Decor nội thất bằng vải canvas, ý tưởng giản đơn - không gian cực phẩm
Đề xuất trên được UBND quận 1 nêu ra trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chiều 19.3 nhằm khai thác ngắn hạn "đất vàng" trong thời gian chờ thực hiện theo quy hoạch.Trong tháng 2 và tháng 3.2024, UBND quận đã đã gửi văn bản trình UBND TP.HCM phương án sử dụng đối với khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng 8 - 12 Lê Duẩn. Hiện nay, quận đang chờ đang chờ ý kiến của thành phố triển khai để Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tạm bàn giao khu đất cho địa phương triển khai.Đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM cho biết quận 1 đề xuất sử dụng tạm 2 khu đất trên làm bãi xe, khu ẩm thực đêm. Theo quy định hiện hành, Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị quản lý được phép cho thuê ngắn hạn, khai thác ngắn hạn.Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang trình UBND TP.HCM đề án khai thác ngắn hạn đối với các khu đất công trên toàn thành phố. "Sau khi thành phố ban hành quy trình cho thuê ngắn hạn, trung tâm sẽ làm việc với quận 1 thống nhất mục đích để công khai kêu gọi đầu tư", đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất nói thêm.Khu đất 8 - 12 Lê Duẩn rộng gần 4.900 m2, ở vị trí đắc địa với 3 mặt tiền đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm. Khu "đất vàng" này liên quan đến vụ án cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài giao đất trái phép làm thất thoát tài sản nhà nước. Đến năm 2022, khu đất được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.Khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng rộng hơn 6.000 m2 cũng ở vị trí kim cương khi nằm cạnh công trường Mê Linh, gần sông Sài Gòn. Đây là khu đất "khiến" cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng hàng loạt quan chức vướng vòng lao lý. Khu đất này được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý từ tháng 10.2022.Cũng tại buổi làm việc, UBND quận 1 kiến nghị sớm có quyết định về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đối với dự án Chợ Gà, Gạo thuộc phường Cầu Ông Lãnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư dự án phục vụ mục tiêu chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm.Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đang chờ ý kiến phản hồi của các sở ngành liên quan để tổng hợp, hoàn thành trong tháng 3. Theo đó, khu vực này sẽ được tăng chỉ tiêu xây dựng, quy hoạch để thu hút đầu tư.Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản: Khó khăn trong quản lý, giám sát
Ngày 31.12, TAND tỉnh Bạc Liêu xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Trịnh Hoàng Phương (48 tuổi, ngụ ấp Phước Thạnh, xã Long Thạnh, H.Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) 5 năm tù về tội giết người. Phương là người truy sát hành khách đi phà gây thương tích 86%. Theo cáo trạng, khoảng 23 giờ ngày 8.2.2024, sau khi uống rượu, anh Lâm Thành Tấn đến bến phà do Phương làm chủ để qua sông Bạc Liêu - Cà Mau.Phương nhận lời đưa Tấn qua sông với giá 10.000 đồng (giá ban đêm dành cho 1 người và 1 xe máy). Trong lúc trên phà, Tấn nhắc lại việc đi phà trước đó bị vợ của Phương có lời lẽ xúc phạm và yêu cầu vợ Phương xin lỗi nên cả 2 cự cãi nhau.Phà đến bến, Tấn cố tình gây khó cho Phương bằng cách đưa tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng để trả tiền phà. Do Phương không đủ tiền hoàn lại nên nói cho thiếu, nhưng Tấn không đồng ý. Khi Phương nói cho đi phà không cần trả thì Tấn yêu cầu Phương phải hoàn tiền, nếu không sẽ ném máy chạy phà xuống sông. Sau đó, Tấn nắm máy chạy phà định vứt xuống sông thì bị Phương can ngăn. Cả 2 xảy ra xô xát, đánh nhau. Phương đánh và đạp Tấn té ngã giữa phà. Thấy Tấn lấy cây dao trong xô nhựa, Phương chạy đến giật lấy, đâm liên tiếp nhiều nhát vào vùng bụng, ngực của Tấn gây thương tích 86%.HĐXX cho rằng, nguyên nhân xảy ra vụ truy sát xuất phát từ việc Tấn say rượu, chủ động gây sự, cố tình gây khó dễ đối với Phương về việc trả tiền đi phà. Đồng thời, Tấn cầm máy chạy phà định ném xuống sông nên cả 2 xô xát, đánh nhau. Việc Phương cầm dao tấn công Tấn là có nguyên cớ. Mâu thuẫn phát sinh có một phần lỗi của bị hại nên hành vi phạm tội của Phương không có tính chất côn đồ. Do đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo mức án trên về tội giết người.
Tổ hợp khách sạn Angsana & Dhawa Hồ Tràm được công nhận đạt chuẩn 5 sao
Công trình do kiến trúc sư trưởng đầu tiên của Sài Gòn là Alfred Foulhoux (1840 - 1892, người thiết kế Bưu điện Sài Gòn, Tòa án nhân dân TP.HCM) thiết kế, hoàn thành năm 1890.Trước năm 1945, nơi đây là chỗ ở và làm việc của các vị Phó toàn quyền và Thống đốc nên được gọi là Dinh Phó soái hoặc Dinh Thống đốc. Năm 1954, dinh được quốc trưởng Bảo Đại đổi tên là Dinh Gia Long (vị vua đầu tiên của triều Nguyễn).Đầu thập niên 1960, thời tổng thống Ngô Đình Diệm, để đề phòng đảo chính, dinh được xây thêm hầm tránh bom, được đúc bằng bê tông cốt thép rất kiên cố, sâu dưới mặt đất 4 m phía sau dinh (mé đường Lê Thánh Tôn ngày nay). Hầm có 4 cửa bằng sắt tấm nguyên khối nối với phòng làm việc của ông Diệm, có lối thoát ra đường Pasteur và Nam Kỳ Khởi Nghĩa.Công trình mang phong cách Phục hưng ⁽*⁾. Đầu tiên, nơi đây định làm Viện Bảo tàng Thương mại triển lãm sản vật của Nam kỳ nên hai bên cửa chính có hai cột trang trí bằng tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp (đã bị phá bỏ và thay bằng mái hiên vào năm 1943). Hiện tại, trên đỉnh mặt tiền công trình vẫn còn đầu tượng thần thương mại Mercury (theo thần thoại La Mã), đầu cột tạc đầu chiến binh, trên cửa sổ có đầu sư tử. Phù điêu, chi tiết trang trí như chim ó, rắn, cá hóa rồng, cá sấu, bồ nông ngậm mồi, hoa lá… là sự kết hợp giữa các biểu tượng trong thần thoại Hy Lạp, La Mã và sinh, động vật bản địa, biểu trưng cho sự trù phú, sức sống của Nam kỳ. Ánh sáng tự nhiên từ các khung cửa kính lớn được thiết kế tinh tế, rọi xuống chiếc cầu thang lớn nơi sảnh chính tạo thành điểm nhấn đặc biệt của công trình - nơi trở thành góc chụp hình cưới "kinh điển" của người dân TP.⁽*⁾ Khởi phát tại Ý từ thế kỷ 15, tái khám phá những giá trị cổ điển của kiến trúc La Mã và Hy Lạp: đề cao tỷ lệ, nhấn mạnh tính đối xứng, oai nghiêm, sử dụng hệ thống thức cột cổ điển…
Cùng ngày, Đội QLTT số 1 đã kiểm tra hộ kinh doanh T.T tại chợ trung tâm thành phố Móng Cái (Quảng Ninh). Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hộ kinh doanh đang bày bán gần 4.000 sản phẩm thực phẩm gồm: xúc xích ăn liền, bánh kẹo, bim bim… có dấu hiệu nhập lậu. Chủ hộ kinh doanh khai nhận toàn bộ số hàng hóa trên không có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ hợp pháp kèm theo, được mua trôi nổi trên thị trường. Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.
Huawei ra mắt máy tính bảng MatePad 11,5 inch
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hôm 6.1 đã ra tòa trong phiên xét xử liên quan cáo buộc ông nhận hàng triệu euro tài trợ bất hợp pháp từ cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi.Vấn đề đang được xét xử là một vụ việc mờ ám được cho là có liên quan đến các điệp viên Libya, một kẻ khủng bố bị kết án và những kẻ buôn bán vũ khí, cũng như các cáo buộc rằng ông Gaddafi đã chuyển tới Paris hàng triệu euro tiền mặt đựng trong va li cho chiến dịch tranh cử của ông Nicolas Sarkozy. Ông Nicolas Sarkozy đắc cử năm 2007 và giữ chức vụ này đến năm 2012.Văn phòng công tố tài chính cho biết ông Nicolas Sarkozy phải đối mặt với cáo buộc "che giấu tham ô công quỹ, tham nhũng thụ động, tài trợ cho chiến dịch tranh cử bất hợp pháp và âm mưu nhằm mục đích phạm tội".Nếu bị kết tội, cựu lãnh đạo phe bảo thủ Pháp có thể phải đối mặt với án tù 10 năm và tiền phạt 375.000 euro.Ông Nicolas Sarkozy đã phải đối mặt với hàng loạt cuộc chiến pháp lý trong những năm gần đây.Vào tháng 12 năm ngoái, tòa án cao nhất của Pháp đã giữ nguyên bản án của ông Sarkozy về tội tham nhũng và lạm quyền để nhận được sự ưu ái từ một thẩm phán.Ông Nicolas Sarkozy đã được lệnh đeo vòng tay điện tử trong một năm thay vì phải ngồi tù, hình phạt đầu tiên đối với cựu nguyên thủ quốc gia Pháp.Bên cạnh đó, ông Nicolas Sarkozy bị kết tội che giấu chi tiêu bất hợp pháp cho chiến dịch tranh cử và đang chờ thụ lý.