Đồng Nai tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
Trong trận đấu với Singapore ở bán kết lượt về AFF Cup 2024, diễn ra tối 29.12 trên sân Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam có 2 tình huống được hưởng lợi khi trọng tài xem VAR. Cả 2 tình huống này đều mang ý nghĩa định đoạt số phận của trận đấu.Đầu tiên là tình huống ở phút 10, Faris Ramli bên phía Singapore đánh đầu đưa bóng vào lưới đội tuyển Việt Nam, nhưng trọng tài không công nhận bàn thắng vì lỗi việt vị của cầu thủ bên phía Singapore. Tiếp theo là tình huống ở phút 41, trọng tài xem VAR và quyết định cho đội tuyển Việt Nam được hưởng phạt đền, trước khi Xuân Son sút thành công quả phạt 11m này. Đây đều là những tình huống ảnh hưởng lớn đến cục diện trận bán kết lượt về nói riêng, ảnh hưởng lớn đến kết quả chung cuộc của cặp đấu bán kết giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore nói chung. Nếu Singapore mở được tỷ số ngay phút thứ 10 của trận lượt về, họ chắc chắn sẽ lên tinh thần, trong khi đội tuyển Việt Nam có thể bị ảnh hưởng về tâm lý, ở phần thời gian còn lại của trận đấu.Còn về tình huống dẫn đến quả phạt đền và bàn thắng mở tỷ số trong trận lượt về của Nguyễn Xuân Son ở phút 41, bàn thắng ấy gần như đẩy trận đấu ra khỏi tầm với của đội bóng đảo quốc sư tử, vì cách biệt giữa 2 đội sau khi Xuân Son sút phạt 11m thành công lên tới 3 bàn.Chi tiết đáng chú ý tiếp theo, các cầu thủ Việt Nam giờ kinh nghiệm hơn hẳn trong các trận đấu có VAR. Các học trò của HLV Kim Sang-sik không còn có những tiểu xảo, nhất là không dại dột chơi tiểu xảo trong khu vực cấm địa của đội nhà. Họ hiểu rằng những tình huống tiểu xảo như thế này có thể bị VAR soi bất cứ lúc nào, có thể khiến đội tuyển Việt Nam bị phạt.Tiêu biểu cho sự thay đổi này là hình ảnh của trung vệ đội trưởng Đỗ Duy Mạnh. Cầu thủ của Hà Nội FC từ chỗ mắc sai lầm trong trận đấu ra quân gặp đội Lào ở AFF Cup năm nay, có pha phạm lỗi khiến đội tuyển Việt Nam chịu quả phạt đền trong trận đấu ngày 9.12, giờ thi đấu rất chững chạc, bình tĩnh hơn hẳn. Duy Mạnh thường xuyên là người đứng ra can các đồng đội, tránh cho những cầu thủ xung quanh mình tiếp cận quá gần với trọng tài, phản ứng quá hăng với trọng tài, dẫn đến có thể nhận thẻ phạt không đáng. Duy Mạnh giờ hiểu rằng những tình huống phản ứng và những pha phạm lỗi không cần thiết giờ không thể qua mắt được công nghệ VAR.Trái lại, chính các đối thủ của đội tuyển Việt Nam mới là những người ít kinh nghiệm khi đối diện với VAR. Trung vệ Lionel Tan của Singapore kéo áo rất nghiệp dư nhằm vào Nguyễn Xuân Son, trong một tình huống bóng thậm chí còn không đến được vị trí của tiền đạo bên phía đội tuyển Việt Nam. Thông thường, những pha kéo áo như thế này qua được mắt các trọng tài, nhưng đây là giải đấu có VAR. Lionel Tan không thể thoát khỏi VAR.Cần phải nói thêm rằng việc công nghệ VAR được áp dụng tại giải V-League ở 2 mùa giải gần nhất, đã cho các cầu thủ Việt Nam kinh nghiệm khi đối diện với công nghệ này. Từ chỗ thường bị VAR phạt nguội ở các giải quốc tế trước đây, đội tuyển Việt Nam giờ đang hưởng lợi từ VAR.Sư đoàn không quân 372 thực hành bắn, ném bom, đạn thật tại Bình Định
Trong khi cuộc chiến pháp lý giữa Blake Lively và Justin Baldoni vẫn đang căng thẳng thì vợ của Ryan Reynolds lại phải đối mặt với vụ kiện phỉ báng thứ hai trị giá 7 triệu USD từ người đứng đầu công ty quản lý khủng hoảng truyền thông. Ngày 4.2, Jed Wallace của công ty quản lý khủng hoảng Street Relations có trụ sở tại Texas đệ đơn kiện Blake Lively với cáo buộc phỉ báng lên Sở dân quyền California, Mỹ, theo People. Trước đó, ngôi sao 37 tuổi đã nộp đơn yêu cầu Wallace cung cấp lời khai sau khi cáo buộc Wallace được nhóm quan hệ công chúng của Justin Baldoni thuê để hỗ trợ cho chiến dịch bôi nhọ tên tuổi của Lively. Tuy nhiên đơn yêu cầu này sau đó đã bị hủy bỏ. Các luật sư của Wallace tuyên bố rằng Lively không có bằng chứng nào hỗ trợ cho những cáo buộc mà cô đưa ra chống lại Wallace và Street Relations. Nguyên đơn yêu cầu Lively bồi thường thiệt hại ít nhất 7 triệu USD kèm theo lệnh của tòa án tuyên bố Wallace không có hành vi quấy rối hoặc trả thù nữ diễn viên.Đáp lại, nhóm luật sư đại diện cho vợ của Reynolds cho rằng vụ kiện mới nhất này góp thêm vào nỗ lực làm quên lãng tiếng nói của Lively lên án hành vi quấy rối tình dục trước đó.Cuộc chiến pháp lý giữa Lively và Baldoni bắt đầu vào tháng 12.2024, khi nữ diễn viên khiếu nại bạn diễn kiêm đạo diễn bộ phim cả hai đóng chính về hành vi quấy rối tình dục. Ngôi sao 37 tuổi cáo buộc Baldoni có hành vi sai trái trong quá trình sản xuất phim và thực hiện chiến dịch bôi nhọ trả đũa nhằm hủy hoại danh tiếng của cô. Đến ngày 16.1, Baldoni phản bác lại bằng vụ kiện trị giá 400 triệu USD chống lại Blake Lively và chồng là Ryan Reynolds cùng người đại diện của họ là Leslie Sloane với cáo buộc tống tiền, phỉ báng và nhiều tội danh khác.
Lịch thi đấu và trực tiếp U.23 Việt Nam đấu U.23 Uzbekistan hôm nay: Tranh ngôi đầu
Không chỉ bị cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ và các cáo buộc điều tra về quyền riêng tư tại châu Âu, DeepSeek cũng đang trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng quy mô lớn. Không dừng lại ở đó, ngay cả việc đăng ký nhãn hiệu cũng gặp khó khăn bởi chính công ty có lãnh đạo là người Trung Quốc, ít nhất tại Mỹ.Theo TechCrunch, DeepSeek mới đây nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lên Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) với hy vọng bảo vệ các ứng dụng, sản phẩm và công cụ chatbot AI của mình. Tuy nhiên, công ty này đã gặp phải một trở ngại lớn khi chỉ 36 giờ trước đó, một công ty khác có tên Delson Group, có trụ sở tại Delaware (Mỹ), đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu DeepSeek.Delson Group tuyên bố họ đã bắt đầu bán các sản phẩm AI mang thương hiệu DeepSeek từ đầu năm 2020. Trong hồ sơ đăng ký, công ty này cho biết địa chỉ của họ là một ngôi nhà ở tại Cupertino và CEO kiêm người sáng lập là Willie Lu. Đáng chú ý, Willie Lu là cựu sinh viên cùng trường với người sáng lập DeepSeek, Liang Wenfeng, tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc). Ông Lu cũng tự nhận mình là giáo sư tư vấn đã nghỉ hưu tại Đại học Stanford và là nhà tư vấn cho Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), với phần lớn sự nghiệp gắn liền với ngành công nghiệp không dây.Theo luật pháp Mỹ, người sử dụng nhãn hiệu đầu tiên thường được coi là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu đó, trừ khi có thể chứng minh rằng nhãn hiệu đã được đăng ký với mục đích xấu. Tranh chấp này có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của DeepSeek tại thị trường Mỹ.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhất là những người thường xuyên điều khiển phương tiện giao thông. Với mức xử phạt tăng cao so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100), vi phạm giao thông trở thành mối lo ngại lớn. Mặc dù mức xử phạt đã tăng cao, vẫn có rất nhiều người thường xuyên mắc phải những lỗi vi phạm giao thông khiến bản thân phải trả giá đắt. Một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến, dễ gặp trong dịp Tết là lỗi nồng độ cồn với mức phạt lên đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, 10 triệu đồng đối với người điều khiển mô-tô, xe máy.Ngoài ra, vẫn có một số lỗi vi phạm giao thông khác như sử dụng mô-tô, xe máy chở hàng hoá quá khổ, sử dụng xe máy leo vỉa hè và vượt đèn đỏ,... Đây đều là những lỗi dễ mắc phải nếu bất cẩn và chủ quan trọng quá trình tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn trong dịp Tết này, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ quy định luật An toàn giao thông.
Barcelona đạt thỏa thuận mua Raphinha từ Leeds, bán Frenkie de Jong cho M.U?
Thường xuyên “chốt đơn” vào lúc 1 - 2 giờ sáng nên hậu quả là nhận về rất nhiều món đồ ít sử dụng. Nguyễn Thị Minh Thư (20 tuổi), ngụ tại Khu B, ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM, chia sẻ: “Thời điểm ban đêm khiến mình mua hàng mà chẳng kịp suy nghĩ. Nhiều lúc thiếu tỉnh táo còn ấn nhầm mua phải những món đồ không cần thiết. Ví dụ như tóc mình rất nhiều nhưng không hiểu sao lại mua những cái kẹp bé tí không dùng được hay cục tẩy, cây bút khổng lồ; mấy món đồ trang trí bàn học mặc dù biết không có chỗ để vẫn mua”.