Món ngũ cốc má rang - truyện ngắn của Đặng Khuất Hậu (Bình Định)
Chiếc xe tiếp tục di chuyển tới đèo Bảo Lộc, trước khi đỗ đèo, lượng pin trên xe còn 60%. Trong suốt quá trình di chuyển, nhờ lấy lại năng lượng từ phanh tái tạo, VinFast VF8 đi hết đèo Bảo Lộc và có thêm 4% lượng pin nữa. Như vậy, quá trình đổ đèo giúp xe sạc lại pin lên mức 64%.Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh đưa billiards Việt Nam lần đầu vào tốp 3 thế giới
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Khi nào được yêu cầu CSGT chứng minh vi phạm bằng hình ảnh?
Ngày 6.3, tại Lữ đoàn 175 (xã Hàng Vịnh, H.Năm Căn, Cà Mau), Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm "Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng - 70 năm hành trình giữ biển". Sự kiện thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang, đảng viên, nhân dân và học sinh trên địa bàn đến tham quan.Triển lãm trưng bày hơn 200 bức ảnh tư liệu, 30 mô hình, hiện vật sinh động, tái hiện hành trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Những chiến công oanh liệt, thành tích tiêu biểu cùng các phần thưởng cao quý của Quân chủng Hải quân được khắc họa rõ nét. Đồng thời, triển lãm giới thiệu hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, đối ngoại quốc phòng, tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.Bên cạnh đó, các tư liệu quan trọng về vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ đất nước cũng được giới thiệu tại triển lãm. Theo ban tổ chức, công tác phối hợp tuyên truyền giữa Quân chủng Hải quân với các bộ, ban, ngành, địa phương cùng những hoạt động thiết thực như chương trình "Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển", hoạt động "Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân" đã góp phần củng cố tình quân dân, khẳng định sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.Triển lãm "Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng - 70 năm hành trình giữ biển" kéo dài đến hết ngày 7.3. Đây cũng là một trong những hoạt động ý nghĩa chào mừng 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9; 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước; 50 năm Ngày Giải phóng quần đảo Trường Sa, đặc biệt là 70 năm Ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7.5.1955 - 7.5.2025).
Ngày 30.12, ông Kaneda Hiroki, Tổng giám đốc công ty cung cấp số liệu trên tại Nhà máy Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam (KCN Tân Bình, Q.Tân Phú, TP.HCM).Theo ông Kaneda Hiroki, Acecook là công ty đến từ Nhật Bản có 65 năm kinh nghiệm sản xuất mì ăn liền. Tới nay, công ty hoạt động tại thị trường Việt Nam 30 năm. Và từ năm 2013, Acecook bắt đầu mở cửa cho người tiêu dùng tham quan nhà máy miễn phí."Trung bình có 10.000 khách tham quan 4 nhà máy ở Hưng Yên, Đà Nẵng, TP.HCM và Vĩnh Long mỗi năm. Người tiêu dùng thường có cái nhìn tiêu cực về mì ăn liền. Vì vậy, hoạt động này giúp họ quan sát toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm, qua đó, xây dựng được lòng tin", Tổng giám đốc chia sẻ.Ông Kaneda Hiroki cho biết, năm 2024, Việt Nam tiêu thụ hơn 8 tỉ gói mì ăn liền, trong tổng số 100 tỉ gói toàn thế giới. Dẫn đầu mức tiêu thụ là Trung Quốc, tiếp đó Indonesia, Ấn Độ. "Nếu lấy tổng tiêu thụ chia tổng dân số sẽ được trung bình tiêu thụ đầu người. Việt Nam có lượng tiêu thụ mì ăn liền đầu người cao nhất thế giới với khoảng 81 gói, Thái Lan 78 và Hàn Quốc 56", ông Kaneda Hiroki nhận định.Ông Kaneda Hiroki cho biết, đến tháng 6.2024, Acecook Việt Nam đã tiến hành đổi từ ly nhựa sang ly giấy cho dòng sản phẩm mì ly Modern, mì tô Nhớ, mì ly Caykay, mì ly Zeppin và sắp tới là mì ly Handy Hảo Hảo. Những cải tiến này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường mà vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt."Năm 2025, Acecook Việt Nam đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch cho tất cả các nhà máy, đồng thời, sử dụng năng lượng xanh từ điện mặt trời để sản xuất mì ăn liền. Cụ thể, sản lượng điện trung bình khoảng 900.000 kWh mỗi năm, đủ để sản xuất 3,6 triệu gói mì Hảo Hảo", Tổng giám đốc cho biết.Chuyến tham quan nhà máy Acecook lần này do Trung tâm Báo chí TP.HCM tổ chức dành cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài tại thành phố.
Nhiều chiêu trò lừa đảo trên mạng: Đổi giấy phép lái xe, làm visa giá rẻ
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.