Nhân viên VPBank, PNJ... sắp được mua cổ phiếu ưu đãi với giá thua xa trên sàn
Ngày 20.3, UBND TP.Đồng Hới cho hay đã trình phương án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Theo phương án sáp nhập này, TP.Đồng Hới giảm từ 15 đơn vị xuống còn 3 đơn vị. Phương án này được đề xuất để cải thiện công tác quản lý hành chính, đồng thời mở rộng địa giới hành chính của thành phố, phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt. Cụ thể, UBND TP.Đồng Hới đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình xem xét việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo hướng kết hợp mở rộng phạm vi đô thị về phía bắc và phía nam. Khu vực phía bắc sẽ bao gồm các xã Lý Trạch, Nhân Trạch và một phần xã Nam Trạch (H.Bố Trạch) trong khi khu vực phía nam sẽ gồm TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh và một phần xã Vĩnh Ninh (H.Quảng Ninh).Theo kế hoạch, TP.Đồng Hới sẽ chia thành 3 phường lớn. Phường đầu tiên sẽ sáp nhập các xã và phường: Đồng Hải, Đồng Phú, Hải Thành, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Phú Hải, Bảo Ninh và mở rộng về TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Phường thứ hai dự kiến sáp nhập các xã Nam Lý, Bắc Lý, Lộc Ninh, Quang Phú và mở rộng sang xã Nam Trạch, một phần xã Nhân Trạch của H.Bố Trạch.Phường thứ ba sẽ hợp nhất các xã Nghĩa Ninh, Đồng Sơn, Bắc Nghĩa, Thuận Đức và đề xuất mở rộng ra xã Vĩnh Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Theo UBND TP.Đồng Hới, phương án này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển đô thị của TP.Đồng Hới trong tương lai.Cũng trong ngày 20.3, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn rà soát lại phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do chưa đảm bảo các quy định của Trung ương. Các địa phương phải hoàn thành báo cáo và trình UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 22.3.2025.Để giáo viên chuyên tâm với nghề
Liên quan đến vụ việc quán ăn bị tố "chặt chém" nhóm khách nước ngoài ở Nha Trang, sáng 7.1, lãnh đạo UBND P.Tân Tiến (Nha Trang) cho biết, tối qua (6.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã làm việc với ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn A.B ở đường Nguyễn Thiện Thuật) để kiểm tra xác minh thông tin và sau nhiều giờ đồng hồ làm việc, đoàn đã yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán kể từ thời điểm kết thúc việc kiểm tra, lúc hơn 22 giờ 30 phút.Đoàn kiểm tra đồng thời cho biết sẽ có báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố về hướng xử lý. Hiện trong quá trình xác minh nên cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc.Như Thanh Niên đã thông tin, làm việc với đoàn kiểm tra, ông Tâm xác nhận sự việc lan truyền trên mạng xã hội là tại quán ăn A.B, xảy ra tối 3.2. Tờ hóa đơn thanh toán hơn 20,4 triệu đồng (tổng tiền ăn hơn 15,7 triệu đồng, tính kèm phần "phụ thu ngày tết") cũng là in từ phần mềm máy tính tại quán. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng hóa đơn này "không dùng thanh toán, không được công nhận". Ông Tâm giải thích hóa đơn nêu trên được thực hiện theo yêu cầu của đoàn khách. Trước đó, nhân viên quán có tư vấn các món ăn trong hóa đơn chỉ đủ dùng cho 1 - 2 người, không đáp ứng được đoàn khách đông như vậy. Nhưng khách gọi món chế biến đủ cho 20 người ăn, số lượng tăng gấp 5 - 7 lần, "tiền cứ tính thoải mái".Đoàn kiểm tra sau đó đã trích xuất hóa đơn trên máy tính để kiểm tra, so sánh; yêu cầu ông Tâm cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm kiểm tra, bước đầu ghi nhận ông Tâm chỉ xuất trình giấy chứng đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang (số 38 Nguyễn Thiện Thuật) do ông làm giám đốc. Ông Tâm thiếu rất nhiều giấy phép liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống; quán ăn tên A.B của ông còn có dấu hiệu sai biển hiệu, bảng quảng cáo, niêm yết giá không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.Trước đó, chiều 4.2, trong hội nhóm mạng xã hội Facebook hơn 375.000 thành viên, tài khoản Minh Hà đăng tải bài phản ánh việc quán ăn nêu trên có dấu hiệu "chặt chém" đối với nhóm khách người Trung Quốc khi tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn. Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh ngay trong sáng 5.2. Tới chiều cùng ngày (5.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn A.B thì không liên lạc được với ông Tâm. Lúc này quán ăn đóng cửa, khóa từ bên trong, ở phía ngoài toàn bộ biển hiệu đã được tháo dỡ và đặt ở khu vực bên cạnh lối vào. Đến tối 5.2, người dân có phản ánh rằng quán ăn này vẫn cho mở cửa kinh doanh dịch vụ như bình thường.
Lớp học yêu thương
Sáng 11.3, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, chủ trì buổi họp thường kỳ đánh giá công tác chỉ đạo điều hành, tình hình kinh tế - xã hội tháng 2.2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 3.2025.Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện Sở Tài chính cho hay, theo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn là 8.311 tỉ đồng (ngân sách Trung ương 2.929 tỉ đồng, ngân sách tỉnh 5.382 tỉ đồng). Đến nay, đã phân bổ chi tiết cho các ngành, địa phương là 7.290 tỉ đồng (đạt 88%), kế hoạch vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết 1.021 tỉ đồng.Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 2 tháng đầu năm 2025 là 3.432 tỉ đồng (đạt 14% dự toán là 25.000 tỉ đồng), giảm 28% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, thu nội địa 3.934 tỉ đồng (19% dự toán, tăng 1% so với cùng kỳ).Tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 2 tháng đầu năm 2025 là 3.051 tỉ đồng, đạt 9% dự toán, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, chi đầu tư phát triển 897 tỉ đồng, chi thường xuyên 2.153 tỉ đồng.Tình hình đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 2 tháng đầu năm có những tín hiệu tích cực. Tính đến ngày 26.2, toàn tỉnh có 180 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 11,11% so với cùng kỳ), số vốn đăng ký đạt 599.743 tỉ đồng.Ngoài ra, trong 2 tháng, tỉnh Quảng Nam cấp mới 9 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 529.55 tỉ đồng; cấp mới 4 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký 12,34 triệu USD.Lũy kế đến nay, trên địa tỉnh hiện có 1.176 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực (tổng vốn đăng ký khoảng 230.000 tỉ đồng) và 207 dự án FDI còn hiệu lực (tổng vốn đăng ký khoảng 6,3 tỉ USD), tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo.Ông Nguyễn Như Công, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam, cho rằng tình hình thu ngân sách nhà nước giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, thu nội địa tăng nhẹ. Sự suy giảm này có thể phản ánh những khó khăn của doanh nghiệp vẫn còn hiện hữu.Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đề nghị làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ ổn định công tác. "Bây giờ ngồi đâu cũng nói chuyện sáp nhập, làm phân tâm tư tưởng. Tinh thần Trung ương chỉ đạo đến đâu chúng ta làm đến đó, không phân tâm", ông Dũng yêu cầu.Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo tháo gỡ nhiều vướng mắc cho Quảng Nam; các bộ, ngành Trung ương cũng ủng hộ. Vì vậy, những nội dung Thủ tướng kết luận có khả năng sẽ hoàn thành sớm hơn kế hoạch.Ông Dũng yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành tập trung tìm cách giải quyết các dự án chậm tiến độ nhiều năm gây lãng phí và giải ngân vốn đầu tư công.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng gợi ý các sở ngành tập trung giải quyết, để các dự án của Thaco (dự kiến đầu tư trong năm nay gần 4.000 tỉ đồng) khởi công đúng kế hoạch. Đồng thời, tìm cách cùng Hoiana tiếp tục đầu tư thêm 1 tỉ USD; cùng Hyosung đầu tư 100 triệu USD và Karcher đầu tư 100 triệu USD…"Bây giờ chúng ta đôn đốc, đồng hành với họ. Nếu chúng ta làm tốt, các dự án lớn đầu tư vào khoảng 50.000 tỉ đồng nữa thì mới có con số tăng trưởng 10% trong năm 2025", ông Dũng nói.Người đứng đầu UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu trong thời gian thực hiện chủ trương sáp nhập dừng việc mua xe công, giao Sở Tài chính tham mưu điều chuyển một số xe công từ các sở sáp nhập cho các nơi còn đang thiếu.
Theo kinh nghiệm và quan sát của Phạm Hoàng Long, năm nay hoa kèn hồng nở không đều và dày đặc như mọi năm. Tuy nhiên, khu vực đường Võ Văn Kiệt, Điện Biên Phủ và Hàm Nghi là những nơi có nhiều hoa, đến chụp vẫn có ảnh đẹp.
Barcelona nẫng tay trên Tottenham chiêu mộ Adama Traore từ Wolverhampton
Bộ Công an vừa phát đi thông báo về tổ chức "Ủy ban cứu người vượt biển" có tên tiếng Anh là "Boat People SOS", viết tắt là BPSOS đã và đang có hoạt động liên quan đến khủng bố.Tổ chức này thành lập năm 1990 tại Mỹ, do Nguyễn Đình Thắng (67 tuổi, sinh tại TP.HCM, quê quán Nghệ An; hiện đang sống tại Mỹ) cầm đầu, giữ vai trò Giám đốc điều hành.Theo Bộ Công an, tổ chức BPSOS hoạt động dưới danh nghĩa "cứu trợ người tị nạn" nhưng thực chất là lợi dụng hoạt động này để móc nối, trợ giúp các tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động chống phá Việt Nam, trong đó có nhóm đối tượng tham gia tổ chức "Người Thượng vì công lý - MSFJ" từng gây ra cuộc khủng bố tại Đắk Lắk ngày 11.6.2023.Với vai trò cầm đầu, Nguyễn Đình Thắng đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo các thành viên trong tổ chức tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến tổ chức khủng bố MSFJ.Cụ thể, Thắng đã chỉ đạo hỗ trợ các đối tượng trong tổ chức của mình hỗ trợ thành lập tổ chức MSFJ vào tháng 7.2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ vào tháng 4.2024, đồng thời hỗ trợ MSFJ đăng ký pháp nhân tại Mỹ.Để hỗ trợ MSFJ hoạt động, Thắng trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí, phương tiện, trả lương cho thành viên MSFJ hoạt động chống phá nước ta, trong đó có các hoạt động khủng bố tại Đắk Lắk.Sau khi nhóm MSFJ bị truy nã trong đó có đối tượng Y Quynh Bdap, Thắng vẫn hỗ trợ tiền, bố trí nơi ở để Y Quynh Bdap lẩn trốn tại Thái Lan. Y Quynh Bdap bị bắt và đưa ra xét xử, Thắng vẫn tích cực tìm cách bảo vệ, không để Tòa án Thái Lan ra phán quyết trục xuất đối tượng này về Việt Nam. Đồng thời, gây quỹ tài trợ cho luật sư Thái Lan tham gia bảo vệ Y Quynh Bdap tại phiên tòa và tham gia vận động các tổ chức quốc tế ủng hộ hoạt động cho tổ chức MSFJ.