Cơm tấm ‘giờ này còn gần nhau’
Đến dự Lễ khởi động Tháng Thanh niên có Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; ông Nguyễn Lam, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư Tỉnh ủy Long An; anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam…Đây là các hoạt động tiêu biểu của đoàn công tác T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngay sau lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2025 được tổ chức tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An ngày 1.3.2025. Với chủ đề "Tuổi trẻ tự hào, vững tin theo Đảng", Tháng Thanh niên năm nay được đánh giá sẽ có nhiều nét mới. Cụ thể, sẽ có 3 ngày hoạt động cao điểm được đồng loạt triển khai tại các cơ sở Đoàn trên cả nước, gồm: Ngày cao điểm "Tình nguyện xây dựng đô thị văn minh", Ngày cao điểm "Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày chủ nhật xanh", và Ngày Đoàn viên.Phát lời khởi động Tháng Thanh niên, anh Bùi Quang Huy - ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn - cho biết qua hơn hai thập niên, Tháng Thanh niên không chỉ tạo ra hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên có giá trị mà còn là trường học thực tiễn phong phú, rộng lớn, môi trường xã hội lành mạnh cho thanh niên.Năm 2025 diễn ra trong bối cảnh đất nước kỷ niệm nhiều mốc lịch sử trọng đại, đồng thời cũng là năm toàn Đảng tập trung chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đây là thời điểm quan trọng để thanh niên tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc hiện thực hóa các chủ trương lớn, đặc biệt là Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số trong hoạt động Đoàn. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số không chỉ giúp tổ chức Đoàn vận hành hiệu quả hơn mà còn lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tích cực, truyền cảm hứng đến đông đảo đoàn viên, thanh niên trên cả nước.5 công thức mặt nạ tự chế se khít lỗ chân lông cho làn da sáng, mịn
Cổ phần cấp nước Bến Thành thông báo thực hiện công tác kiểm tra, bảo trì đường ống cấp nước tại vị trí đường Ngô Thời Nhiệm (lề số lẻ, từ số 32 đường Ngô Thừa Nhiệm đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa), cúp nước từ 22 giờ, ngày 4.1 đến 5 giờ, ngày 5.1. Khu vực bị cúp nước thuộc P.Võ Thị Sáu, Q.3.Tương tự, thực hiện công tác kiểm tra, bảo trì mạng lưới cấp nước tại vị trí trước nhà số 125B, đường Cách Mạng Tháng Tám, cúp nước từ 22 giờ, ngày 4.1 đến 5 giờ, ngày 5.1. Khu vực cúp nước thuộc P.5, Q.3.Công ty cổ phần cấp nước Bến Thành thông báo thực hiện công tác kiểm tra, bảo trì mạng lưới cấp nước trước nhà số 130 đường Trần Quang Khải nên cúp nước tại khu vực P.Tân Định, Q.1. Thời gian gián đoạn cung cấp nước từ 22 giờ, ngày 4.1 đến 5 giờ, ngày 5.1.Công ty cổ phần cấp nước Phú Hòa Tân thông báo thực hiện việc đấu nối hòa mạng tuyến ống D500 lắp đặt mới thuộc công trình cải tạo tuyến ống D500 hiện hữu dường Ba Tháng Hai (Lý Thái Tổ - Lý Thường Kiệt) cúp nước tại khu vực các P.6, 8, 14, Q.10.Tại P.6, thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 6.1 đến 5 giờ ngày 7.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Nguyễn Chí Thanh, Đào Duy Từ, Tân Phước thuộc lề số lẻ (đoạn từ Ngô Quyền đến Nguyễn Kim) và hẻm liên quan; đường Bà Hạt, Ba Tháng Hai (đoạn từ Ngô Quyền đến Nguyễn Lâm) và hẻm liên quan; đường Ngô Quyền (đoạn từ Nguyễn Chí Thanh đến Ba Tháng Hai) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Kim (đoạn từ Nguyễn Chí Thanh đến Tân Phước) và hẻm liên quan; đường Hưng Long (suốt tuyến) và hẻm liên quan.Tại P.8, thời gian cúp nước trong các ngày 4, 5, 6; từ 22 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Khu vực cúp nước gồm: đường Vĩnh Viễn, Nhật Tảo, Bà Hạt, Ba Tháng Hai (đoạn từ Nguyễn Tri Phương đến Ngô Quyền) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Tri Phương (đoạn từ Ba Tháng Hai đến Vĩnh Viễn); đường Nguyễn Tiểu La, Ngô Quyền (đoạn từ Vĩnh Viễn đến Ba Tháng Hai) và hẻm liên quan; hẻm 435, 479, 517, 523, 529, 533, 541 đường Nguyễn Tri Phương.Tại P.14, thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 6.1 đến 5 giờ, ngày 7.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Ba Tháng Hai lề chẵn (đoạn từ Thành Thái đến hẻm 606) và hẻm liên quan; đường Thành Thái (từ Ba Tháng Hai đến hẻm 51 Thành Thái) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Ngọc Lộc (suốt tuyến) và hẻm liên quan; chung cư Rivera Park Sài Gòn. Công ty cổ phần cấp nước Tân Hòa thông báo thực hiện hỗ trợ đóng nước phục vụ thi công công trình phát triển mạng lưới cấp nước đường Hoàng Hoa Thám (từ đường Cộng Hòa đến cổng doanh trại quân đội, giáp sân bay) sẽ cúp nước tại một số khu vực thuộc P.13, Q.Tân Bình.Thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 4.1 đến 5 giờ, ngày 5.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Cộng Hòa (số chẵn, từ số 18E đến đường C12) và các hẻm nhánh; đường Hoàng Hoa Thám (từ Cộng Hòa đến cổng quân đội) và các hẻm nhánh; các đường Mai Lão Bạng, Thân Nhân Trung, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Hiến Lê, Cù Chính Lan, Văn Chung, Trần Văn Danh, Trần Văn Dư, Nguyễn Quang Bích, đường C1, C2, C3, C12, B3, Ngô Bệ, Lê Văn Huân, Nhất Chi Mai, Nguyễn Đức Thuận, Lê Tấn Quốc, Phan Văn Sửu và các hẻm nhánh.Công ty cổ phần cấp nước Gia Định thông báo thực hiện khảo sát và sửa chữa khắc phục sự cố xì bể tuyến ống cấp nước, xảy ra nước yếu ở một số khu vực trên địa bàn 3 quận: Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Thời gian cúp nước, nước yếu từ 21 giờ, ngày 4.1 đến 5 giờ ngày 5.1.Khu vực nước yếu gồm P.1, Q.Gò Vấp; các phường: 5, 7, 11, 12, 13, 14, 26, 27, 28, Q.Bình Thạnh; các phường: 8, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 17, Q.Phú Nhuận.
Cúng sao giải hạn có thật sự tránh được chuyện không lành?
Ngày 11.2, Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh và Tập đoàn Kanadevia (Nhật Bản) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong dự án hợp tác ứng dụng công nghệ EFCAR vào hoạt động xử lý và tái chế bùn thải thành than sinh học (biochar) tại nhà máy xử lý bùn thải Sài Gòn Xanh.Công nghệ EFCAR (Energy Free Carbonizing for Resource Recovery) do Kanadevia phát triển, là giải pháp xử lý bùn thải hiệu quả qua quá trình carbon hóa không dùng năng lượng để phục hồi tài nguyên, giúp chuyển hóa bùn thải giàu hữu cơ thành than sinh học (biochar). Công nghệ này góp phần giảm thiểu ô nhiễm và tạo ra nguồn nguyên liệu hữu ích cho nông nghiệp và công nghiệp. Dự án hợp tác lần này cũng là một nỗ lực để đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng toàn cầu bằng 0 (Net Zero) mà Việt Nam là một trong những quốc gia cam kết thực hiện. Dự án cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm giải quyết vấn đề môi trường và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Ông Ngô Pa Ri, Chủ tịch Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh nhấn mạnh: "Tôi hy vọng sự hợp tác đầy thiện chí giữa hai bên không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Công nghệ EFCAR phù hợp với chiến lược kinh tế tuần hoàn mà Sài Gòn Xanh theo đuổi, giúp chúng tôi nâng cao hiệu quả xử lý bùn thải tại các nhà máy xử lý bùn thải của công ty thành sản phẩm hữu ích cho nông nghiệp, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững".Theo ông Pa Ri, than sinh học (biochar) rất có lợi cho cây trồng trong việc chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, cải tạo đất tốt, hướng đến nông nghiệp bền vững. Về mặt môi trường, than sinh học được xử lý tuần hoàn, khép kín, không gây mùi hôi… Đại diện Công ty Sài Gòn Xanh cho biết, giai đoạn 1 của dự án sẽ lắp đặt và vận hành dây chuyền công nghệ EFCAR thử nghiệm với công suất 4,8 tấn/ngày để xử lý bùn thải, nghiên cứu đầu ra khả thi. Giai đoạn 2 sẽ nâng tổng công suất dây chuyền lên mức tối thiểu 22,8 tấn/ngày tại nhà máy Sài Gòn Xanh (nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, H.Bình Chánh, TP.HCM).Đại diện Tập đoàn Kanadevia, ông Hideo Sato cho biết việc ký kết lần này là một bước quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường của tập đoàn tại Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Đồng thời góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường toàn cầu theo mục tiêu Net Zero.Công ty Sài Gòn Xanh nhận định, việc đầu tư vào những sản phẩm và dịch vụ xanh không chỉ mang lại doanh thu, lợi nhuận mà trước tiên phải tạo ra tác động tích cực đối với xã hội và môi trường.Sự kiện ký kết này mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng giữa hai bên trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, phát triển các mô hình sản xuất biochar hiệu quả tại Việt Nam; hứa hẹn mang lại các giải pháp đột phá trong lĩnh vực xử lý bùn thải và tái chế sinh học.
Trước đây, chị Phương Thảo có dịp đi chơi với bạn bè, ngắm được vườn hoa hồng. Thế là, chị Thảo cũng tìm hiểu, chi tiền triệu mua nhiều chậu hoa hồng về nhà trồng thử. Tuy nhiên, sau một thời gian hoa hồng bị bệnh và chết hết. Chị Thảo rất buồn vì biết bao công sức, tiền bạc đổ vào những chậu hoa hồng. "Những điều đó đem lại cho mình nhiều bài học, kinh nghiệm về cách trồng cây. Năm 2020, mình vô tình biết được dòng hoa sen Thái từ một người bạn. Dòng này hoa nở to, thơm, trắng muốt… Ngay sau đó, mình đã mua hàng trăm cây sen giống về trồng thử...", Thảo kể lại.
Nghẹt cống gây ô nhiễm
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng Táo quân để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn Đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân. "Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối."Những bức tượng từ làng Địa Linh được chở đi khắp nơi phục vụ dịp cúng đưa ông Táo về trời 23 tháng chạp. Không riêng người Huế và các tỉnh, thành khu vực miền Trung cũng thờ tượng ông Táo từ làng Địa Linh. Năm nay nhà tôi đã bán hơn 50.000 cái rồi, đó là điều mà chúng tôi tự hào nhất. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi an lòng khi lớp trẻ cũng đang miệt mài làm tượng và thành thạo nghề"Ông Nam và những người làng Địa Linh khác không biết nghề nặn tượng táo quân ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng, qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, tượng táo quân sẽ luôn hiện diện trong gia đình của người Việt...