Sau mưa rào nhẹ, Nam bộ tiếp tục nắng nóng
"Món ăn Việt Nam có màu đỏ rực rỡ này được chế biến từ tiết động vật tươi trộn với một số nguyên liệu, trong đó có mắm. Phần nhân thịt được nấu chín sau đó đổ tiết vào và đông lại thành một loại bánh pudding sền sệt, thường được trang trí bằng đậu phộng, rau thơm… Món ăn này được chế biến theo truyền thống vào những dịp đặc biệt, mặc dù gây ra nhiều tranh cãi do nguy cơ vi khuẩn trong thịt, gây ngộ độc", Taste Atlas mô tả và xếp tiết canh vào vị trí 52 của danh sách 100 món ăn tệ nhất thế giới.Danh sách còn có món trứng vịt lộn rất phổ biến của người Việt nhưng được đưa vào ẩm thực của Philippines, xếp ở vị trí 42. "Trứng vịt lộn được phục vụ ở khắp mọi nơi từ các quầy hàng trên đường phố đến các nhà hàng cao cấp ở Phillippines. Vịt lộn được coi là 'thuốc bổ', thường được thưởng thức với một cốc bia lạnh. Món ăn có thể nêm thêm ớt, tỏi, dấm, muối, nước cốt chanh, tiêu xay, lá bạc hà; cũng có thể được nấu trong món trứng tráng hoặc dùng làm nhân cho bánh ngọt", Taste Atlas mô tả và cho biết thêm, mặc dù trứng vịt lộn gắn liền với ẩm thực Philippines và đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới nhưng vẫn bị coi là bữa ăn của người nghèo.Đứng đầu danh sách 100 món ăn tệ nhất thế giới năm 2024 là blodpalt, theo truyền thống gắn liền với các vùng phía bắc của Thụy Điển và Lapland của Phần Lan. Blodpalt là loại bánh bao màu nâu sẫm, được chế biến từ bột lúa mạch đen hoặc lúa mạch và máu động vật. Mặc dù theo truyền thống, chúng được làm bằng máu tuần lộc, nhưng ngày nay xuất hiện với nhiều loại trong vùng sử dụng máu của nhiều loài động vật, các loại gia vị khác nhau và đôi khi là khoai tây nghiền.Danh sách 100 món ăn tệ nhất thế giới cho đến ngày 8 tháng 1 năm 2025 có tới 596.403 đánh giá được ghi nhận, trong đó 385.835 được hệ thống công nhận là hợp pháp. Taste Atlas cho rằng, kết quả đánh giá không nên được coi là kết luận toàn cầu cuối cùng về món ăn.Nữ MC dẫn 'Cà phê sáng' của VTV: Tôi không dám nhận mình đẹp
Ngày 19.3, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng đoàn kiểm tra 1907 của Bộ Chính trị, đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nêu rõ, ngay sau khi có các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của T.Ư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt nghiêm túc, bài bản và khoa học; thành lập ban chỉ đạo, ban hành các quy định, quy chế, quy trình để tổ chức thực hiện; cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận bằng chương trình hành động và chỉ đạo các cấp ủy cơ sở, cấp ủy trực thuộc, chủ động việc tổ chức học tập, quán triệt triển khai.Đáng chú ý, sau khi có Kết luận 123, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chủ động điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt trên 14%, giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng sở, ngành, cơ quan đơn vị để quyết tâm, nỗ lực ở mức cao nhất.Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và các tổ chức đảng được kiểm tra đã quán triệt sâu sắc, thái độ nghiêm túc, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản các nội dung; phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra về bốn nội dung được kiểm tra."Tỉnh Quảng Ninh có nhiều nội dung, cách làm chất lượng, đi trước; có nhiều kinh nghiệm so với cả nước từ tổ chức bộ máy, chuyển đổi số, cải cách hành chính, phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, có nhiều cách làm hay, sáng tạo. Các chủ trương, cách thức tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh đúng với chủ trương, quan điểm của T.Ư, chính sách pháp luật Nhà nước, phù hợp thực tế địa phương, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ đảng viên và nhân dân", Chủ tịch nước đánh giá.Chủ tịch nước đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh cần rà soát mục tiêu, xây dựng chương trình hoạt động rõ trong từng cơ quan, đơn vị, từng thành viên và tổ chức thực hiện quyết liệt, kiểm tra giám sát sâu sát. Chỉ rõ Quảng Ninh luôn được T.Ư xác định có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; là địa phương duy nhất trong cả nước có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc; là địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng có tốc độ đô thị hóa nhanh thuộc diện cao trong cả nước, Chủ tịch nước đề nghị Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần có các nhóm giải pháp để Quảng Ninh tiến nhanh, chắc, bền vững về mọi mặt, nhất là tiên phong đi đầu trong việc thực hiện bốn nội dung được kiểm tra.Đối với việc tổ chức thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong Đảng bộ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, Chủ tịch nước nhấn mạnh cần nghiêm túc quán triệt các nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, hướng dẫn..., bảo đảm cho bộ máy từ tỉnh đến cơ sở đi vào hoạt động bình thường, không để gián đoạn, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của toàn tỉnh...
8 loại thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho gia đình bạn
Khi ra mắt tại thị trường nước ngoài, thuật ngữ Building A Second Brain nhận được sự đón nhận từ nhiều độc giả, từ những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, đến các tổ chức liên quan đến kinh doanh, giáo dục, đều áp dụng kiến thức từ Second Brain.
Thay mặt Bộ TN-MT, ông Thành kêu gọi các cơ quan, tổ chức và người dân chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thể chế hóa những nội dung điều ước, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Bất lực nhìn chồng tàn phế vì không có tiền chữa trị
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.