Nếu không khắc phục điều này, U.23 Thái Lan sẽ bị loại từ vòng bảng
Viên Vịnh Nghi vừa tái xuất màn ảnh rộng với phim mới OMG! Mom's Big News và có buổi quảng bá vào hôm 8.3. Theo HK01, nữ diễn viên 54 tuổi được hỏi về lý do không hợp tác với chồng - tài tử Trương Trí Lâm suốt nhiều năm qua. Khi nhắc đến khả năng cặp sao tái hợp trên màn ảnh, Hoa hậu Hồng Kông 1990 kiên quyết từ chối. Cô giải thích: "Tôi đã quyết định không làm việc cùng anh ấy trong nhiều năm. Thực tế, nhiều năm về trước, chúng tôi đã cố gắng làm việc cùng nhau trong phim nhưng có rất nhiều mâu thuẫn, bất đồng quan điểm. Tôi không muốn mang những xung đột đó về nhà".Tuy nhiên, Viên Vịnh Nghi cảm thấy thoải mái khi cùng chồng xuất hiện trên các chương trình giải trí. "Ở các chương trình tạp kỹ thì lại khác. Bạn có thể thoải mái nói ra sự thật. Nếu trong quá trình tham gia những show này, tôi có điều gì đó không thích, tôi có thể nói ra. Còn khi quay phim, bạn sẽ luôn phải nhập vai, từ đó hai bên sẽ có nhiều bất đồng vì góc nhìn khác nhau", bà mẹ một con chỉ ra điểm khác biệt. Đối với những cảnh thân mật của chồng với các nữ diễn viên khác trên phim, minh tinh 7X hài hước chia sẻ cô không bận tâm.Viên Vịnh Nghi - Trương Trí Lâm là một trong những cặp sao được săn đón hàng đầu làng giải trí Hồng Kông. Theo lời kể của minh tinh sinh năm 1971, cô và chồng gặp nhau trên phim trường A Warrior's Tragedy hồi 1993, họ có nhiều cơ hội tiếp xúc và sớm nảy sinh tình cảm. Cả hai đã trở thành một đôi vài tháng sau đó và âm thầm hẹn hò. Cặp đôi kết hôn vào năm 2001 và đón con trai hồi 2006.Hơn 30 năm bên nhau, Viên Vịnh Nghi - Trương Trí Lâm vẫn mặn nồng. Mỹ nhân phim Kim chi ngọc diệp dành nhiều lời có cánh khi nhắc về bạn đời. Cô từng chia sẻ ba điều yêu thích ở chồng: "Thứ nhất, anh ấy có văn hóa và đọc sách rất nhiều, vì vậy chúng tôi có nhiều thứ để nói với nhau. Thứ hai, anh ấy rất điềm tĩnh, đó là một sự cân bằng tuyệt vời đối với một người dễ bị kích động như tôi. Anh ấy giúp tôi bình tĩnh lại. Thứ ba, chúng tôi sẽ không bên nhau suốt 30 năm nếu không có khiếu hài hước của anh ấy. Ngay cả đến bây giờ, chúng tôi vẫn thường nói về những điều ngớ ngẩn và cười đùa cùng nhau". Tại sự kiện hồi tháng 12.2024, Viên Vịnh Nghi tiết lộ cô để Trương Trí Lâm quản lý tài chính trong gia đình vì chồng giỏi tính toán, đầu tư để sinh lời.Viên Vịnh Nghi sinh năm 1971, cô đăng quang Hoa hậu Hồng Kông 1990 rồi gia nhập TVB và tiến xa trên con đường diễn xuất. Nữ diễn viên ghi dấu ấn qua nhiều bộ phim truyền hình lẫn điện ảnh như: Hoa Mộc Lan, Tiếu ngạo giang hồ (bản 2000), Tân Sở Lưu Hương, Phú quý môn, Kim chi ngọc diệp, Tuyệt đại song kiêu, Quốc sản 007… Trong khi đó, Trương Trí Lâm là ca sĩ, diễn viên nổi tiếng tại xứ cảng thơm. Ngôi sao 54 tuổi được nhiều khán giả yêu mến qua các bộ phim: Anh hùng xạ điêu (bản 1994, vai Quách Tĩnh), Đường về hạnh phúc, Thiên địa nam nhi, Lục Tiểu Phụng truyền kỳ, Bao la vùng trời 2…Cận cảnh những dãy biệt thự 'ma' trên bán đảo Sơn Trà
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Ba thông điệp từ món quà Tổng thống CH Czech tặng Tổng thống Ukraine
Tham gia tranh tài giải đua thuyền có 5 đội, với hơn 100 vận động viên đến từ các xã: Hành Thịnh, Hành Phước, Hành Thiện, Hành Tín Đông và Hành Tín Tây thuộc H.Nghĩa Hành. Cuộc thi có 5 vòng đua, với tổng cự ly 2 km.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm tới đội ngũ văn nghệ sĩ, đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi, không gian phát triển văn học nghệ thuật, để văn nghệ sĩ đắm mình trong đời sống xã hội, cuộc sống của nhân dân.Đội ngũ văn nghệ sĩ cũng ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, có nhiều đóng góp đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự chấn hưng của dân tộc.Theo Tổng Bí thư, với những đóng góp to lớn, đội ngũ văn nghệ sĩ cách mạng đã trở thành đội quân văn hóa của Đảng, nhân tố nòng cốt làm nên sức vóc, bề dày văn hóa mới, thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển ngành công nghiệp văn hóa định hướng xã hội chủ nghĩa.Dù vậy, Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của văn học, nghệ thuật thời gian qua; gợi mở những giải pháp quan trọng để thúc đẩy đời sống văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ hơn nữa, có nhiều thành tựu to lớn hơn trong những năm tiếp theo.Tổng Bí thư nhấn mạnh, đất nước ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, vươn mình. Đảng, Nhà nước, nhân dân trông chờ và tin tưởng vào sự chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ trong giai đoạn cách mạng mới.Từ đó, Tổng Bí thư đề nghị gia tăng mạnh mẽ đóng góp, cống hiến của đội ngũ văn nghệ sĩ trong thực hiện các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước.Tổng Bí thư cũng đề nghị đội ngũ văn nghệ sĩ, phấn đấu tạo ra bộ sưu tập mới, những tác phẩm để đời, bổ ích, phản ánh sinh động hiện thực giai đoạn cách mạng mới. Các tác phẩm phải khơi dậy, quy tụ lòng dân, nhân lên sức dân, cùng toàn Đảng, toàn dân toàn quân, tạo thành sức mạnh vô địch đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao mới; đồng thời, tích cực đóng góp xây dựng nền văn minh nhân loại.Tổng Bí thư yêu cầu xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ thật sự là những chiến sĩ cách mạng kiên trung trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng. Ông yêu cầu văn nghệ sĩ phải không ngừng bám sát nhịp sống, hơi thở của nhân dân, hòa mình cùng đất nước, dám đi vào những vấn đề gai góc, phức tạp, nhạy cảm của cộng đồng, đến với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, biên cương, hải đảo, phát hiện và phản ánh những nhân tố mới, cách làm hay, những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống. "Vốn sống của văn nghệ sĩ phải vươn ra khắp mọi miền Tổ quốc; phải đập cùng nhịp đập trái tim của Tổ quốc", Tổng Bí thư nêu rõ.Về tác phẩm, phải có bản sắc, giá trị tư tưởng xã hội chủ nghĩa và nghệ thuật cao; phản ánh tâm hồn, phong thái, cốt cách; khơi dậy khí phách, niềm tự hào dân tộc, những điều lớn lao, mạnh mẽ của con người và dự báo tương lai; có khả năng lan tỏa đạo đức xã hội chủ nghĩa, bổ ích đối với công chúng, tạo thành sức mạnh văn hóa giúp dân tộc trường tồn."Chỉ khi nghệ thuật phản ánh hiện thực chân thực đúng đắn, nghệ thuật mới sinh sôi và có như vậy nghệ sĩ, nghệ thuật mới có công chúng, đi được vào lòng công chúng, sống được với thời gian và trở nên có giá trị", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Tổng Bí thư yêu cầu, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, phát triển, ươm tạo, bồi dưỡng, phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật. Cùng đó, đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo quản lý, tạo mọi điều kiện để văn nghệ sĩ thâm nhập sâu rộng thực tế sôi động của đất nước, đồng hành, gắn bó máu thịt với công cuộc lao động sáng tạo của nhân dân ta trên mọi lĩnh vực của đời sống, nâng cao lòng yêu nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tổng Bí thư cũng lưu ý, đổi mới chính sách đãi ngộ, sử dụng, tôn vinh tài năng của văn nghệ sĩ trên cơ sở toàn diện, khoa học, minh bạch và kịp thời, tạo sự phấn khởi, tin tưởng trong xã hội, sự đồng thuận, đoàn kết trong văn nghệ sĩ; có nhiệm vụ cụ thể, phong trào sáng tác theo các chủ trương chiến lược của Đảng.
Đánh giá Hyundai Grand i10 - xe cũ giữ giá, thực dụng
Theo Bộ Quốc phòng Nga, sau cuộc tấn công của quân đội Ukraine vào Kursk hồi tháng 8 năm ngoái, Kyiv đã kiểm soát hơn 1.200 km2 ở Kursk. Kể từ đó, Nga tổ chức các đợt tấn công nhằm đẩy lùi Ukraine và đến nay đã giành lại khoảng 800 km2, theo The Moscow Times.Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các đồng minh phương Tây đã mô tả từng khu vực mà Kyiv kiểm soát tại Kursk đều có vai trò quan trọng và có thể được dùng để mặc cả nếu Kyiv và Moscow ngồi vào bàn đàm phán.Trong khi đó, Bloomberg hồi tuần này dẫn các nguồn thạo tin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là “để ngỏ khả năng trao đổi lãnh thổ” với Ukraine như một phần trong cuộc thảo luận tiềm năng với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga sẽ yêu cầu phương Tây đảm bảo Kyiv không bao giờ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và sẽ chấp nhận giới hạn năng lực quân sự.Sau hơn 5 tháng kể từ chiến dịch tấn công Kursk, lực lượng Ukraine được cho là đang mất dần quyền kiểm soát, trong bối cảnh Nga tăng cường chi viện ở Kursk và đồng thời cũng đạt những bước tiến tại mặt trận miền đông Ukraine. Chuyên trang quan sát quân sự DeepState có liên hệ với quân đội Ukraine cho biết quân đội Kyiv còn kiểm soát khoảng 420 km2 tại Kursk. Khoảng 150.000 người đã sơ tán tại Kursk để đảm bảo an toàn.Trong diễn biến liên quan, quân đội Nga ngày 17.1 tuyên bố kiểm soát khu định cư Leonidovo và Aleksandriya và bắt một số binh sĩ Ukraine, TASS đưa tin.