Google trả lời: "Xin lỗi bạn, tôi không đi học nhưng tôi có "bạn học". Chúng tôi được các kỹ sư của Google dạy mỗi ngày".Cuộc trò chuyện kéo dài qua nhiều câu hỏi khác nhau. Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ rằng "bạn" Google không hề tỏ thái độ bực bội, luôn kiên nhẫn trả lời mọi thắc mắc của cậu bé, kể cả khi cậu hỏi về tên của từng bạn trong lớp. Điều này khiến trẻ cảm thấy AI thú vị và dễ chịu hơn so với việc trò chuyện với người thật, bởi người lớn thường thiếu kiên nhẫn và dễ nổi nóng.Chị Huỳnh Thủy (37 tuổi), cựu sinh viên ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết chị từng bàng hoàng khi nghe cậu con trai 12 tuổi thốt lên: "Mẹ khỏi trả lời, để con nhờ AI giải thích nhanh hơn". "Mình cũng biết AI nhưng không ngờ con trai lại xem ứng dụng AI này như bạn bè. Bé dùng AI để làm bài tập, tâm sự, hỏi ý kiến từ chuyện học hành đến bạn bè. Điều này khiến mình vừa bất ngờ, vừa lo lắng vì cảm giác như bản thân đang "thua" một cỗ máy trong việc trò chuyện với con", chị Thủy nói.Trong thời đại công nghệ, việc giới trẻ sử dụng AI như một công cụ để học tập và giải trí không còn xa lạ. Tuy nhiên, ngày càng có phụ huynh nhận ra con cái đang dần lệ thuộc vào AI để giao tiếp và tìm sự an ủi thay vì trò chuyện với gia đình. Anh Nguyễn Hữu Long (34 tuổi), ngụ khu dân cư Gia Hòa, TP.Thủ Đức (TP.HCM), cho rằng: "Con trẻ thích sử dụng AI để hỏi vì AI phản hồi nhanh chóng, tuy nhiên câu trả lời đâu phải lúc nào cũng chính xác và an toàn. Các em nhỏ có thể không đủ khả năng để phân biệt đâu là thông tin chính xác và đâu là quan điểm sai lệch. Theo mình, phụ huynh nên hiểu và đồng hành cùng con, biến AI thành công cụ chung để cả nhà cùng trò chuyện, sau đó giải thích cho con biết. Điều này giúp trẻ thấy ba mẹ không "lạc hậu", mà là người bạn đáng tin cậy".Câu chuyện này đặt ra một vấn đề đáng suy ngẫm: khi trẻ em ngày càng thân thiết với AI, liệu chúng có dần xa rời mối quan hệ thực với cha mẹ? Theo tiến sĩ Tô Nhi A, để trẻ gắn bó và sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống, điều quan trọng là phụ huynh cần kiên nhẫn và lắng nghe con một cách chân thành ngay từ khi còn nhỏ."Nếu ba mẹ không chịu lắng nghe, không kiên nhẫn, trẻ sẽ cảm thấy mình bị phớt lờ hoặc không được thấu hiểu. Lâu dần, các em sẽ tìm đến AI, nơi luôn trả lời mọi câu hỏi mà không phán xét hay trách mắng", tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ.Tiến sĩ Tô Nhi A cho rằng điều quan trọng là tạo ra một môi trường giao tiếp thoải mái trong gia đình, nơi trẻ cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu. Những lời trách mắng vô cớ hoặc thiếu sự đồng cảm chỉ khiến trẻ ngại ngùng, xa cách. Trẻ cần cảm nhận rằng cha mẹ không chỉ lắng nghe mà còn thực sự quan tâm đến những trải nghiệm và cảm xúc của mình."Thứ xử lý duy nhất chính là lòng bao dung, thấu hiểu lẫn nhau. Việc xây dựng mối quan hệ giao tiếp tốt không chỉ thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái mà còn giúp trẻ nhận ra giá trị đặc biệt của giao tiếp con người. Đây là điều mà AI không thể thay thế. Phụ huynh cần trở thành người đồng hành đáng tin cậy, giúp trẻ phát triển toàn diện và hạn chế phụ thuộc vào những "người bạn ảo" như ChatGPT, Google…", tiến sĩ Tô Nhi A nói.
Mùa xuân lặng lẽ - Truyện ngắn dự thi của Hoài Nam (Hà Nội)
Nếu nam giới nhận thấy mình thường xuyên mắc tiểu, đặc biệt là vào ban đêm, hoặc dòng nước tiểu yếu thì đã đến lúc cần đi khám bác sĩ.
Đông Ba là ngôi chợ lớn nhất tại TP.Huế, tuổi đời gần 125 năm, quy tụ đủ các mặt hàng phục vụ người dân cố đô. Thời gian qua, ngôi chợ này "thay da đổi thịt" nhờ thực hiện phương châm "văn minh - thân thiện - an toàn - giàu bản sắc". Tiểu thương chợ Đông Ba tuân thủ "3 không": không nói thách, không chèo kéo, không "mì xưa" (ép khách mua hàng đầu ngày) và "2 có": có chất lượng, có uy tín.Cận Tết Nguyên đán, sức mua tại ngôi chợ lớn này càng mạnh nên việc quản lý các tiểu thương bán hàng đúng chất lượng, đúng giá được Ban quản lý chợ triển khai quyết liệt.Bà Trần Thị Tường Vy, Trưởng ban quản lý chợ Đông Ba, cho biết dịp tết cán bộ quản lý của chợ tuyên truyền mạnh mẽ, nếu phát hiện tiểu thương nói thách, hét giá sẽ đình chỉ hoạt động từ 3 - 5 ngày tùy theo mức độ vi phạm.Ban quản lý chợ Đông Ba còn tuyên truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội về quy định này, đặc biệt treo thưởng 500.000 đồng cho ai phát hiện tiểu thương ở chợ "chặt chém"…Đầu tháng 1, nhận phản ánh của du khách qua trang mạng xã hội khi đến tham quan mua sắm tại chợ về việc một tiểu thương ở khu vực lầu Chuông bán không đúng giá, nói thách, Ban quản lý chợ đã mời tiểu thương này lên làm việc. Sau khi xác minh sự việc đúng như phản ánh, ban quản lý chợ đã quyết định đình chỉ kinh doanh đối với tiểu thương này.Ban quản lý chợ Đông Ba cũng đã xin lỗi và trao thưởng 500.000 đồng cho du khách báo tin.Dịp cận Tết Nguyên đán, chất lượng các mặt hàng được tổ quản lý kinh doanh của chợ quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra ít nhất 2 lượt/ngày để nhắc nhở tiểu thương.Khác với số ít người làm xấu đi hình ảnh của chợ, đa phần tiểu thương của ngôi chợ giàu truyền thống này đều ủng hộ các quy định mà ban quản lý đưa ra.Từng mặt hàng tại gian hàng của bà Hồ Thị Diệu Hiền (64 tuổi) đều được niêm yết giá, kể cả những mặt hàng nhỏ như chiếc bật lửa, đôi dép, cái kéo, bánh… "Tiểu thương ủng hộ quy định này, chợ bữa nay tốt lắm. Từ ngày có điều lệ đến bây giờ, bộ mặt chợ cũng thay đổi, khách hàng yên tâm mua hơn", bà Hiền nói.Chị Hồ Thu Trang (36 tuổi, ở Q.Thuận Hóa, TP.Huế) cho biết dù có nhiều trung tâm thương mại mới mọc lên ở thành phố nhưng vẫn muốn ra chợ Đông Ba lựa mua bánh kẹo, mứt dịp tết vì sản phẩm ở đây rất phong phú."Bữa nay giá có ghi trên bao bì, nên cứ xem cái nào ưng thì mua thôi. Nếu có giảm cũng chỉ giảm 5.000 – 10.000 đồng. Tôi thấy quy định này của chợ rất hay, tăng thêm sự uy tín cho các cửa hàng và niềm tin cho người mua", chị Trang nói.Ngoài bán đúng giá, nhiều câu chuyện về gương người tốt việc tốt cũng được ban quản lý chợ Đông Ba kịp thời phát hiện, khen thưởng và lan tỏa.Mới đây nhất, ngày 22.1 (23 tháng chạp), chị Trần Ngọc Thanh Thoa và chị Trần Thị Thanh Ly (tiểu thương bán hàng giày dép tại nhà C chợ Đông Ba) phát hiện 10 triệu đồng tại bến xe Đông Ba liền mang đến nhờ ban quản lý chợ tìm trả lại cho người đánh rơi.Ban quản lý chợ nhanh chóng vào cuộc, xác minh khoản tiền này do một tiểu thương kinh doanh hàng mũ đánh rơi và trao trả lại.
Zingplay - 15 năm xây dựng và lan tỏa niềm vui
Vào mỗi dịp Tết, những chuyến xe nghĩa tình lại lăn bánh, đưa sinh viên, người lao động khó khăn hồi hương sum vầy cùng với gia đình. Chuyến xe mùa xuân “Tết sum vầy” do Báo Thanh Niên phối hợp Thành Đoàn, Hội Sinh viên Thành phố, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM tổ chức cùng sự đồng hành của Công ty Acecook Việt Nam và các đơn vị, cá nhân khác đã đưa 2000 sinh viên, người lao động về các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đón Tết.Những chiếc vé xe cùng những phần quà Tết được trao tận tay cho sinh viên, người lao động. Các bạn trẻ không giấu được niềm vui sướng khi sắp được gặp lại bố mẹ, người thân sau một thời gian dài xa cách.Chuyến xe “Tết sum vầy” không chỉ là tấm vé thông hành để về nhà mà còn là tình yêu thương, sự sẻ chia và tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng dành tặng những người xa quê có cơ hội được hồi hương đón Tết.Chuyến xe mùa xuân “Tết sum vầy” là chương trình được Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM khởi xướng phối hợp cùng Báo Thanh Niên thực hiện thường niên từ năm 2002, đến nay đã có 63.125 sinh viên khó khăn được hỗ trợ. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp, Acecook Việt Nam là nhà tài trợ chính của chương trình. Việc hỗ trợ người dân về quê đón Tết cũng là một trong những nỗ lực của tổ chức trong việc thúc đẩy xã hội phát triển ngày một giàu đẹp, văn minh.