Bị xóa đăng ký thường trú, làm CCCD bằng cách nào?
Hãng Yonhap ngày 31.12 dẫn thông tin từ cảnh sát Hàn Quốc cho hay ít nhất 13 người bị thương khi một chiếc xe hơi lao vào khu chợ truyền thống tại Seoul.Sự việc xảy ra vào khoảng 15 giờ 50 (giờ địa phương) tại chợ Mokdong Kkaebi ở phía tây nam Seoul khiến 4 người bị thương nặng và 9 người bị thương nhẹ.Tài xế là một cụ ông hơn 70 tuổi và không bị thương nặng. Truyền thông đưa tin không còn người nào khác trên chiếc xe hơi vào lúc xảy ra sự việc. Cảnh sát tiến hành kiểm tra nồng độ cồn và cho thấy tài xế trên không vi phạm. Một nhân chứng kể rằng chiếc xe hơi lao qua lối vào chợ khoảng 100 mét, đồng thời nói thêm "tôi nghe nói ông ta lái xe mà nhấn lút chân ga".Cơ quan chức năng đang điều tra vụ việc và đánh giá mức độ thiệt hại. Trước đó, một vụ lật phà xảy ra tại vùng biển phía tây thành phố Seosan ở Hàn Quốc vào tối 30.12, khiến ít nhất 1 người thiệt mạng, 4 người mất tích và 2 người được cứu hộ. Hàn Quốc còn hứng chịu một thảm kịch lớn là vụ máy bay của hãng Jeju Air hạ cánh bằng bụng và lao vào tường phát nổ tại sân bay Muan hôm 29.12. Vụ việc khiến 179 người thiệt mạng và chỉ có 2 người được cứu.Trong thông điệp năm mới vào ngày 31.12, quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok kêu gọi sự hòa hợp, đoàn kết trên cả nước và tin tưởng vào chính phủ."Hàn Quốc đang trong tình hình nghiêm trọng chưa từng thấy", ông Choi cho biết trong một thông cáo bằng văn bản, trích dẫn những thay đổi xung quanh thương mại toàn cầu, ngoại giao và an ninh, cũng như sự bất ổn chính trị trong nước."Chính phủ sẽ cố gắng hết sức để điều hành công việc nhà nước ổn định trong mọi lĩnh vực quốc phòng, ngoại giao, kinh tế và xã hội để người dân cảm thấy nhẹ nhõm", ông Choi cho biết.Liên kết vùng để miền Trung 'đi đầu cả nước về kinh tế biển'
Ngày 30.12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Đà Nẵng tạm giữ hình sự nhóm cá độ bóng đá gồm Võ Sĩ Huynh, Trần Quốc Sĩ (cùng 36 tuổi, ngụ P.Hòa Cường Bắc), Nguyễn Phương Nam (39 tuổi, ngụ P.Nam Dương, cùng Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) để củng cố hồ sơ, khởi tố hành vi tổ chức đánh bạc.Trước đó, qua nắm tình hình địa bàn và trinh sát, Phòng Cảnh sát hình sự phát hiện một nhóm có hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng.Đường dây này móc nối với các đầu mối cung cấp tài khoản, mạng cá độ từ TP.HCM, hoạt động liên tỉnh. Trong đó, Huynh, Sĩ, Nam là nhóm cầm đầu, chia tài khoản cá độ tổng thành nhiều tài khoản nhỏ, giao cho các đàn em cấp dưới để tiếp nhận kèo cá độ.3 nghi phạm này chỉ quản lý các nhà mạng đầu mối, thu tiền nợ và tính toán tỷ lệ ăn chia.Qua thu giữ tang vật gồm tiền mặt, 2 ô tô và trích xuất hàng trăm trang tài liệu từ thiết bị di động của 3 nghi phạm, cơ quan điều tra xác định từ ngày 22.11 đến 26.12, đường dây này tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá với tổng số tiền khoảng 31.000 USD, quy đổi khoảng 890 triệu đồng.Nhóm này khai nhận, quy mô giao dịch cá độ hằng tháng lên đến hàng tỉ đồng.Hiện Phòng Cảnh sát hình sự tiếp tục mở rộng điều tra vụ án.
Những lưu ý quan trọng trước khi mua nhà đất
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
“Cấp cứu” hàng chục ngàn con bò
Khai thác bệnh sử ghi nhận, bệnh nhân từng điều trị tại bệnh viện địa phương nhưng không tiến triển với chẩn đoán ban đầu ung thư phổi, khối u ác tính xâm lấn vào phế quản và phổi.Ngày 21.2, Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Vũ Hữu Vĩnh, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết người bệnh có khối phình động mạch phổi trái, với đường kính lên đến 15cm, kéo dài từ gốc động mạch phổi trái đến cả hai thùy trên và dưới của phổi trái. Khối phình động mạch phổi không chỉ gây ra tình trạng tràn máu và mủ vào khoang màng phổi trái, mà còn làm tổn thương nghiêm trọng các cấu trúc quan trọng như phế quản và vách trung thất. "Đây là một ca bệnh rất hiếm gặp, dễ bị chẩn đoán nhầm với u phổi và quá trình phẫu thuật điều trị vô cùng phức tạp, nhưng nếu không được can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong", bác sĩ Vĩnh cho hay.Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, một cuộc hội chẩn toàn viện được triển khai. Các bác sĩ thống nhất phương pháp điều trị, đồng thời chuẩn bị kỹ lưỡng trước, trong và sau khi phẫu thuật để tránh nguy cơ chảy máu hoặc nguy kịch hơn, có thể dẫn đến tử vong.Phó giáo sư Vũ Hữu Vĩnh cùng với ê kíp tiến hành đặt catheter động mạch và catheter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng cho bệnh nhân. Đây là bước chuẩn bị quan trọng, giúp đảm bảo an toàn tối đa trong suốt quá trình can thiệp. Việc đặt catheter động mạch giúp theo dõi huyết áp liên tục theo từng nhịp tim, cung cấp đường lấy máu nhanh chóng để xét nghiệm. Trong quá trình mở lồng ngực, ê kíp nhận thấy phổi trái của bệnh nhân dính vào thành ngực, bên trong chứa dịch vàng đục kèm giả mạc, gây cản trở việc bóc tách, xác định các cấu trúc xung quanh. Đặc biệt, khối tổn thương lớn với kích thước 15x15cm ở thùy dưới phổi không chỉ bám chặt vào thùy trên mà còn đập theo nhịp mạch, buộc các bác sĩ phải thực hiện bóc tách một cách tỉ mỉ và chính xác. Quá trình phẫu thuật càng trở nên căng thẳng hơn khi các bác sĩ đã phải đối mặt với tình trạng động mạch phổi bị phình to, bờ nham nhở và dính chặt vào các mô xung quanh, có thể vỡ ra và chảy máu ồ ạt bất cứ lúc nào dẫn đến nguy cơ tử vong của bệnh nhân. Phế quản thùy lưỡi và thùy trên bị tổn thương nặng. Tuy nhiên, ê kíp phẫu thuật đã nỗ lực kiểm soát tình trạng khoang màng phổi trái bị lấp đầy máu và mủ do khối phình động mạch xuất huyết, gây hoại tử gần như toàn bộ phổi trái. Đồng thời, làm sạch giả mạc, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng lan rộng. Sau cùng, phổi trái đã được cắt bỏ toàn bộ, khoang màng phổi được bơm rửa kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu. Hiện tại sau hậu phẫu ngày thứ 3, bệnh nhân L. đã ổn định và tiếp tục hồi phục dưới sự theo dõi sát sao của các bác sĩ tại bệnh viện."Ngay khi cơ thể có những triệu chứng như đau ngực, khó thở hay những bất thường khác, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn chặn những rủi ro nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe", bác sĩ Vĩnh khuyến cáo.