Doanh nghiệp tuyển lao động là người khuyết tật, được nhà nước ưu đãi gì?
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.Trường ĐH Sài Gòn dành ít nhất 70% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2024
Tết Nguyên đán cận kề, người dân liên tục nhận được thông báo từ cơ quan chức năng, nhắc nhở cảnh giác với các hình thức lừa đảo. Nhiều chiêu trò cũ xuất hiện nhiều năm trước nhưng cận tết lại rộ trở lại, trong khi đó cũng không ít kịch bản mới, tinh vi được giăng ra để bẫy người dùng.Lợi dụng nhu cầu đổi tiền mới, tiền lẻ của người dân dịp Tết Âm lịch, nhiều kẻ gian đang rao "đổi tiền lì xì rẻ nhất thị trường". Tuy nhiên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo, dịch vụ đổi tiền qua mạng xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều nạn nhân thực hiện giao dịch nhưng khi nhận được tiền lại không đủ số lượng như cam kết hoặc nhận tiền giả. Có đối tượng rao đổi tiền mới với phí siêu rẻ, sau khi nhận chuyển khoản hoặc tiền đặt cọc của người dùng thì chặn liên lạc rồi biến mất.Cơ quan chức năng cảnh báo kẻ gian có thể dùng tiền bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc hay thậm chí là tiền giả để lừa đảo. Người dân cần nâng cao cảnh giác, cẩn trọng tránh bị thiệt hại; việc giao dịch, trao đổi tiền cần thực hiện tại các điểm an toàn như tại ngân hàng. Ngoài các đơn vị này, mọi hoạt động đổi tiền của cá nhân, tổ chức khác đều là bất hợp pháp. Bất kỳ hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ nhằm hưởng % chênh lệch, đổi tiền để thu lời đều là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử phạt.Gần đây, hình thức cố tình đăng nhập sai mật khẩu ngân hàng để khóa tài khoản nở rộ. Kẻ gian sau đó lần theo thông tin thu thập được, mạo danh nhân viên ngân hàng để gọi điện báo nạn nhân, yêu cầu thực hiện các thao tác để mở lại tài khoản.Thông thường, các đối tượng sẽ gửi kèm một đường link (liên kết) chứa mã độc. Từ đây chúng có thể chiếm đoạt thông tin đăng nhập hoặc cài cắm virus, phần mềm độc hại để chiếm quyền điều khiển máy, từ đó chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.Các thủ đoạn mạo danh nhân viên ngân hàng thông báo về duyệt khoản vay, đáo hạn thanh toán... dù đã cũ nhưng vẫn khiến nhiều người không có kinh nghiệm mắc bẫy. Lấy lý do cung cấp thông tin cá nhân để hoàn thiện hồ sơ, kẻ gian sẽ đánh cắp dữ liệu về CCCD, số tài khoản, mật khẩu để chiếm đoạt tài sản. Nhiều người bị lừa chuyển khoản tiền phí sau đó mất liên lạc với kẻ mạo danh.Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn, truy cập đường link lạ. Các ngân hàng sẽ không làm việc với người dân qua số điện thoại cá nhân. Khi nhận được yêu cầu liên quan đến tài khoản, người dân cần đề cao cảnh giác, nên đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện các giao dịch.Thủ đoạn lừa đảo việc nhẹ lương cao không mới nhưng mỗi năm, các đối tượng lại có những chiêu trò tinh vi hơn khiến nhiều người vẫn mắc bẫy. Ban đầu kẻ gian lập ra các hội nhóm trên Facebook, Zalo, quảng cáo để tuyển cộng tác viên làm nhiệm vụ online.Hình thức lừa đảo này thường đánh vào lòng tham của người dùng, sau những "nhiệm vụ" đơn giản ban đầu, nạn nhân sẽ nhận được phần thưởng nhỏ, sau đó nhiệm vụ tăng lên kèm số tiền phải gửi vào ngày một lớn. Đến khi không thể rút tiền sau nhiệm vụ, kẻ gian tiếp tục yêu cầu người dân chuyển thêm tiền để lấy lại tiền gốc rồi chặn liên lạc, biến mất.Lợi dụng nhu cầu mua vé xe, vé máy bay đi lại của người dân tăng cao trong dịp tết, nhiều kẻ gian đã lập ra những website gần giống các đại lý chính hãng, quảng cáo khuyến mãi, giá hời. Người dân sau khi chuyển tiền sẽ không nhận được vé hoặc mã vé giả. Hậu quả không chỉ mất tiền mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch đi lại cuối năm. Chưa dừng lại, nhiều kẻ gian còn yêu cầu nạn nhân điền các thông tin nhạy cảm như số tài khoản ngân hàng, mật khẩu... để tiếp tục chiếm đoạt tiền. Ngoài ra các đối tượng còn giả danh nhân viên, đại lý ủy quyền của các công ty bán lẻ lớn, chào mời các chương trình mua sắm giảm giá để lừa tiền cọc hoặc lôi kéo nạn nhân vào các trò cờ bạc trực tuyến. Ngoài những hình thức lừa đảo trên, cơ quan chức năng cũng cảnh báo người dân về những thủ đoạn tinh vi như: Kêu gọi đầu tư, tài chính với hiệu suất sinh lời cao; mạo danh doanh nghiệp lớn để tri ân dịp tết; cho vay tiêu dùng; thanh toán tiền điện nước; chiếm dụng tài khoản mạng xã hội để lừa tiền... Để tránh 'tiền mất tật mang', người dân cần tuyệt đối cẩn thận khi mua sắm trực tuyến, kiểm tra kỹ thông tin trước khi thanh toán, chuyển khoản. Nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ, cần gọi ngay tổng đài của hệ thống để kiểm tra. Khi nhận được lời mời chào qua các tin nhắn, tuyệt đối không nhấp vào đường link, không cài đặt phần mềm lạ về máy, báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý kịp thời.
Đồng nghiệp hay cạnh khóe, xoi mói, nên ứng xử sao đây?
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.
Quyết định nói trên dựa trên "những khác biệt sâu sắc trong quản lý y tế, đặc biệt là trong đại dịch (Covid-19)", theo phát ngôn viên Manuel Adorni của Tổng thống Milei phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Buenos Aires của Argentina. Ông Adorni nói rằng các hướng dẫn của WHO vào thời điểm đó đã dẫn đến đợt đóng cửa lớn nhất "trong lịch sử nhân loại".Ông Adorni cho biết thêm Argentina sẽ không cho phép một tổ chức quốc tế can thiệp vào chủ quyền của mình "và càng không can thiệp vào sức khỏe của chúng ta". Ông cho rằng WHO thiếu sự độc lập vì ảnh hưởng chính trị của một số quốc gia, mà không nêu tên bất kỳ quốc gia nào. Thực tế, WHO không có thẩm quyền buộc các quốc gia thực hiện các hành động y tế cụ thể, và những hướng dẫn và khuyến nghị của tổ chức này, kể cả trong các cuộc khủng hoảng y tế như đại dịch Covid-19, thường bị bỏ qua, theo AP.Ông Adorni không nói khi nào quyết định của Tổng thống Milei sẽ được thực hiện. Ông Milei là người chỉ trích gay gắt lệnh phong tỏa do cựu Tổng thống Alberto Fernandez áp đặt trong đại dịch Covid-19, cho rằng lệnh này gây tổn hại đến nền kinh tế.Ông Adorni nói rằng Argentina không nhận được tài trợ của WHO cho hoạt động quản lý y tế và quyết định của Tổng thống Milei không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế của nước này. "Ngược lại, quyết định này mang lại sự linh hoạt hơn để thực hiện các chính sách được áp dụng theo lợi ích Argentina yêu cầu", ông Adorni nói thêm.Trong năm ngoái, chính phủ của Tổng thống Milei đã từ chối ký một thỏa thuận để quản lý đại dịch trong khuôn khổ WHO, với lập luận làm như thế có thể ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.WHO cho hay cơ quan này đang xem xét thông báo của Argentina. Quyết định của Tổng thống Milei tương tự như quyết định của đồng minh là Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã bắt đầu quá trình rút Mỹ khỏi WHO bằng một sắc lệnh hành pháp vào ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng hôm 21.1.Việc mất thêm một quốc gia thành viên sẽ làm rạn nứt thêm sự hợp tác trong lĩnh vực y tế toàn cầu, dù Argentina dự kiến chỉ cung cấp khoảng 8 triệu USD cho WHO trong ngân sách ước tính 6,9 tỉ USD của cơ quan này trong giai đoạn 2024-2025, theo AP.
Phẫn nộ xe khách 16 chỗ ‘cướp’ làn dừng khẩn cấp, cản đường xe cứu thương
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn