Báo Thái Lan so sánh HLV Kim Sang-sik và Park Hang-seo, ca ngợi phong cách Hàn Quốc
Ông Lê Văn Danh - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3), Ông Thiên Thanh Sơn - Giám đốc Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân, cùng các Ban của EVNGENCO3 tiếp và làm việc với Đoàn.Lãnh đạo EVNGENCO3 cho biết, đơn vị đã tăng cường giám sát vận hành, bố trí lãnh đạo, nhân viên trực tăng cường nhằm đảm bảo sản xuất điện ổn định, đáp ứng tốt phương thức huy động của Hệ thống điện Quốc gia. Đồng thời, Tổng Công ty đã ký hợp đồng với Công ty Sông Đà - Cao Cường lắp đặt dây chuyền phân tách tro xỉ để tiêu thụ tro xỉ đang lưu giữ trên bãi với công suất 500.000 m³/năm, hiện tại dây chuyền đã hoàn thành.Kết luận sau buổi làm việc, Ông Đặng Huy Cường - Thành viên HĐTV EVN nhấn mạnh, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 nói riêng và các Nhà máy điện thuộc Tổng Công ty Phát điện 3 nói chung, cần đảm bảo độ tin cậy, duy trì ổn định các tổ máy, nâng cao độ khả dụng, đáp ứng tốt nhu cầu phụ tải trong thời gian tới. Đề nghị Tổng Công ty Phát điện 3 tập trung nghiên cứu và triển khai các phương án sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị trong nhà máy hiệu quả, chất lượng, không để xảy ra sự cố. EVN mong muốn EVNGENCO3 tiếp tục phát huy, đi đầu trong công tác vận hành phát điện và sửa chữa bảo dưỡng để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất điện, góp phần đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội.Đặt nhiều kỳ vọng vào ngày hội lớn của sinh viên cả nước
Vào ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, đa số người dân buôn bán bận rộn suốt những ngày qua mới có thời gian để đi chợ để chọn hoa, chọn vật phẩm trang trí và đồ dự trữ cho những ngày Tết. Các shipper cũng tranh thủ chạy nốt vài chuyến cuối giao bưu phẩm kịp cho khách hàng trước Tết.Không khí bận rộn, nhộn nhịp vẫn thường thấy vào những ngày cận Tết. Đường sá tại những khu chợ, đường hoa luôn tấp nập người qua lại, ai cũng chất đầy những sắc màu của Tết như chậu hoa, đồ trang trí, thực phẩm...
Hộp điện, linh kiện trụ đèn chiếu sáng bị mất trộm
Sáng 12.2, ghi nhận của PV Thanh Niên, công nhân của Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa (TP.Huế) đang gấp rút sửa chữa các điểm bị hư hỏng trên cầu đi bộ gỗ lim dọc bờ sông Hương (Q.Thuận Hóa).Cụ thể, nhiều thanh gỗ lát mặt cầu đã bị hư hỏng, mục nát được các nhân viên sửa chữa, thay mới. Điểm hư hại nhiều nhất là từ khu vực gần bến Tòa Khâm đến trước trụ sở UBND TP.Huế.Lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa cho biết, đã có 52 thanh gỗ lim bị hư hại do thời tiết. Gỗ lim được mệnh danh là loại gỗ quý, có khả năng chịu nước khá tốt nhờ đặc tính tự nhiên, tuy nhiên vẫn cần được xử lý và bảo quản đúng cách để duy trì độ bền trong môi trường ẩm ướt. Trải qua 7 năm vận hành, cây cầu này nhiều lần bị nước lũ nhấn chìm, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thanh gỗ của cây cầu bị mục nát.Được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2018, với tổng kinh phí hơn 64 tỉ đồng, cầu đi bộ bằng gỗ lim này có chiều dài 400 m, rộng 4 m, mặt sàn lát 16.000 thanh gỗ lim từ Nam Phi.Ngoài phục vụ các hoạt động cộng đồng ngoài trời như đi bộ, ngắm cảnh, hoạt động nghệ thuật ngoài trời, cây cầu còn là điểm đến thu hút nhiều du khách trong nhiều năm qua.Đứng từ cầu gỗ lim du khách có thể ngắm được sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền và Kỳ đài trong Đại nội Huế... "Từ khi có cây cầu này tôi thường ra đây mỗi buổi chiều để đi bộ, ngắm cảnh, cây cầu rất đẹp và thơ mộng. Tôi nghĩ, gỗ lim dù có chắc đến mấy nhưng qua nhiều lần bị lũ nhấn chìm thì cũng phải hư hại đôi chút. Hy vọng đơn vị thi công sớm khắc phục để trả vẻ đẹp vốn có của cây cầu này", anh Lê Phan Bảo (30 tuổi, người dân Q.Thuận Hóa, TP.Huế) nói.Lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa cho biết việc khắc phục các thanh gỗ bị mục dự kiến sẽ hoàn thành trong hôm nay 12.2.
Ngày 27.2, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường quản lý đầu tư các dự án nhà máy thủy điện, vận hành nhà máy thủy điện đảm bảo theo quy định. Đặc biệt là việc vận hành xả lũ, xả nước để đảm bảo nước tưới, nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô.Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở Công thương kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện, đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương thực hiện dự án thủy điện đối với các dự án chuẩn bị đầu tư.Sở TN-MT (nay là sở Nông nghiệp và Môi trường) giám sát việc thực hiện các yêu cầu về môi trường của các nhà máy thủy điện, đảm bảo giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các đập, hồ chứa theo quy định về quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Mã đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Đồng thời, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình nạo vét và tận thu vật liệu xây dựng sau nạo vét của các chủ đầu tư dự án thủy điện.Yêu cầu chính quyền cấp huyện chỉ đạo UBND các xã có nhà máy thủy điện đóng trên địa bàn thực hiện việc giám sát về vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, đặc biệt là việc duy trì dòng chảy tối thiểu để đảm bảo cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vùng hạ du trong mùa khô.Như Thanh Niên đã phản ánh, trong nhiều ngày đầu tháng 1 vừa qua, nhiều thủy điện trên sông Mã đã xả nước với lưu lượng thấp hơn mức quy định. Cụ thể, các thủy điện Bá Thước 1, Bá Thước 2, Cẩm Thủy 1, lưu lượng xả trong ngày không ổn định so với lưu lượng nước về hồ. Thậm chí, nhiều thời điểm các nhà máy còn không vận hành xả nước, hoặc xả nước nhỏ hơn lưu lượng nước về đến hồ.Tình trạng các nhà máy thủy điện xả nước không theo quy định liên hồ chứa, khiến cho nguồn nước tưới cho cây trồng và nước sinh hoạt cho người dân ở khu vực hạ lưu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống.Sau khi Thanh Niên phản ánh, Sở Công thương Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu các nhà máy thủy điện nêu trên thực hiện vận hành xả nước theo đúng quy định, đồng thời báo cáo chi tiết lưu lượng xả nước từ ngày 1.12.2024 đến ngày 10.1 để làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc vận hành các thủy điện.
Món kiểm thân thương
Sáng 14.1, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng, đã chủ trì hội nghị "Tăng trưởng kinh tế 2 con số - vùng Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới". Hội nghị sẽ công bố Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. "Nếu Đồng bằng sông Hồng không tăng trưởng 2 con số thì vùng nào tăng trưởng được", Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu vùng phải có giải pháp để tăng trưởng 2 con số. Muốn vậy, các địa phương trong vùng phải có quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó. Nếu chỉ tăng trưởng "bình bình" 6 - 7% thì không đạt được mục tiêu phát triển 100 năm thành lập Đảng và thành lập nước.Theo Thủ tướng, hiện thu nhập bình quân đầu người của các nước phát triển khoảng 13.800 USD/năm. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, phải 20 năm nữa, Việt Nam mới đạt được con số này, trong khi đến lúc đó, thế giới đã tiến xa. Các nước sẽ không dừng ở mức thu nhập này, tiêu chuẩn thu nhập cao sẽ còn tăng lên. Bộ KH-ĐT cho biết, năm 2024 tốc độ tăng trưởng GRDP vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 7,9%, cao hơn mức bình quân chung cả nước (cả nước đạt 7,09%), đứng thứ 2 cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt 143,2 triệu đồng/người/năm, thấp hơn Đông Nam bộ (179,3 triệu đồng/người/năm).Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 132 tỉ USD, chiếm gần 32,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước (405,53 tỉ USD), dẫn đầu cả nước. Thu hút đầu tư nước ngoài có sự bứt phá mạnh mẽ, dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 20 tỉ USD (cả nước đạt 38 tỉ USD). Trong đó, Bắc Ninh dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,12 tỉ USD, Hải Phòng đứng thứ hai với hơn 4,94 tỉ USD, tiếp theo là Quảng Ninh, Hà Nội lần lượt là 2,8 tỉ USD và 2,1 tỉ USD. Số doanh nghiệp đang hoạt động là 307.139, chiếm 32,67% cả nước (940.078 doanh nghiệp), đứng thứ 2/6 vùng kinh tế - xã hội, sau vùng Đông Nam bộ (367.881 doanh nghiệp). Nhiều dự án, công trình trọng điểm trong vùng được triển khai, xây dựng, tạo thuận lợi cho kết nối nội vùng, liên vùng, một số dự án giao thông lớn, trọng điểm đã được triển khai, hoàn thành và có tính liên thông, liên kết cao.