Phương pháp giáo dục độc đáo cho thế hệ Alpha của trường Tuệ Đức
Houthi tuyên bố trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng lực lượng này đã nhắm vào nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ do tàu sân bay USS Harry S.Truman dẫn đầu bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV), khiến cuộc tấn công này trở thành "cuộc tấn công thứ 3 trong vòng 48 giờ " ở phía bắc biển Đỏ, theo AFP.Trong khi đó, một quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng Houthi "tiếp tục truyền bá những lời dối trá và thông tin sai lệch". Vị quan chức này còn nói rằng Houthi "nổi tiếng với những tuyên bố sai sự thật nhằm hạ thấp kết quả các cuộc tấn công của chúng tôi trong khi phóng đại những thành công của họ".Một sĩ quan thuộc Không quân Mỹ trước đó nói rằng"khó xác nhận" các cuộc tấn công do Houthi tuyên bố vì lực lượng này đã bắn hụt mục tiêu đến "hơn 160 km".Houthi gọi cuộc tấn công nhắm vào nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S.Truman là cuộc trả đũa đối với những cuộc không kích của Mỹ.Hôm 15.3, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã ra lệnh cho quân đội tiến hành chiến dịch quân sự quy mô lớn nhắm vào Houthi ở Yemen. Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay các cuộc không kích đã nhắm vào hơn 30 địa điểm và liên quan đến các máy bay chiến đấu được phóng từ tàu sân bay USS Harry S.Truman ở biển Đỏ.Cơ quan y tế do Houthi điều hành khẳng định các cuộc không kích do Mỹ tiến hành hôm 15.3 đã giết chết ít nhất 53 người và làm bị thương 98 người.Kênh Al-Masirah do Houthi điều hành và hãng thông tấn Saba đã đưa tin các cuộc không kích mới của Mỹ vào tối 17.3 tại các khu vực Hodeida và Al-Salif. Ngoài ra, trang Huthi Ansarollah đưa tin các cuộc không kích mới của Mỹ đã nhắm vào thủ đô Sanaa của Yemen vào sáng sớm 18.3.CHDCND Triều Tiên đã lên án các cuộc không kích gần đây của Mỹ vào Yemen là hành động vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của một quốc gia, và cho rằng động thái như thế không bao giờ biện minh được theo bất kỳ cách nào, theo Hãng thông tấn KCNA ngày 18.3 dẫn lời Đại sứ Triều Tiên tại Yemen Ma Dong Hui.Đại sứ Ma còn cáo buộc Washington nhắm vào dân thường và tài sản "bừa bãi" bằng cách huy động lực lượng không quân và hải quân, bao gồm cả một tàu sân bay. "Tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về các hành động quân sự bất hợp pháp và liều lĩnh của Mỹ, quốc gia bị ám ảnh bởi việc hiện thực hóa các tham vọng địa chính trị ... và tôi lên án và phản đối mạnh mẽ các hành động như thế", Đại sứ Ma nhấn mạnh.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Mỹ đối với phát ngôn trên của Đại sứ Ma.Người đàn ông thản nhiên đạp xe trên cao tốc: Nhiều tài xế ô tô bàng hoàng!
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.
Bạc Liêu: Đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ liên quan sai phạm tại KDC Thiên Long
Sắc lệnh nói trên, do Thư ký điều hành Văn phòng Tổng thống Philippines Lucas Bersamin ký vào đầu tuần, đã loại phó tổng thống và tất cả các cựu tổng thống ra khỏi Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC). NSC tư vấn cho tổng thống về các chính sách ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.Ông Bersamin cho hay động thái mới "nhằm tổ chức lại và tinh giản" thành viên của NSC, hiện bao gồm các quan chức lập pháp, quốc phòng, đối ngoại và thành viên nội các quan trọng."Hiện tại, phó tổng thống không liên quan đến trách nhiệm của tư cách thành viên trong NSC", ông Bersamin nói với các phóng viên, cho biết thêm tổng thống được tự do bổ sung các thành viên hoặc cố vấn khác khi cần thiết.Hiện bà Sara Duterte chưa bình luận. Sắc lệnh trên được đưa ra trong bối cảnh bà Sara Duterte đang đối mặt với cuộc điều tra về cáo buộc đe dọa giết Tổng thống Marcos và gia đình ông, theo AFP.Trong cuộc họp báo trực tuyến vào cuối tháng 11.2024, bà Sara Duterte, con gái của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte, nói đã sai người giết ông Marcos nếu bà bị ám sát. Sau đó, bà nói rằng phát ngôn đó đã bị hiểu sai.Bà Sara Duterte trở thành phó tổng thống vào năm 2022 trong một liên minh với ông Marcos. Tuy nhiên, liên minh này đã tan rã trong những tháng gần đây, khi hai bên cáo buộc lẫn nhau nghiện ma túy và có những lời lẽ cực đoan trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Philippines, dự kiến diễn ra vào tháng 5.2025.
Theo ông, cách chọn đề tài phải khơi gợi được cảm xúc cá nhân mà người sáng tạo dành cho câu chuyện và nhân vật. Đây là quá trình tiên quyết và rất quan trọng để trả lời câu hỏi có nên hay không thực hiện đề tài.
Tổng giám đốc Thomson: 'Sẽ cùng Bệnh viện FV nâng tầm tiêu chuẩn y tế khu vực'
Tờ South China Morning Post (SCMP) hôm nay 2.2 đưa tin các nhà khoa học thuộc Trung tâm Thiết kế và Phát triển Tàu chiến Trung Quốc (CSDDC) và Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung ở Trung Quốc gần đây cùng tổ chức một trò chơi mô phỏng chiến tranh. Cuộc mô phỏng chỉ ra cách Trung Quốc có thể đánh bại hạm đội của hải quân Mỹ.Một trận chiến do nhóm mô phỏng, được thiết lập ở phía tây Thái Bình Dương và chỉ cách Đài Loan vài trăm km về phía đông, đã chứng kiến một tàu khu trục Type 055 đối đầu với một hạm đội thuộc hải quân Mỹ đang tiến lên. Tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc là một trong những tàu chiến lớn nhất thế giới, nhưng trong cuộc mô phỏng, hạm đội Mỹ có tới 8 tàu khu trục lớp Arleigh Burke.Đi cùng tàu Type 055, hai tàu mẹ không người lái được lệnh tiến về phía trước và thả 32 máy bay không người lái (UAV) và 14 xuồng không người lái. Đáp lại, hạm đội Mỹ đã phóng 32 tên lửa hành trình chống hạm tàng hình LRASM và tên lửa hành trình Tomahawk, tất cả đều nhắm vào tàu Type 055 . Những tên lửa hành trình LRASM tiên tiến nhưng đắt tiền, với mức giá trung bình hơn 3 triệu USD/quả, theo SCMP.Phát hiện ra tên lửa đang bay tới, các UAV và xuồng không người lái đã hợp tác với tàu Type 055 để chống lại cuộc tấn công, theo cuộc mô phỏng. Sau khi bụi lắng xuống, tàu Type 055 vẫn không hề hấn gì và các xuồng không người lái vẫn còn đủ đạn dược để chống lại làn sóng tấn công tiếp theo.Cuộc mô phỏng trò chơi chiến tranh nói trên là một minh chứng cho tham vọng của Trung Quốc trong việc thay đổi bản chất của xung đột trên biển bằng cách sử dụng vũ khí không người lái trên diện rộng, theo SCMP.Nhóm tiến hành cuộc mô phỏng nhấn mạnh rằng UAV và xuồng không người lái sẽ mang đến cho quân đội Trung Quốc một "mạng lưới tiêu diệt" hiệu quả cao và chi phí thấp, theo SCMP trích một bài báo được công bố trên tạp chí tiếng Trung Nghiên cứu Tàu chiến vào ngày 13.1.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Hải quân Mỹ đối với nghiên cứu trên.