Trại hè Thanh thiếu niên kiều bào: Giúp người trẻ yêu quê hương, đất nước nhiều hơn
Trại sáng tác Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống lần thứ V hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (1945 - 2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (2005 - 2025).Cài đặt trên máy ảnh iPhone có thể ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp
Chị em song sinh tài năng của bóng rổ nữ Việt Nam du đấu châu Âu
Cụm bệnh đầu tiên được phát hiện vào tháng 1 tại làng Boloko, thuộc Khu vực y tế Bolomba. Các cuộc điều tra ban đầu cho thấy nguồn gốc của đợt bùng phát bắt nguồn từ 3 ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Những trẻ này đã xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau đầu, tiêu chảy và mệt mỏi, sau đó tiến triển thành xuất huyết. Theo báo cáo, những đứa trẻ này đã ăn phải xác dơi trước khi xuất hiện các triệu chứng.Cụm bệnh thứ hai được báo cáo vào tháng 2 tại làng Bomate, thuộc Khu vực y tế Basankusu.Theo WHO, dịch bệnh này đang tiến triển nhanh chóng, với số ca bệnh tăng đột biến trong vài ngày, gây ra mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng. Gần một nửa số ca tử vong xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng tại khu vực Basankusu, trong khi tỷ lệ tử vong đặc biệt cao tại khu vực Bolomba. Hiện chưa có mối liên hệ dịch tễ nào được xác định giữa các ca bệnh tại hai khu vực này.WHO cho biết các khả năng như sốt rét, sốt xuất huyết do virus, ngộ độc thực phẩm hoặc nước, sốt thương hàn và viêm màng não đang được xem xét. Tuy nhiên, virus Ebola và Marburg đã được loại trừ dựa trên kết quả xét nghiệm.Vào cuối năm ngoái, tỉnh Kwango ở phía tây nam CHDC Congo cũng từng bị ảnh hưởng bởi một "căn bệnh bí ẩn", sau đó được xác định là sốt rét nặng do suy dinh dưỡng. Theo báo cáo của chính phủ Congo vào tháng 1.2025, đã có 2.774 ca bệnh và 77 ca tử vong được ghi nhận.WHO tiếp tục theo dõi và điều tra nguyên nhân của căn bệnh bí ẩn này để đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời.
TP.Cao Lãnh đã tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nhằm phát triển xứng tầm là trung tâm tỉnh lỵ của Đồng Tháp. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, đô thị TP.Cao Lãnh đã thay đổi rõ rệt, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể. Nhiều tuyến đường giao thông được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp, mở rộng tạo không gian phát triển cho thành phố, góp phần giúp diện mạo đô thị ngày càng khang trang, hiện đại. TP.Cao Lãnh đã thực hiện đạt 5/5 tiêu chí đô thị loại 2 và đang phấn đấu cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại 1 vào năm 2030. Đồng thời, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào các mặt sản xuất, đời sống xã hội để từng bước xây dựng Cao Lãnh theo mô hình thành phố thông minh. TP.Cao Lãnh đã thành lập Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC), thanh toán không dùng tiền mặt ở nhiều tuyến đường và thí điểm triển khai mô hình “Làng thông minh”… Nét nổi bật của TP.Cao Lãnh là môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện đáng kể, tạo sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2021 - 2024, có 747 doanh nghiệp và hơn 3.400 hộ kinh doanh đăng ký thành lập mới, chiếm khoảng 20% tổng vốn doanh nghiệp đăng ký thành lập của tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, nâng tổng số doanh nghiệp của thành phố lên gần 1.700 doanh nghiệp và 16.600 hộ kinh doanh đang hoạt động. Cơ cấu kinh tế của TP.Cao Lãnh đang chuyển dịch đúng hướng; trong đó thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, trở thành ngành kinh tế trọng điểm thúc đẩy tăng trưởng chung của địa phương. Các ngành công nghiệp chủ lực dần phát triển theo chiều sâu, hướng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Nông nghiệp đô thị tiếp tục phát triển theo hướng xanh, theo chuỗi giá trị thích ứng với yêu cầu thị trường, có truy xuất nguồn gốc để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Tính chủ động và sáng tạo của người dân trong hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh ngày càng được nâng cao, tạo nền tảng vững chắc và tạo động lực mới để kinh tế - xã hội thành phố phát triển nhanh và bền vững. Đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của TP.Cao Lãnh chỉ còn 0,39%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 86,98 triệu đồng, tăng 32,62 triệu đồng so với năm 2021.Ông Võ Phan Thành Minh, Phó bí thư, Chủ tịch UBND TP.Cao Lãnh cho biết, địa phương đang tập trung nguồn lực đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu đạt các tiêu chí đô thị loại 1 và đi đầu về chuyển đổi số, khởi nghiệp và phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ với tốc độ tăng trưởng cao và làm đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. “Thành phố sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến đường trọng điểm, dự án lớn để mở rộng phát triển đô thị, tạo điểm nhấn về không gian đô thị cho thành phố. Đồng thời, tăng cường kêu gọi đầu tư và phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch, xem đây là lĩnh vực kinh tế chủ lực, động lực quan trọng trong phát triển địa phương. Xây dựng TP.Cao Lãnh trở thành một đô thị thông minh, năng động - văn minh, an toàn và thân thiện”, ông Võ Phan Thành Minh cho biết thêm.
Cáo buộc rất nặng nề
Nhân ngày đầu năm, AFC đã ôn lại kỷ niệm với những ngôi sao đương đại của bóng đá châu Á từng trưởng thành từ sân chơi U.20. Trong đó có Sardar Azmoun (Iran), Omar Abdulrahman (UAE), Takefusa Kubo (Nhật Bản) cùng tiền vệ Nguyễn Quang Hải của Việt Nam."Đó là khoảnh khắc trước khi họ trở thành ngôi sao của nền bóng đá nước mình", AFC nhận xét. Quang Hải, Azmoun, Kubo hay Omar đều từng khoác áo đội U.20 quốc gia để tranh tài tại giải U.20 châu Á, sau đó tận dụng nền móng để bật lên.Ngoài Quang Hải còn có ngôi sao Ritsu Doan, Takefusa Kubo của Nhật Bản; Sardar Azmoun của Iran (từng đối đầu đội tuyển Việt Nam năm 2019); Omar Abdulrahman của UAE (được ví như Messi của bóng đá châu Á).Cách đây 9 năm, Quang Hải từng khoác áo U.19 Việt Nam dự giải U.19 châu Á 2016. Dù nằm ở bảng đấu khó khăn, song các học trò HLV Hoàng Anh Tuấn vẫn vượt qua vòng bảng cùng thành tích bất bại (thắng 1, hòa 2). Ở tứ kết, cú ra chân chớp nhoáng của Trần Thành đưa đội bóng của ông Hoàng Anh Tuấn vượt qua U.19 Bahrain để vào bán kết, nhờ vậy đoạt vé đến sân chơi U.20 World Cup 2017. Đến nay, đây vẫn là lần dự vòng chung kết World Cup duy nhất trong lịch sử của bóng đá nam ở sân chơi 11 người.Dù sau đó không vượt qua vòng bảng U.20 World Cup 2017 (đứng cuối bảng với 1 điểm), nhưng thế hệ trẻ dự sân chơi thế giới năm ấy như Quang Hải, Tấn Tài, Tiến Dũng, Hoàng Đức, Văn Hậu, Đình Trọng, Đức Chinh, Tiến Linh... đã trở thành hạt nhân nòng cốt, đưa U.23 Việt Nam bước đến ngôi á quân U.23 châu Á 2018, rồi tạo nên kỷ nguyên thành công cùng đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo.Đến nay, Quang Hải vẫn là ngôi sao của đội tuyển Việt Nam. Anh ghi 2 bàn vào lưới Indonesia và Myanmar ở vòng bảng, cùng những dấu ấn đậm nét trên hành trình vô địch AFF Cup 2024. Quang Hải đã khép lại năm 2024 âm lịch thành công với cú đặt lòng khéo léo vào lưới Kuala Lumpur FC, giúp CLB Công an Hà Nội (CLB CAHN) thắng trên sân khách để đoạt vé vào bán kết ASEAN Club Championship.