Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp mùng 3 năm Giáp Thìn
Hiện giá heo hơi của Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam đang giữ ở mức 63.000 đồng/kg trên cả nước, chênh lệch 10.000 đồng/kg so với giá heo tại Trung Quốc.Nhớ lắm đọt choại quê hương
Chức vô địch AFF Cup 2024 mang đậm dấu ấn của HLV Kim Sang-sik. Không chỉ xây dựng lối chơi biến hóa và khích lệ tinh thần cầu thủ, nhà cầm quân người Hàn Quốc còn khai phá những "bông hoa nở muộn" từ V-League.Đấy là những cầu thủ dù ít tên tuổi trong màu áo tuyển (thậm chí chưa từng lên tuyển trước đây), nhưng sau đó đã chiếm được chỗ đứng và tạo nên thành công vang dội ở AFF Cup.Có thể kể đến Doãn Ngọc Tân, tiền vệ phòng ngự sinh năm 1994 ở CLB Thanh Hóa. Ngọc Tân cùng Văn Vĩ là những cái tên chưa từng lọt vào tầm ngắm của ông Kim Sang-sik trước đây. Anh được điền bổ sung vào danh sách sơ bộ dự AFF Cup 2024, rồi đón "chuyến tàu muộn" đến Hàn Quốc tập huấn. Chỉ trong 10 ngày tập luyện tại xứ kim chi, Ngọc Tân đã thuyết phục HLV Kim Sang-sik cho một suất đá chính. Anh trở thành trụ cột tuyến giữa, với khả năng pressing, tầm hoạt động rộng và sở hữu sức chiến đấu bền bỉ, giúp đội tuyển Việt Nam vượt nhiều ải khó để lên ngôi vương AFF Cup.Nhiều người đặt dấu hỏi: tại sao một cầu thủ giỏi như Ngọc Tân phải chờ đến năm 30 tuổi mới lần đầu được hít thở bầu không khí đội tuyển quốc gia? Không lẽ, những người thầy tiền nhiệm như Park Hang-seo, Philippe Troussier không nhìn thấy tiềm năng của cầu thủ này!?Câu trả lời nằm ở sự phù hợp. Mỗi HLV có một triết lý, đấu pháp riêng. Mà tương ứng với nó sẽ là những cầu thủ phù hợp nhất định, để giúp đấu pháp vận hành hiệu quả. Ngọc Tân chưa lên tuyển trước đây bởi HLV Park Hang-seo hay Troussier có những cầu thủ ưa thích theo quan điểm của riêng từng người. Còn hiện tại, Ngọc Tân được chọn bởi anh hội tụ đủ những gì mà HLV Kim Sang-sik cần ở một tiền vệ: năng nổ, nhiệt huyết, dẻo dai và đeo bám tốt. Đó là chuyện đúng người, đúng thời điểm. Những phát hiện của thầy Kim như Ngọc Quang, Đình Triệu, Văn Vĩ, Vĩ Hào cũng lên tuyển bởi lý do này. Họ giỏi, và cái giỏi ấy phù hợp với quan điểm xây dựng đội tuyển của HLV Kim Sang-sik.Khi mới tiếp quản đội tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang-sik dùng lại bộ khung của người tiền nhiệm Park Hang-seo. Ông ưu tiên những gương mặt kinh nghiệm, sẵn đáp ứng được cường độ thi đấu quốc tế. Song, đó là khi ông Kim chưa có triết lý và chiến thuật cụ thể, mà vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, dò đường. Còn khi đã định hình xong lối chơi, nhà cầm quân người Hàn Quốc đã mạnh dạn loại bỏ những cựu binh như Hùng Dũng, Ngọc Hải, Công Phượng để chọn lựa nhân sự dù tranh cãi, nhưng phù hợp theo quan điểm của cá nhân ông."Ông Kim dùng những cầu thủ mới mẻ bất chấp tranh cãi, đó là quyết định dũng cảm và đáng trân trọng. HLV Kim Sang-sik muốn cùng đội tuyển Việt Nam đi con đường riêng, không trùng lặp với bất cứ ai", chuyên gia Đoàn Minh Xương đánh giá.Triết lý nhào nặn đội tuyển của thầy Kim đã thành hình. Tương ứng với đó, triết lý và tiêu chuẩn tìm kiếm con người đã xây dựng xong. Với bộ tiêu chuẩn đó, HLV Kim Sang-sik sẽ dễ dàng chọn được nhân tố phù hợp với lối chơi. Dù đó là cựu binh như Tiến Dũng, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Hoàng Đức, hay "ngọc thô" như Ngọc Tân, Đình Triệu...Dẫu còn nhiều tranh cãi về chất lượng sân bãi và chuyên môn, hay bị "đóng khung" với lối đá phòng ngự phản công phụ thuộc ngoại binh ở một số đội, nhưng không thể phủ nhận: V-League những năm qua vẫn có những cái mới. Đơn cử như thành công của CLB Thanh Hóa. Với tiềm lực con người hạn chế, nhưng HLV Velizar Popov vẫn tạo nên tập thể kỷ luật và cứng cỏi, đoạt 3 cúp trong 2 năm và hiên ngang cầm hòa BG Pathum (đội mạnh của Thái Lan) trên sân khách. Đội Thanh Hóa đã giới thiệu cho đội tuyển Việt Nam những Ngọc Tân, Thái Sơn... và sắp tới có thể tìm thêm những tân binh thú vị từ CLB này. Hay như "đóa hoa nở muộn" Đình Triệu đã vươn lên từ khó khăn, cho thấy ngay cả ở sân chơi đã cũ với nhiều người, vẫn có thể điểm xuyết những gương mặt mới mẻ. HLV Kim Sang-sik khẳng định, ông luôn ưu tiên những cầu thủ giàu khát vọng, có tinh thần chiến đấu, ý chí vươn lên cùng sự cầu thị. Tinh thần là điều quan trọng nhất mà ông Kim nhắc lại nhiều lần trong bộ tiêu chí xây dựng tập thể mạnh. Mà ở V-League, còn rất nhiều "chiến binh" chờ thầy Kim đánh thức. "Tôi sẽ đến sân bóng thật chăm chỉ để tìm kiếm người phù hợp", HLV Kim Sang-sik khẳng định. Hy vọng, đội tuyển Việt Nam sẽ còn mới mẻ hơn nữa khi V-League đã sẵn sàng.
Cực nhọc giành vé Olympic, sao không được thưởng?
Những người đang bị viêm khớp hay đau khớp cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi trời trở lạnh. Trời lạnh sẽ khiến khớp xương của họ dễ bị viêm, đau và cứng khớp, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Để bảo vệ sức khỏe, mọi người có thể áp dụng những cách sau:Các chuyên gia cho biết kiểm soát hen suyễn khi mùa đông đến là điều rất quan trọng với sức khỏe đường hô hấp. Điều đầu tiên là người bệnh cần thảo luận với bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định.Ngoài ra, người bệnh cũng cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa. Khi ra ngoài trời lạnh, mũi và miệng cần được che lại bằng khăn hay khẩu trang để làm ấm không khí trước khi hít vào. Họ cần uống nhiều nước hơn, đồng thời dọn dẹp và lau bụi trong nhà, giặt ga trải giường, mền hằng tuần để loại bỏ bụi và các tác nhân gây dị ứng.Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy thời tiết lạnh hơn khiến mọi người ở trong nhà nhiều hơn. Điều này làm giảm mức độ hoạt động thể chất. Tuy nhiên, vận động thể chất thường xuyên rất quan trọng với sức khỏe tổng thể, không chỉ giúp ngăn tăng cân, giảm mệt mỏi mà còn cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe xương và hệ miễn dịch.Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng rất cần thiết vào mùa đông vì giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Những dưỡng chất này là vitamin A, C, D, E, kẽm, sắt, omega-3 và một số dưỡng chất khác. Khi có đủ các chất này, hệ miễn dịch sẽ có đủ khả năng chống lại các bệnh thường gặp vào mùa đông như cảm lạnh và cúm.Vào mùa đông, chúng ta không đổ nhiều mồ hôi nhưng vẫn mất rất nhiều nước qua da. Đặc biệt, không khí khô lạnh sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước hơn.Thiếu nước không chỉ dẫn đến việc cơ thể mất nước mà còn làm tăng nguy cơ sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và táo bón. Cơ thể sử dụng nước để duy trì thân nhiệt. Do đó, cơ thể mất nước khiến chúng ta gặp khó khăn khi duy trì thân nhiệt và cảm thấy lạnh hơn. Uống đủ nước cũng sẽ giúp tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng, theo Medical News Today.
Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Phía bà Hồng Nhung trình bày yêu cầu khởi kiện, gồm: yêu cầu tòa tuyên hủy giấy khai sinh và giấy giao nhận việc nuôi con nuôi giữa ông Võ Văn Ngoan và bà Hồng Loan; xác định ông Ngoan không có hàng thừa kế thứ nhất; yêu cầu bị đơn ra khỏi căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm (quận Phú Nhuận, TP.HCM), bàn giao giấy tờ nhà, ô tô cho nguyên đơn.Phía Hồng Loan trình bày yêu cầu phản tố, không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bị đơn là hàng thừa kế thứ nhất và đã giao nộp đầy đủ cho tòa án các tài liệu xác thực mình là con hợp pháp của NSƯT Vũ Linh. Bà Loan có đơn phản tố, yêu cầu bà Nhung và bà Lê Thị Hồng Phượng di dời toàn bộ tài sản của họ ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm. Tại phần xét hỏi, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hồng Nhung hỏi bà Hồng Loan về quá trình chung sống giữa bà Loan và NSƯT Vũ Linh, cũng như việc bà Loan là con ruột hay con nuôi của NSƯT Vũ Linh. Trả lời câu hỏi của luật sư, bà Loan cho biết: "Tôi là con của ba tôi. Trong giấy khai sinh không ghi tôi là con nuôi hay con ruột. Cha tôi chưa bao giờ nói tôi là con nuôi".Bà Hồng Loan cho biết thêm, khi bà được 3 tháng tuổi thì đã được ông Trần Quốc Thanh mang về nhà bà nội (mẹ của NSƯT Vũ Linh) để nuôi dưỡng. Vì NSƯT Vũ Linh thường xuyên đi diễn vắng nhà, nên bà Loan được ông Thanh và người giúp việc chăm sóc. Trong suốt quá trình chung sống, giữa bà và NSƯT Vũ Linh không xảy ra mâu thuẫn. Đến năm 17 tuổi, bà Loan lấy chồng và về sống tại nhà chồng, thỉnh thoảng ghé lại thăm NSƯT Vũ Linh.Về vấn đề tang lễ của NSƯT Vũ Linh, bà Loan cho biết khi NSƯT Vũ Linh mắc bệnh và sau đó qua đời vào tháng 3.2023, bà cùng gia đình đã tổ chức, lo liệu tang lễ chu đáo. Tuy nhiên, do lúc đó quá đau buồn, bà không nhớ chính xác số tiền mình đã đóng góp cho tang lễ. Riêng về việc xây mộ, bà Loan không biết vì không có quyền tham gia. Khi được hỏi lý do phải kê khai di sản thừa kế, bà Loan cho biết việc này phát sinh từ việc sau khi NSƯT Vũ Linh mất, Hồng Phượng đã lên truyền thông và khẳng định bà Loan là con nuôi. Đồng thời, trong một cuộc họp gia đình, bà Nhung và bà Phượng đã yêu cầu được đứng tên đồng sở hữu căn nhà của NSƯT Vũ Linh.Tiếp đó, luật sư hỏi bà Hồng Nhung về quá trình nhận nuôi bà Hồng Loan. Bà Nhung trình bày, năm 1987 ông Thanh mang bà Loan về nhà nuôi. Sau khi mẹ bà Nhung mất, bà cùng các thành viên trong gia đình chăm sóc Hồng Loan.Về việc giấy giao nhận con nuôi, giấy khai sinh thể hiện NSƯT Vũ Linh nhận Hồng Loan là con, bà Nhung khẳng định: "Anh tôi không bao giờ đi làm giấy tờ gì cho cô Hồng Loan. Thời điểm làm giấy tờ ngày thứ bảy, chủ nhật… anh tôi là nghệ sĩ, những ngày cuối tuần đi hát tận hai ca, rất bận nên không thể đi làm giấy tờ. Các giấy khai sinh, giao nhận con nuôi của bà Loan là không hợp pháp nên không có hàng thừa kế thứ nhất".Đồng thời, bà Nhung cho biết thêm, NSƯT Vũ Linh đã từng nói với bà về việc bà Loan làm cho ông đau buồn. Bà Nhung rất thương nên nhiều lần đứng ra hàn gắn tình cảm giữa NSƯT Vũ Linh và bà Loan.Về lý do bà có đơn khởi kiện, yêu cầu chia thừa kế ngay sau khi NSƯT Vũ Linh mất, bà Nhung cho biết gia đình đã cưu mang bà Loan bao nhiêu năm nhưng cách cư xử của bà Loan rất tàn nhẫn, đã đuổi gia đình bà ra khỏi nhà nên bà phải nhờ pháp luật bảo vệ. Tại phiên tòa, bà Lê Thị Hồng Phượng trình bày, không yêu cầu chia thừa kế căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm vì khi còn sinh thời NSƯT Vũ Linh đã nói cho bà căn nhà này và đã kêu bà về ở."Năm 2017, cậu tôi bị bệnh và nhiều lần nói với nhiều người nói cho tôi căn nhà này. Đến năm 2021, cậu tôi kêu tôi quay lại đoạn clip cho tôi căn nhà và tôi đã lập vi bằng. Sau khi cậu mất, gia đình tôi đã họp bàn để mọi người cùng sống chung với nhau trong căn nhà, nhưng đến ngày 27.4.2024, bà Loan đưa giấy đã chuyển nhượng căn nhà và yêu cầu tôi và mẹ ra khỏi nhà", Hồng Phượng trình bày.Bà Phượng cũng cho rằng, các giấy khai khai sinh, giao nhận con nuôi là không hợp pháp. Về việc trả lời với truyền thông NSƯT Vũ Linh không có con ruột, bà Phượng cho rằng do bà Loan đứng trước báo chí nói mình là con ruột nên bà phải lên đính chính để tránh ảnh hưởng đến danh tiếng của NSƯT Vũ Linh.Tòa đang tiếp tục phần tranh luận.
Gọi tên bãi biển hoang sơ trên thế giới khiến du khách mê mẩn quên lối về
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác