Nắng nóng tại TP.HCM, Nam bộ vẫn đỉnh điểm; chưa có dấu hiệu mưa
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.Khởi động chương trình tìm kiếm Top 100 người tiên phong 2021 - 2022
Toyota Yaris Cross trang bị 6 túi khí, camera 360 độ, cảm biến hỗ trợ đỗ xe, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau (RCTA), hệ thống phân phối lực điện tử (EBD), hệ thống cân bằng điện tử (VSC), hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA)...
Đẩy nhanh cấp sổ hồng cho người dân
Cũng nhân dịp chào mừng 25 năm thành lập, Manulife Việt Nam sẽ triển khai chương trình cộng đồng "Sống Sạch - Sành - Xanh cùng Manulife" nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vi khuẩn HP và các nguy cơ liên quan đến bệnh tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày do vi khuẩn HP gây ra. Bên cạnh đó, Manulife cũng nâng cấp hàng loạt văn phòng giao dịch trên toàn quốc theo chuẩn "văn phòng Xanh", nhằm mang đến những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.
Sáng nay, 20.1, tại Trường tiểu học Thuận Kiều, quận 12, TP.HCM diễn ra Ngày hội STEM chủ đề "Khơi nguồn sáng tạo từ những trải nghiệm". Trong không khí Tết Nguyên đán đến rất gần, khoảng 1.300 học sinh hòa mình vào nhiều hoạt động thú vị của ngày hội. Ngày hội STEM có phần trình diễn thời trang tái chế của học sinh các khối lớp, khu trưng bày sản phẩm STEM của học sinh từ lớp 1 tới lớp 5, phần thi thuyết trình sản phẩm của học sinh và các gian hàng để học sinh được trải nghiệm vui chơi.Ban giám khảo sẽ tới từng gian hàng trưng bày sản phẩm của học sinh để tham quan đồng thời chấm điểm cho phần thuyết trình sản phẩm STEM của các em. Kết quả của phần thi này sẽ được công bố vào ngày 22.1 - ngày diễn ra lễ hội Xuân yêu thương của nhà trường.Cô Lê Thị Thoa, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Kiều, cho biết toàn bộ sản phẩm được trưng bày trong ngày hội hôm nay đều là do học sinh các lớp thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm trong học kỳ 1 năm học 2024-2025, từ các hoạt động giáo dục STEM. Từ năm học 2023-2024, hoạt động giáo dục STEM đã được thực hiện ở trong nhiều trường tiểu học tại TP.HCM. Tại Trường tiểu học Thuận Kiều, STEM được giáo viên chủ nhiệm xây dựng dựa trên thời lượng các môn học, hoạt động giáo dục có liên quan đến bài học một cách khoa học, linh hoạt, phù hợp tâm lý, lứa tuổi học sinh, không gây quá tải cho học sinh, được thể hiện trong kế hoạch giáo dục của trường. Trong buổi sáng 20.1, những khách mời tới trường được chiêm ngưỡng nhiều sản phẩm STEM độc đáo do học sinh tự tay làm, vận dụng linh hoạt kiến thức từ các môn học như sản phẩm nước lau bàn ghế làm từ vỏ cam, chanh, sả (vận dụng kiến thức từ môn tự nhiên và xã hội); cây gia đình (kiến thức tích hợp từ môn tin học, môn tự nhiên và xã hội và môn mỹ thuật); làm đồng hồ chữ số la mã từ bìa các tông (kiến thức chủ đạo từ môn toán); trồng cây đậu trong vỏ trứng (kiến thức chủ đạo từ môn khoa học)..."Ngày hội STEM là dịp để học sinh được vui chơi, học thông qua chơi, gia tăng thêm những trải nghiệm của bản thân để từ đó sáng tạo hơn. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi Tết Nguyên đán cận kề, các em được quan sát, học hỏi, tự tay làm ra những sản phẩm như pháo hoa giấy, lì xì tết... và mang về nhà, nhân thêm những niềm vui bên người thân", Hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Kiều chia sẻ.STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học).STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học-theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy 4 môn học tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.
Ai sẽ giám hộ trẻ mồ côi do dịch Covid-19 ?
Ngày 12.2, đại tá Nguyễn Văn Lộc, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang, cho biết đơn vị vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Nguyễn Hữu Thắng (27 tuổi, ngụ ấp Hòa Bình, xã Hòa Lộc, H.Mỏ Cày Bắc) và Nguyễn Chí Linh (23 tuổi, ngụ ấp Tân Hòa B, xã Minh Đức, H.Mỏ Cày Nam, cùng Bến Tre) để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản.Theo điều tra ban đầu, trưa 30.1, Thắng rủ Linh đến nhà anh M. (người đã chuyển giới tính nữ) hỏi mượn tiền nhưng bị từ chối. Sau đó, Thắng bóp cổ anh M. trong phòng ngủ, Linh lao vào giữ chân nạn nhân. Khi anh M. tử vong, Thắng lấy một số tài sản gồm: 1 bộ vòng khoảng 9,7 chỉ vàng 18K, 1 lắc tay khoảng 4 chỉ vàng 24K, 1 sợi dây chuyền bạc, 3 điện thoại di động và 31 triệu đồng. Trước khi bỏ trốn, Thắng đưa cho Linh 2 triệu đồng; sau đó Thắng mang vàng đi bán lấy tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân.Đến trưa 2.2, gia đình M. mới phát hiện anh tử vong và trình báo Công an tỉnh Tiền Giang. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến tối cùng ngày, Công an Tiền Giang bắt giữ được Thắng và Linh khi cả 2 đang lẩn trốn trên địa bàn xã Minh Đức, H.Mỏ Cày Nam.Tại cơ quan điều tra, bước đầu, 2 bị can này khai nhận do nợ nần không có khả năng chi trả nên đã thực hiện hành vi giết người để cướp tài sản.