Số 13 vì sao bị coi là xui xẻo nhưng ở đâu thì lại may mắn?
Trường ĐH Cửu Long xây dựng trong khuôn viên xanh mát với tổng diện tích 23,6 ha, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Hằng năm, trường không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phục vụ hoạt động dạy và học.Đặc biệt, ngày 15.11.2024, trường khởi công xây dựng tòa nhà Khoa học sức khỏe, với tổng mức đầu tư gần 150 tỉ đồng, phục vụ công tác đào tạo các khối ngành sức khỏe. Trong đó, có phòng khám đa khoa tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu thực hành của sinh viên và khám chữa bệnh của người dân. Trường hiện có 919 cán bộ, nhân viên, giảng viên. Trong đó, có 5 giáo sư, 41 phó giáo sư, 147 tiến sĩ, 396 thạc sĩ, gần 200 bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2. Mỗi ngành đào tạo đều có đủ đội ngũ giảng viên trình độ tiến sĩ chuyên ngành và trình độ thạc sĩ theo quy định của Bộ GD-ĐT.Không ngừng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Cửu Long đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học quy mô trong nước và quốc tế. Gần đây nhất là hội thảo quốc tế "Đào tạo nguồn nhân lực y tế phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế trong thời đại 4.0 hiện nay - Thực trạng và giải pháp". Trong giai đoạn hội nhập và phát triển như hiện nay, việc tham gia nghiên cứu khoa học trong trường đại học có vai trò rất quan trọng. Từ đó, giúp cán bộ, giảng viên, sinh viên có cơ hội tiếp cận lĩnh vực chuyên môn của mình, rèn luyện khả năng nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, khả năng làm việc theo nhóm, cách thuyết trình, báo cáo…Trường ĐH Cửu Long đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục chu kỳ 2 và đã có 16 chương trình đào tạo (CTĐT) đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục (11 CTĐT trình độ đại học, 5 CTĐT trình độ thạc sĩ). Trường đang phối hợp Trung tâm kiểm định chất lượng Sài Gòn kiểm định 4 CTĐT gồm: 2 CTĐT đại học (Bảo vệ thực vật, Công nghệ kỹ thuật cơ khí) và 1 CTĐT thạc sĩ ngành Luật kinh tế. Dự kiến, đầu năm 2025, trường thực hiện kiểm định thêm 6 CTĐT, quyết tâm không ngừng nâng số CTĐT đạt chuẩn kiểm định giáo dục.Đến nay, Trường ĐH Cửu Long đã ký kết hơn 100 bản ghi nhớ hợp tác với các trung tâm, trường ĐH, CĐ, các tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thụy Sĩ, Lào, Campuchia, Thái Lan... Trong đó, nhiều dự án được thực hiện thành công như chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên; các chương trình liên kết đào tạo, thực tập sinh; đầu tư dự án, tài trợ giáo dục và nghiên cứu khoa học... Đặc biệt, trường đã đào tạo hơn 700 lưu học sinh quốc tế cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Lào và Campuchia.Nhà giáo ưu tú, PGS-TS Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long cho biết, qua 25 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Cửu Long đã đào tạo và cấp bằng cho hơn 32.000 cử nhân, kỹ sư và hơn 1.200 thạc sĩ. Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên của trường có việc làm sau khi tốt nghiệp là 97%, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.Du học Mỹ: Có một hướng đi 'rẻ nhưng chất'
Nguyễn Nhật Quang (27 tuổi), ngụ tại 936 quốc lộ 1A, P.Thạnh Xuân, Q.12 (TP.HCM), dự đoán Việt Nam sẽ hòa với Thái Lan trong trận chung kết lượt về trên sân Rajamangala, với tỉ số 1-1 và giành chức vô địch chung cuộc với tỉ số 3-2. “Chúng ta bất lợi vì là sân khách. Tuy nhiên, tỉ số 2-1 trong trận lượt đi đủ khiến cho chúng ta yên tâm và hy vọng vào chức vô địch”, Quang nói. Quang kỳ vọng Xuân Son sẽ tỏa sáng và ghi bàn. Quang đánh giá rất cao Xuân Son vì thi đấu thông minh và tầm ảnh hưởng trên sân. Xuân Son với chiều cao 1,85 m và thể hình vạm vỡ, một mẫu cầu thủ lý tưởng cho những tình huống bóng bổng, nhưng điều quan trọng hơn là sự nhanh nhẹn, khả năng xử lý bóng cực kỳ điêu luyện. “Trong không khí căng thẳng của trận chung kết lượt về, những tố chất này sẽ rất cần thiết để Xuân Son có thể tạo ra sự khác biệt”, Quang nói.Nguyễn Nhật Nam, sinh viên Trường ĐH Văn Hiến, tin rằng Xuân Son sẽ có khả năng tạo ra cơ hội ghi bàn cho chính mình và đồng đội nhờ khả năng đi bóng linh hoạt, nắm bắt nhịp độ trận đấu rất tốt. Nam dự đoán rằng Xuân Son có thể tận dụng tốt các cơ hội từ những pha tấn công nhanh hoặc tình huống đối mặt với thủ môn rồi ghi bàn quyết định, giúp đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch. "Với những gì đã diễn ra từ đầu mùa giải đến nay, đội tuyển Việt Nam xứng đáng được vinh danh. Mình sẽ cùng bạn bè hội họp, dõi theo từng đường bóng của các cầu thủ trong trận chung kết", Nam chia sẻ.Ngoài cầu thủ Xuân Son thì đội tuyển Việt Nam còn nhiều cái tên được kỳ vọng sẽ ghi bàn trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 là: Hoàng Đức, Quang Hải, Tiến Linh…Nguyễn Thành Long, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết Thái Lan luôn là một đối thủ khó với đội tuyển Việt Nam. Tuy nhiên, đội tuyển của chúng ta đã có lợi thế ở trận chung kết lượt đi với tỷ số là 2-1.Theo Long, với dàn cầu thủ chất lượng, đặc biệt là có sự góp mặt của chân sút đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới của giải đấu đến hiện tại là Nguyễn Xuân Son thì hy vọng đội tuyển Việt Nam sẽ lên ngôi vô địch lần này. “Mình yêu thích nhất cầu thủ Hoàng Đức. Đây là một trong những cầu thủ đẳng cấp nằm trong top đầu của các nước Đông Nam Á. Mình thích phong cách thi đấu của Hoàng Đức, đó là hình mẫu để những người trẻ học hỏi khi chơi bóng đá”, Long chia sẻ và kỳ vọng trong trận chung kết lượt về, 2 cầu thủ Xuân Son và Hoàng Đức sẽ là những người ghi bàn.Nói về đội tuyển Việt Nam, Long nhận thấy lối chơi khá gắn kết, chú trọng kiểm soát bóng. Tuy nhiên, ở hàng thủ đôi lúc hơi mất tập trung. “Hy vọng rằng trong trận chung kết lượt về, đội tuyển Việt Nam sẽ chắt chiu cơ hội, tập trung và thi đấu hết mình, đem vinh quang về cho nước nhà”, Long chia sẻ.Đỗ Ngọc Thúy An, sinh viên Trường ĐH Công thương TP.HCM, bày tỏ sự kỳ vọng mạnh mẽ vào Quang Hải. Thúy An cho rằng đây là cơ hội lớn để cầu thủ này chứng tỏ tài năng và tạo dấu ấn lớn trong một trận đấu quan trọng.“Quang Hải luôn là một trong những cầu thủ được người hâm mộ yêu mến và tin tưởng. Mình đặc biệt kỳ vọng rằng Quang Hải sẽ có thể dẫn dắt các đợt tấn công, làm chủ tuyến giữa và tận dụng khoảng trống để thực hiện những pha dứt điểm bất ngờ. Sự sáng tạo và kỹ thuật cá nhân của Quang Hải sẽ là yếu tố quyết định giúp đội tuyển Việt Nam tạo ra sự khác biệt trong những phút quan trọng của trận đấu”, Thúy An chia sẻ.Còn Nguyễn Việt Hoàng (27 tuổi), ngụ tại 57/41 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP.HCM, thì kỳ vọng cầu thủ Tiến Linh sẽ ghi bàn. Với phong độ ổn định và khả năng dứt điểm sắc bén, Tiến Linh là một trong những mũi nhọn tấn công đáng sợ của đội tuyển Việt Nam. Hoàng mong rằng Tiến Linh sẽ tiếp tục duy trì sự thăng hoa, nhất là trong những pha tấn công trực diện. Tiến Linh có thể là người ghi bàn quyết định, với khả năng tận dụng tốt các cơ hội trong vòng cấm đối phương. “Dù kết quả thế nào mình vẫn đi bão ăn mừng, vì đội tuyển Việt Nam đã quá tuyệt vời”, Hoàng chia sẻ.
Hương vị quê hương: Chào… bữa cơm bình thường
Ngày 11.2, ông Đỗ Tường Hiệp, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk, cho biết đang phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư số 29) tại địa phương. Theo ông Hiệp, trong thời gian chờ UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh, Sở GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu thủ trưởng các đơn vị giáo dục (trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố; hiệu trưởng các trường THPT, trường PT có nhiều cấp học; giám đốc trung tâm GDTX tỉnh; trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thị xã, thành phố) triển khai thực hiện một số nội dung liên quan.Cụ thể, Sở GD-ĐT yêu cầu nghiên cứu kỹ các nội dung quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư số 29; tổ chức quán triệt, phổ biến các nội dung của Thông tư số 29 đến tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh được biết để thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện, thủ trưởng các đơn vị lưu ý việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng ký học thêm theo từng môn học theo quy định tại khoản 01, Điều 5, Thông tư số 29. Đồng thời thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch dạy học/giáo dục năm học 2024 - 2025 phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục. Hoàn trả các khoản tiền đã thu trước đây để phục vụ việc dạy thêm, học thêm của học sinh tương ứng với thời gian không thực hiện; kịp thời thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm, nghĩa vụ thuế với các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định. Sở GD-ĐT Đắk Lắk cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện các yêu cầu trên và báo cáo tình hình thực hiện về sở trước ngày 14.2.
Nhóm sinh viên của Trường ĐH Văn Hiến gửi phản ánh tới Báo Thanh Niên: “Trường ĐH Văn Hiến đang gây bức xúc lớn khi tự ý thay đổi hình thức học từ học trực tiếp sang học online (trực tuyến-NV) mà không lấy ý kiến từ phía sinh viên. Khi chuyển đổi sang hình thức học online, mức học phí vẫn giữ nguyên như các lớp học trực tiếp. Điều này hoàn toàn không hợp lý”.Một sinh viên cho hay học phí phải đóng cho mỗi tín chỉ học trực tiếp là 1.030.000 đồng. “Em đăng ký học 3 tín chỉ ở cơ sở 615 Âu Cơ. Số lượng buổi học trực tiếp của 3 tín chỉ là 9 buổi còn học trực tuyến là 11 buổi. Như vậy, tính ra mỗi buổi học trực tiếp có học phí cao hơn (khoảng 343.000 đồng) là mỗi buổi học trực tuyến (khoảng 280.000 đồng)", sinh viên này chia sẻ.Từ sự việc trên, nhóm sinh viên đề nghị: “Trường ĐH Văn Hiến cần minh bạch lý do và quy trình chuyển đổi từ lớp học offline sang online. Đồng thời học online sinh viên không được hưởng cơ sở vật chất, thiết bị… thì phải giảm học phí đối với các tín chỉ học online”.Trao đối với phóng viên Báo Thanh Niên, bà Trần Thị Phương Thảo, thành viên Hội đồng trường Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: “Năm nay nhà trường có kế hoạch sửa chữa cơ sở 615 Âu Cơ, Q.Tân Phú, TP.HCM. Theo tiến độ mà nhà thầu thông báo thì việc sửa chữa này sẽ hoàn thành vào giữa tháng 12. Vì vậy trước đó, trường đã cho sinh viên đăng ký học phần học trực tiếp tại cơ sở này. Tuy nhiên, vì yếu tố khách quan là nhà thầu không xong kịp tiến độ, phải trước Tết Nguyên đán mới hoàn thiện nên trường phải tạm thời chuyển các em sang học trực tuyến”.Theo bà Thảo, trước khi chuyển qua học trực tuyến, vào chiều 27.12, trường đã thông báo và giải thích cho sinh viên của 4 lớp (khoảng 400 sinh viên) đã đăng ký học tại cơ sở 615 Âu Cơ biết qua tin nhắn trên hệ thống. "Việc chuyển đổi này là bất khả kháng và trường cũng đang tăng tốc để xong trước Tết Nguyên đán. Các em sẽ học trực tuyến 3 tuần trước tết. Trên thực tế, cơ sở tại khu đô thị Nam thành phố của trường vẫn còn phòng trống nhưng vì nhiều em đã có lịch học trực tiếp tại một cơ sở khác gần 615 Âu Cơ trong buổi sáng hoặc chiều nên rất khó sắp xếp. Do 2 nơi cách xa nhau nên nếu sáng học một nơi, chiều học một nơi sẽ khiến các em di chuyển bất tiện. Sau tết, việc sửa chữa và sắp xếp hoàn thiện, các em sẽ học trực tiếp tại cơ sở này như đã đăng ký”, bà Thảo khẳng định.Về việc sinh viên yêu cầu trường phải giảm học phí các tín chỉ có buổi học trực tuyến, bà Thảo cho biết trường cần phải kiểm tra cụ thể từng sinh viên, vì học phí trường cam kết không tăng cho sinh viên và mỗi năm từng ngành có mức học phí khác nên học phí của mỗi sinh viên là khác nhau.Bà Thảo cho biết thêm: "Do vẫn trả lương cho giảng viên nên không thể giảm học phí mà trường hỗ trợ 2 phương án: Sinh viên có thể chuyển địa điểm học hoặc hoặc hủy học phần và được hoàn học phí buổi trực tuyến đã học"."Nếu em nào muốn chuyển sang lớp khác hoặc muốn hủy học phần này thì trường cũng hoàn toàn hỗ trợ và cam kết sẽ không thu học phí buổi học trực tuyến đã diễn ra của học phần được hủy, số tiền này sẽ được hoàn vào tài khoản của sinh viên. Đến thời điểm này các em mới học trực tuyến được khoảng một tuần. Sinh viên liên hệ Trung tâm Chăm sóc người học để trường hỗ trợ tốt nhất cho các bạn", bà Thảo cho hay.
Bộ GD-ĐT lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH?
Đối với Nguyễn Hoàng Phúc, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, quê ở tỉnh Long An, anh và người yêu quan niệm ngày Tình nhân chỉ cần dành thời gian cho nhau là cảm thấy hạnh phúc.