Sanofi ra mắt chương trình hỗ trợ cho nhân viên bị ảnh hưởng bởi ung thư
Liên hoan có sự tham gia của 16 đội với tổng số 1.080 học sinh đến từ các trường tiểu học, THCS trên địa bàn TP.Kon Tum. Trong đó, 314 em tham gia đội cồng chiêng, 485 em thuộc đội múa xoang và 281 em tham gia trình diễn trang phục dân tộc thiểu số.Đây là một trong những hoạt động của ngành giáo dục TP.Kon Tum nhằm chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Kon Tum.Tham gia trình diễn trang phục truyền thống, em Y Việt Kinh (học sinh lớp 9 Trường THCS Đăk Rơ Wa, TP.Kon Tum) cho biết, đây là lần thứ 2 em tham gia liên hoan cồng chiêng, xoang do Phòng GD-ĐT tổ chức. Đến với liên hoan, em rất vui khi được giới thiệu đến bạn bè bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Thông qua chương trình, em càng thêm yêu những giá trị văn hóa mà cha ông đã truyền lại.Tương tự, em A Dũng (học sinh lớp 9, Trường THCS Trần Hưng Đạo, TP.Kon Tum) cho biết đây là lần đầu tiên em cùng đội cồng chiêng của trường tham gia liên hoan. Với vị trí đánh trống và là điểm nhấn của cả đội, em cảm thấy khá bỡ ngỡ. Tuy nhiên, khi những âm thanh hào hùng, trầm bổng từ bộ chiêng vang lên, em cũng lấy lại bình tĩnh và bắt đầu biểu diễn với những vũ điệu truyền thống cuồng nhiệt."Đến với liên hoan, được biểu diễn điệu chiêng, điệu nhảy truyền thống của dân tộc mình, em rất vui. Đây cũng là dịp để bạn bè gần xa hiểu hơn về những nét đẹp trong trang phục, điệu nhảy của dân tộc Ba Na chúng em", em A Dũng nói.Ông Thái Khắc Hòa, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Kon Tum, cho biết liên hoan cồng chiêng, xoang và trình diễn trang phục thổ cẩm là không gian để học sinh càng yêu quý, trân trọng hơn giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, giúp các em có ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình. Hy vọng liên hoan cồng chiêng, xoang sẽ giúp cho thế hệ trẻ nhận thức về vai trò của cồng chiêng, xoang trong sinh hoạt văn hóa truyền thống, nhất là các lễ hội dân gian."Hiện nhiều trường học trên địa bàn thành phố đã thực hiện việc mặc trang phục thổ cẩm các dân tộc thiểu số khi đến trường hoặc trong các buổi chào cờ đầu tuần, tại các lễ hội của địa phương... Dạy cho học sinh đánh cồng chiêng, múa xoang là một trong những nội dung thường xuyên, tập luyện ở trường học cũng như các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vui chơi, giải trí, các hoạt động văn nghệ, ngoại khóa... phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường học và từng địa phương" ông Hòa nói.Tăng lương cơ sở từ ngày 1.7, mức đóng BHYT hộ gia đình thay đổi ra sao?
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Ngày nắng nóng đỉnh điểm ở TP.HCM: Cùng xem nhiệt độ nơi nào nóng nhất?
Đây là điều kiện để hưởng trợ cấp xã hội được Bộ LĐ-TB-XH đề xuất tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về trợ cấp hưu trí xã hội.Dự thảo nêu rõ đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định tại điều 21 luật BHXH, gồm:Công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ; có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.Công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện trên.Ngoài quy định về điều kiện hưởng, dự thảo cũng đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng/tháng. Trường hợp đối tượng này đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng thì được hưởng chế độ trợ cấp cao hơn.Đối tượng đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng khi chết được hưởng chế độ hỗ trợ chi phí mai táng với mức là 10 triệu đồng.Về thời điểm hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, người cao tuổi từ đủ 75 tuổi trước ngày 1.7.2025 trợ cấp hưởng từ ngày 1.7.2025.Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi sau ngày 1.7.2025 thì hưởng kể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi.Đối với người cao tuổi thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, không được hưởng lương hưu, nếu đủ 70 tuổi trước ngày 1.7.2025 thì hưởng từ ngày 1.7.2025.Người cao tuổi đủ 70 tuổi sau ngày 1.7.2025 thì hưởng kể từ thời điểm người đó đủ 70 tuổi.Đối với trường hợp đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng qua dịch vụ công liên thông thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thực hiện liên thông điện tử 2 nhóm thủ tục hành chính: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất. Đối với trường hợp khác thực hiện theo quy định tại các khoản 3 và 4 điều 11 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP. Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BHXH về trợ cấp hưu trí xã hội dự kiến có hiệu lực từ 1.7.2025.Bộ LĐ-TB-XH ước tính 800.000 người cao tuổi sẽ được thụ hưởng chính sách, khi luật BHXH có hiệu lực từ 7.2025. Dự kiến, cả nước có 1,24 triệu người 75 - 80 tuổi vào năm 2025, tăng lên 1,31 triệu vào năm 2030.Nếu nâng trợ cấp từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng mỗi tháng và giảm độ tuổi thụ hưởng từ 80 xuống 75, ngân sách dự kiến chi 30.000 tỉ đồng cho giai đoạn 2025 - 2030.
Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng băn khoăn rằng nếu họ là giáo viên trường công lập, buổi tối họ có đi dạy thêm ở một công ty giáo dục, tình cờ họ lại dạy đúng học sinh trên trường chính khóa của mình, thì họ có vi phạm không? Trả lời các băn khoăn thắc mắc về dạy thêm học thêm này, một chuyên viên Phòng GD-ĐT tại TP.HCM trao đổi với Thanh Niên Online như sau:Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm học thêm (gọi tắt là Thông tư 29) có định nghĩa: "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".Điểm a. Điều 6 của Thông tư 29 cho biết tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (gọi tắt là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện yêu cầu đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Do đó, nhiều người hiểu lầm rằng từ bây giờ các giáo viên muốn tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền, ví dụ như tổ chức nhóm nhỏ dạy 5-7 em, 10-20 em học sinh, là chỉ cần đăng ký kinh doanh và dạy. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ.Điều 4 của Thông tư 29 nêu rõ đâu là những trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm:Như vậy, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Tuy nhiên, việc giáo viên đó tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thì họ cần phải thực hiện các thủ tục khác (phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo mẫu số 03 phụ lục kèm Thông tư 29, được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29) chứ không phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm.Cơ bản rằng, nếu bạn đang là giáo viên các trường công lập thì không bao giờ được phép tự tổ chức dạy thêm, do đó không thể đăng ký kinh doanh để dạy thêm. Giáo viên ở khối ngoài công lập có thể tổ chức dạy thêm học thêm, có thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường.Các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường cần làm gì? Điều 6 của Thông tư 29 nêu rõ: Ngoài việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh cần phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải đảm bảo có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.Nếu một giáo viên thuộc trường công lập, vào các buổi tối, họ có thể làm thêm các công việc ở công ty giáo dục như ở vị trí văn phòng, ghi danh..., miễn là không ảnh hưởng tới thời gian, chất lượng công việc của giáo viên đó tại trường công lập mà người này đang công tác. Tuy nhiên, nếu giáo viên này đi dạy thêm ở công ty giáo dục này, việc dạy thêm lúc này sẽ bị điều chỉnh bởi các quy định đã có trong Thông tư 29 về dạy thêm học thêm.Cụ thể:
Hiến máu cứu người
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.