Xác minh người đăng tin giả kêu gọi hỗ trợ ‘gia đình bé sơ sinh tử vong'
Trong tập Chị đẹp đạp gió phát sóng tối 18.1, 3 đội: Tóc Tiên, Kiều Anh và Minh Tuyết cùng tranh tài ở vòng chung kết với hai vòng đấu khác nhau. Trước đó, ba đội lần lượt xếp vị trí 1, 2 và 3 ở vòng công diễn 5. Trong đó, chỉ có đội Minh Tuyết chưa giành được bông hoa đạp gió nào (mỗi bông hoa đạp gió ứng với 1 thành viên có cơ hội ra mắt trong nhóm nhạc Đạp gió).Ở vòng đấu kết hợp giọng hát cùng trình diễn, đội trưởng Minh Tuyết cùng Thảo Trang, Hoàng Yến Chibi thể hiện bản mashup Cảm ơn và xin lỗi - Cảm ơn tình yêu. Ca từ nhẹ nhàng, sâu lắng cùng giọng hát chất chứa nhiều cảm xúc kết hợp không gian lắng đọng và thông điệp cảm ơn - xin lỗi mà ba "chị đẹp" truyền tải khiến tiết mục chạm đến trái tim khán giả. Màn biểu diễn có sự hỗ trợ của dàn nhạc điện tử và dàn nhạc giao hưởng đồng thời có sự tham gia của dàn hợp xướng tạo nên một tiết mục trọn vẹn.Minh Tuyết xúc động gửi lời cảm ơn, xin lỗi đến khán giả, tất cả các "chị đẹp" và ê kíp vì đã giúp các chị có những phút giây thăng hoa với nghệ thuật. Giọng ca 7X hài hước tiết lộ nhờ tham gia chương trình, cô có thêm nhiều con gái là các "chị đẹp" kém tuổi và cảm thấy bản thân trẻ ra khi nắm bắt được nhiều xu hướng trẻ. Sau chương trình, cô có thêm những mối quan hệ tưởng chừng không thể kết nối.Trong khi đó, đội Tóc Tiên với các "chị đẹp" Bùi Lan Hương, Phạm Quỳnh Anh, Minh Hằng va Dương Hoàng Yến gây ấn tượng với sân khấu Một ngày hay trăm năm. Cùng sự hỗ trợ của dàn nhạc giao hưởng, các "chị đẹp" khiến sân khấu bừng sáng với giọng ca chan chứa tình yêu cùng phần nhìn được khán giả đánh giá đậm chất điện ảnh. Bùi Lan Hương chinh phục khán giả bằng những nốt cao liên tưởng đến opera và chắp bút cho phần X-part. Dương Hoàng Yến tiếp tục thử sức với nhạc cụ mới là sáo flute. Tiết mục lấy ý tưởng từ phim 100 ngày bên em đồng thời tri ân cố đạo diễn Vũ Ngọc Phượng.Còn Kiều Anh, Xuân Nghi, Tuimi và Thiều Bảo Trâm lại tái hiện không gian broadway trên sân khấu khi thể hiện phiên bản Thanh xuân vừa quen thuộc, vừa mới lạ. Họ hóa thân thành 4 thiếu nữ mộng mơ đưa khán giả đắm mình trong tình yêu, trong không gian thơ mộng của trời Tây cùng những điệu Jazz thu hút. Phần trình diễn được nâng tầm với sự kết hợp giữa dàn nhạc thính phòng cùng dàn nhạc điện tử. Đội trưởng Kiều Anh chia sẻ: "Chúng tôi có viết những phần lời mới giống như một lời hồi đáp cho các chàng trai về thanh xuân của những phụ nữ. Đây là ca khúc trả lời cho bài Thanh xuân của nhóm Da Lab".Kết thúc vòng đấu đầu tiên, đội Minh Tuyết dẫn đầu điểm bình chọn, theo sau là đội Tóc Tiên và Kiều Anh. Với kết quả này, chủ nhân hit Đã không yêu thì thôi và đồng đội thành công giành được bông hoa đạp gió đầu tiên. Nữ ca sĩ bật khóc với kết quả và khẳng định thắng thua không quan trọng vì cô đã có những phút giây hạnh phúc với đội của mình.Sang đến vòng đấu thứ hai là sân khấu vũ đạo, 3 đội lần lượt tôn vinh nét đẹp văn hóa Bắc - Trung - Nam qua loạt tiết mục sôi nổi, hấp dẫn và mang đậm nét đặc trưng vùng miền.Đội Kiều Anh, Phương Thanh, Ngọc Thanh Tâm, Tuimi, Xuân Nghi và Thiều Bảo Trâm mở màn bằng bản mashup Inh lả ơi - Đỉnh nóc kịch trần, tái hiện không gian mùa xuân Tây Bắc khác biệt với hình tượng những cô gái dân tộc Thái cá tính. Không chỉ kết hợp chất liệu dân gian với chất nhạc hip hop, vũ đạo ấn tượng mà trang phục của các "chị đẹp" còn được tạo điểm nhấn bằng họa tiết thổ cẩm rực rỡ sắc màu.Từ đề bài liên quan đến miền Bắc, cả đội đều mong muốn được thể hiện một phần trình diễn thật "cháy" để khép lại hành trình Đạp gió. Kiều Anh tiết lộ cả đội nghĩ đến việc kết hợp Inh lả ơi với một ca khúc để thêm phần bùng nổ, ca nương lập tức nghĩ đến NSND Tự Long từ đó cùng đồng đội tạo nên phần sáng tác mới lấy cảm hứng từ câu nói gây sốt của đàn anh.Ngay sau đó, Minh Tuyết, Thảo Trang, Mie, Ngọc Phước, Hoàng Yến Chibi mời khán giả đến với không khí lễ hội miền Trung qua màn trình diễn Giận mà thương - Hò Hụi Bình Trị Thiên. Không chỉ mang đến bản phối đậm sắc dân gian và hiện đại, các "chị đẹp" còn hát bằng giọng miền Trung, thể hiện vũ đạo với nhiều đội hình đẹp mắt. Cả đội cũng khéo léo quảng bá nét đẹp văn hóa miền Trung khi lễ hội có sự xuất hiện của vô số đạo cụ đến từ các làng nghề truyền thống: tranh làng Sình, làng hương Thủy Xuân, làng hoa giấy Thanh Tiên, làng đèn lồng Hội An và hội đua thuyền rồng.Để làm rõ chủ đề chung kết là Chuyển mình rực rỡ, Thảo Trang và Ngọc Phước đã hóa thân thành cá chép vượt vũ môn hóa rồng khi thể hiện vũ đạo, thể hiện tinh thần không bỏ cuộc của người dân miền Trung giữa sự tàn phá của thiên nhiên. "Chúng tôi muốn lấy tinh thần này để tôn vinh dân tộc, tôn vinh những người dân Việt Nam lúc nào cũng kiên cường, bất khuất", nữ nghệ sĩ chia sẻ. Họ cũng mong muốn tiếp nối, bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, đưa văn hóa đến gần các bạn trẻ hơn.Cuối cùng, đội Tóc Tiên, Minh Hằng, Dương Hoàng Yến, Phạm Quỳnh Anh, Bùi Lan Hương và Misthy "náo loạn" sân khấu với đám cưới đậm chất miền Tây qua tiết mục Ra giêng anh cưới em - Mùa xuân đầu tiên - Rồi cưới luôn. Tạo hình gần gũi, ấn tượng, không khí sôi động và vũ đạo hài hước, bắt xu hướng, 6 "chị đẹp" cùng nét tinh nghịch của phụ nữ miền Nam đã làm tất cả mọi người phải đứng lên nhún nhảy.Mình Hằng khẳng định tiết mục này đã phá tan hình tượng họ xây dựng suốt 4 tháng qua. Còn Bùi Lan Hương mong muốn mang lại một phần trình diễn đậm màu sắc miền Nam nên đã quyết định kết nối 5 ca khúc liên tiếp và nhờ Phạm Quỳnh Anh, Hứa Kim Tuyền hỗ trợ. Cô cũng hào hứng khi xuất thân từ miền Bắc nhưng đã thành công "xào nấu" phần nhạc đậm chất miền Nam.Vòng đấu thứ hai khép lại với chiến thắng của đội Tóc Tiên, đội Minh Tuyết giành vị trí thứ hai và đội Kiều Anh đứng chót. Hai đội giành số điểm bình chọn cao hơn đều lần lượt nhận 1 bông hoa đạp gió. Kết thúc đêm chung kết, đội Tóc Tiên có 3 bông hoa đạp gió, đội Minh Tuyết thành công "lội ngược dòng" giành trọn 2 bông hoa đạp gió nhờ màn thể hiện xuất sắc trong chung kết trong khi đội Kiều Anh "trắng tay" ở chung kết và vẫn chỉ có 1 bông hoa đạp gió.Kết quả chung cuộc cùng đội hình của nhóm nhạc Đạp gió sẽ được công bố trong tập gala trao giải dự kiến lên sóng vào tuần sau.Lễ chào cờ đầu xuân ở Trường Sa
Lời di nguyện ấy như một ngọn lửa thắp sáng trong lòng anh P.L.T.N, khiến anh không thể chần chừ. Dù trong nỗi đau thương tột cùng khi phải chia tay người ba thân yêu nhất, anh N. đã nén chặt cảm xúc và quyết định thực hiện di nguyện của ba, cũng chính là tâm nguyện của cả gia đình. Anh hiến tặng giác mạc của ba mình cho những người thiếu may mắn, những người chưa có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng cuộc đời.Vào lúc 15 giờ ngày 8.3, nén nỗi đau thương, anh N. liên lạc với Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 để xin hiến tặng giác mạc của người ba yêu quý. Anh N cho biết ba anh là ông P.C.N (75 tuổi), ông qua đời do bệnh lao phổi, tiểu đường. Khi anh gọi điện, ba anh đã rất mệt, thở dốc, mạch đã rất yếu. Biết thời gian không còn nhiều, anh quyết định thực hiện di nguyện của ba mình, cũng là tâm nguyện chung của cả gia đình - hiến tặng giác mạc của ông cho những người kém may mắn, giúp họ tìm lại ánh sáng trong cuộc sống. Trong khoảnh khắc giác mạc được lấy, anh N. hy vọng rằng một ngày nào đó, nếu có duyên, anh sẽ lại được nhìn thấy ánh mắt của ba mình.Anh N. chia sẻ: “Mong rằng giác mạc được hiến tặng sẽ tương thích và nhanh chóng được ghép cho những bệnh nhân đang cần, để họ có thể nhìn thấy được thật nhiều sự tốt đẹp trong cuộc sống”. Gia đình anh N. cũng hy vọng rằng sẽ có thật nhiều bệnh nhân bị giảm thị lực được phục hồi ánh sáng nhờ những giác mạc hiến tặng. Chiều 8.3, các nhân viên Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nhận được cuộc điện thoại từ anh N. (sống ở TP.HCM) với mong muốn hiến tặng giác mạc của ba. Ngay lập tức, bệnh viện triển khai các lực lượng nhân viên, ê kíp, trang thiết bị, tức tốc lên đường bay đến TP.HCM. Mục tiêu hàng đầu là thu nhận giác mạc của người hiến trong thời gian sớm nhất. Đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể, để mang lại hy vọng cho những người được giúp đỡ. “Khi chúng tôi đến, khung cảnh thật trang nghiêm. Cụ an nghỉ thanh thản, gia đình tề tựu xung quanh. Các y bác sĩ từ Bệnh viện Mắt TP.HCM cũng đã kịp thời có mặt. Sau các thủ tục cần thiết, quá trình thu nhận giác mạc được tiến hành nhanh chóng và cẩn trọng" chị Nguyễn Trần Thùy Dương, cán bộ Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chia sẻ. Mặc dù công tác thu nhận giác mạc diễn ra khẩn trương, nhưng không khí vẫn rất trang nghiêm và tĩnh lặng. Đến khuya, sau khi thu nhận giác mạc xong, cả ê kíp nhanh chóng di chuyển đến sân bay để trở về Hà Nội. Với hai giác mạc thu nhận được từ ông N., ít nhất hai người khiếm thị vì bệnh lý giác mạc sẽ có cơ hội tìm lại ánh sáng, mang theo niềm hy vọng mới cho những số phận bất hạnh. Chia sẻ với Báo Thanh Niên, anh N. cho biết trước đây anh từng là một nhà báo. Hiện nay, anh vừa tốt nghiệp chuyên ngành y sĩ y học cổ truyền, đồng thời đang thực tập tại một bệnh viện ở TP.HCM. Anh chia sẻ rằng mục đích học y của anh là để có thể đồng hành và hỗ trợ ba mình trong việc trị liệu, tập luyện khi ông về già. Tuy nhiên, anh không ngờ rằng mình lại phải áp dụng những kiến thức y học vào việc chăm sóc cho ba quá sớm. Và cũng quá muộn để có thể cùng ông điều trị bệnh. "Mọi người nên cứng rắn hơn để cho ba mẹ phải đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Các phụ huynh viện nhiều lý do không đi bệnh viện khám đến khi bệnh nặng mới bắt đầu chữa trị thì sức khỏe khó phục hồi như trước”, anh N. tâm sự.
Có một nơi, học sinh luôn chờ chương trình Tư vấn mùa thi
Ngày 9.1, Công an Q.Bình Tân (TP.HCM) đang thụ lý điều tra vụ người đàn ông tử vong chưa rõ nguyên nhân được người dân phát hiện tại ao nước bên trong khu nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa (P.Bình Hưng Hòa A).Theo thông tin ban đầu, khoảng 23 giờ 35 ngày 8.1, bảo vệ nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa (P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân) trong lúc đi tuần tra phát hiện thi thể người đàn ông tại ao nước của khu xử lý nước thải.Theo đó, quanh khu vực nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân) có tường rào và rào chắn xung quanh. Người bên ngoài không thể ra vào được. Vụ việc nhanh chóng được báo cơ quan chức năng. Công an Q.Bình Tân sau đó có mặt khám nghiệm hiện trường để điều tra.Qua đó, người tử vong được xác định là nam giới, khoảng 30 - 40 tuổi. Người đàn ông tử vong cao khoảng 1,7 m, tử thi mặc quần lửng, không mặc áo, không có giấy tờ tùy thân.Với đặc điểm nhận dạng như trên, công an thông báo ai là người thân hoặc biết thông tin về người đàn ông tử vong ao nước của nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa, liên hệ Công an Q.Bình Tân để phối hợp giải quyết.
Phát ngôn viên của CIDCA Lý Minh cho hay: "Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ hết khả năng của mình, bao gồm cả việc tham gia vào công cuộc tái thiết Ukraine trong tương lai". Ông Lý Minh khẳng định Trung Quốc sẽ hỗ trợ "theo mong muốn của các bên".Theo South China Morning Post, tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hòa bình và tái thiết Ukraine, đồng thời khẳng định Kyiv luôn sẵn sàng đối thoại với Bắc Kinh để tìm kiếm giải pháp hòa bình và tái thiết đất nước.Phát ngôn viên Lý Minh cũng nhắc lại rằng Trung Quốc đã cung cấp 4 đợt viện trợ nhân đạo cho Ukraine sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24.2.2022. Theo đó, 2 tuần sau khi cuộc xung đột bùng nổ, Trung Quốc cung cấp cho Ukraine số hàng viện trợ trị giá 790 nghìn USD, bao gồm sữa bột trẻ em, chăn và thảm chống ẩm, được giao thành 3 đợt, đồng thời cung cấp thêm 1,57 triệu USD viện trợ sau đó vài tuần.Những tuyên bố về viện trợ từ quan chức Trung Quốc được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cắt giảm mạnh viện trợ nước ngoài của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), tổ chức chính của Washington về viện trợ nhân đạo toàn cầu và cứu trợ thiên tai. Sự việc trên làm dấy lên mối lo ngại về khoảng cách đáng kể trong viện trợ quốc tế và thúc đẩy các cuộc thảo luận về việc liệu Trung Quốc có thể lấp đầy khoảng trống đó hay không, theo South China Morning Post.Ngoài ra, các cuộc thảo luận về các thỏa thuận hậu xung đột đã gia tăng khi Tổng thống Trump thúc đẩy lệnh ngừng bắn giữa Nga - Ukraine và thiết lập hòa bình. Trung Quốc hiện thực hiện nhiều hoạt động để "tìm chỗ đứng" trong các kịch bản tái thiết ở Ukraine.Trung Quốc đã tuyên bố trung lập trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, khẳng định rằng nước này đã duy trì thương mại bình thường với cả 2 bên và liên tục kêu gọi ngừng bắn. Bên lề Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha. Tại đây, ông Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh coi Kyiv là "một người bạn và một đối tác" và sẽ thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Ukraine "theo góc độ lâu dài".Đầu tháng 3, hai nước cũng ký 2 thỏa thuận cho phép Trung Quốc nhập khẩu đậu Hà Lan và các sản phẩm cá hoang dã của Ukraine, cũng như cam kết tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.Ước tính tổng chi phí phục hồi và tái thiết ở Ukraine trong thập niên tới là 524 tỉ USD. Cho đến nay, Ukraine đã chi 13 tỉ USD cho nhu cầu phục hồi với sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế và khu vực tư nhân, theo báo cáo chung của chính phủ Ukraine, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên Hiệp Quốc.
Thanh Hóa tạm dừng sáp nhập Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
Vài năm trở lại đây, thị trường ô tô Việt Nam bất ngờ trở nên sôi động hơn hẳn, khi liên tục chào đón sự gia nhập của hàng loạt thương hiệu ô tô đến từ Trung Quốc. Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2023 - 2024. Thống kê sơ bộ, chỉ trong chưa đầy một năm đã có hơn 10 thương hiệu xe từ đất nước tỉ dân chính thức đặt chân vào Việt Nam, trình làng thị trường đến vài chục mẫu mã, phiên bản ô tô mới.Đáng chú ý, so với giai đoạn cách đây hơn 10 năm, xe Trung Quốc ở thời điểm này khiến không ít người phải bất ngờ bởi "bộ mặt" hoàn toàn khác; từ chất lượng xe được cải thiện, chiến lược đầu tư rõ ràng hơn, đến cách định giá cũng không còn "rẻ".Quả thực, so với giai đoạn trước đây, ô tô Trung Quốc trong lần thứ hai trở lại thị trường Việt đã gần như loại bỏ ý định dùng giá bán rẻ làm lợi thế cạnh tranh. Bằng chứng là hầu hết mẫu xe đã mở bán đều có giá niêm yết ở mức cao, ngang ngửa hoặc thấp hơn không đáng kể so với các đối thủ cùng phân khúc.Chẳng hạn như, MG HS - một trong những mẫu xe mở màn làn sóng ô tô Trung Quốc mới đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Thời điểm cuối năm 2020, mẫu xe SUV/crossover hạng trung (C-SUV) này được MG tung ra thị trường 3 phiên bản, đi kèm giá bán dao động từ 788 đến 999 triệu đồng. Mức giá này khiến nhiều người phải "ngã ngửa" bởi gần như ngang hàng với những cái tên "sừng sỏ" nhất ở phân khúc thời điểm đó như Mazda CX-5 hay Hyundai Tucson.Wuling đặt chân đến Việt Nam giữa năm 2023 với mẫu Mini EV được nhấn mạnh giá rẻ nhất thị trường. Thế nhưng, thực tế mức giá lên đến gần 300 triệu đồng cho một mẫu minicar hai cửa, trang bị "sơ sài" và chỉ có một túi khí cũng khiến nhiều người lắc đầu. Bởi, mức giá này tiệm cận nhóm xe cỡ nhỏ hạng A đa dụng và nhiều trang bị hơn.Haima trở lại Việt Nam với mẫu Haima 7X định vị ở phân khúc xe MPV cỡ trung, cũng khiến nhiều người "giật mình" vì giá bán lên đến 865 triệu đồng. Cao hơn cả đối thủ Nhật Bản - Toyota Innova Cross có giá từ 810 triệu đồng.Đó là chưa kể, giai đoạn cuối năm 2023 và đầu năm 2024, xe Trung Quốc thậm chí còn gây chú ý khi trình làng hàng loạt mẫu xe mới có giá… tiền tỉ.Haval H6 nối bước MG HS nhảy vào phân khúc C-SUV và "sao y" cách định giá của mẫu xe "đồng hương", với con số niêm yết lên đến gần 1,1 tỉ đồng. Mức giá này thậm chí bằng với Honda CR-V (mẫu xe thuộc nhóm có giá bán cao nhất trong nhóm SUV/crossover hạng trung tại Việt Nam) và ngang ngửa với nhiều mẫu SUV cỡ lớn hơn, như Hyundai Santa Fe, Ford Everest.Lynk & Co hay BYD cũng là những thương hiệu ô tô Trung Quốc khiến nhiều người Việt "sốc" khi định giá cho những mẫu xe đầu tiên mở bán tại thị trường Việt Nam. Điển hình như mẫu Lynk & Co 09 với phiên bản duy nhất có giá niêm yết lên đến 2,199 tỉ đồng. Mức giá gần như ngang ngửa những mẫu xe sang đến từ châu Âu như Mercedes-Benz GLC hay Volvo XC60.BYD Seal thời điểm ra mắt khách hàng (cuối tháng 7.2024) có giá cho 2 bản lần lượt 1,119 - 1,359 tỉ đồng. Xét ở mảng xe điện, BYD Seal hiện không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ở phân khúc sedan cỡ D, mẫu xe Trung Quốc sẽ là đối trọng của "ông hoàng" Toyota Camry (giá từ 1,07 đến 1,46 tỉ đồng, tùy từng phiên bản).Hay gần đây nhất, GAC Motor cũng tạo "drama" với việc mở bán bộ đôi M8 và GS8. Trong đó, mẫu M8 bị xem là "ngáo giá" với phiên bản cao nhất lên đến 2,2 tỉ đồng. Tầm tiền này, khách Việt hiện đã có hai lựa chọn rất đáng cân nhắc là Kia Carnival (giá từ 1,189 đến 1,429 tỉ đồng, tùy từng phiên bản) và Volkswagen Viloran (giá từ 1,989 đến 2,188 tỉ đồng, tùy từng phiên bản).Không thể phủ nhận, trong lần thứ hai trở lại thị trường Việt Nam, ô tô Trung Quốc đã "lột xác" nhiều, từ kiểu dáng thiết kế, trang bị đến tâm thế tiếp cận (nhiều thương hiệu đã mở bán chính hãng). Thế nhưng, có vẻ như cách định giá cao hơn, trong bối cảnh vẫn còn quá nhiều rào cản đang khiến nhiều mẫu mã xe đến từ đất nước tỉ dân này tiếp tục gặp khó tại Việt Nam.MG HS sau thời gian đầu liên tục "ế ẩm" phải liên tục giảm giá, thậm chí ra mắt thế hệ mới với mức giá thấp hơn hẳn vài trăm triệu đồng. Wuling Mini EV hiện tại cũng hạ giá về quanh mức 200 triệu đồng. Trong khi, Haval H6 và Haima 7X sau chưa đầy hai tháng mở bán đã phải liên tục "đạp giá" vài trăm triệu đồng. Mặc dù vậy, những mẫu xe này đến thời điểm hiện tại đều có chung một "kết cục" là doanh số lẹt đẹt và ngày càng bị khách Việt "ngó lơ".Trong khi đó, nhóm xe mới với định giá tiền tỉ như Lynk & Co 09, BYD Seal hay bộ đôi GAC M8/GS8 thực tế cũng chưa tạo được sự chú ý với khách hàng và doanh số vẫn ở mức rất "khiêm tốn".Nhiều chuyên gia trong ngành ô tô Việt Nam thừa nhận, nếu xem xét kỹ có thể thấy ô tô Trung Quốc hiện đã cải thiện nhiều cả về kiểu dáng và chất lượng sản phẩm so với trước đây. Tuy nhiên, việc vội vàng đẩy mặt bằng giá lên cao đã khiến nhiều hãng rơi vào thế "việt vị".Chia sẻ với Thanh Niên, chuyên gia Vũ Tấn Công - Nguyên Tổng Thư ký Hiệp Hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng, hầu hết thương hiệu xe Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn gần đây đều định giá chưa phù hợp, dẫn đến kết quả không như kỳ vọng."Sai lầm này xuất phát từ việc các nhà hoạch định chiến lược giá của hãng không hiểu (hoặc cố tình không hiểu) rằng, giá trị thương hiệu ô tô con Trung Quốc vẫn đang thấp hơn nhiều so với giá trị thương hiệu ô tô con của các đối thủ đến từ Nhật Bản hay Hàn Quốc. Điều này xuất phát từ thực tế ngành công nghiệp ô tô con Trung Quốc mới xuất phát muộn hơn, chỉ bắt đầu từ những năm 1990 thế kỷ trước. Trong khi đó công nghiệp ô tô con Nhật Bản và Hàn Quốc đã bắt đầu từ những năm 1950 và 1960".Một nguyên nhân khác phải kể đến là các thương hiệu xe Trung Quốc chỉ mới nỗ lực phát triển hệ thống đại lý thời gian gần đây. Do đó, mạng lưới dịch vụ sau bán hàng hiện tại nhìn chung vẫn thưa thớt và trình độ tay nghề của đội ngũ kỹ thuật tại các trạm dịch vụ chưa cao. Để cải thiện mặt này các hãng cần nhiều thời gian (vài năm), chứ không thể làm nhanh hơn.Cuối cùng, chuyên gia này cho rằng, sản phẩm Trung Quốc nói chung và ô tô con nói riêng tại Việt Nam đã có tiền lệ xấu và "ăn vào tiềm thức" của nhiều người Việt Nam. Xóa bỏ suy nghĩ này chắc chắn cũng là việc không dễ và cũng cần nhiều thời gian lẫn ngân sách.