Trăng trên vịnh - Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Văn Học (Hà Nội)
Thời gian qua, cử tri nhiều địa phương như Bình Phước, An Giang, Đồng Nai, TP.HCM… đã gửi tới Bộ Tài chính đề nghị làm rõ sự cần thiết của việc yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy nhằm tránh lãng phí; xem xét điều chỉnh quy định về mua loại bảo hiểm này theo hướng tự nguyện thay cho bắt buộc.Hồi đáp đề nghị của cử tri tỉnh Bình Phước mới đây, Bộ Tài chính vẫn đưa ra nhiều lập luận khẳng định sự cần thiết duy trì loại hình bảo hiểm này. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ bồi thường bảo hiểm, chi trả hỗ trợ nhân đạo, đảm bảo việc bồi thường bảo hiểm diễn ra nhanh chóng, đúng quy định, tránh trục lợi bảo hiểm.Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, phân tích thực tế có nhiều lý do khiến người sử dụng phương tiện giao thông không thiết tha với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy.Cụ thể hiện nay chưa có thủ tục cũng như cơ chế bắt buộc định kỳ chủ phương tiện phải mua loại bảo hiểm này giống như thủ tục đăng ký đăng kiểm của xe ô tô. Bởi vậy, chủ phương tiện không có động lực cũng như áp lực phải đi mua loại bảo hiểm này."Nhiều người mua một vài lần, không bị tai nạn nên không được nhận chế độ quyền lợi bảo hiểm, cảm thấy mua chỉ mất tiền, bởi vậy sau đó không mua nữa mà không biết rõ ý nghĩa của loại bảo hiểm này như thế nào.Ngoài ra, một số trường hợp mua của những người lừa đảo bán bảo hiểm giả, khi sự việc xảy ra không thanh toán được dẫn đến bức xúc, từ đó không mua nữa. Cũng có trường hợp gặp khó khăn, phiền hà khi thực hiện các thủ tục hưởng các quyền lợi chế độ bảo hiểm khi vụ việc tai nạn xảy ra nên có những phản ứng tiêu cực với loại bảo hiểm này", ông Cường nói. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), số liệu cập nhật mới nhất từ báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy, 11 tháng năm 2024, tổng doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự là 736,9 tỉ đồng; ước tính chi phí bồi thường là 28,5 tỉ đồng. Tỷ lệ bồi thường chỉ khoảng là 4%.Chuyên gia tài chính Nguyễn Ngọc Tú phân tích, so với các loại hình bảo hiểm khác, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe máy hiện nay là quá thấp, gần như chính sách không phát huy tác dụng. "Với mỗi người, số tiền chi ra để mua bảo hiểm xe máy không lớn nhưng với hàng chục triệu xe máy, số tiền cả nước thu về rất lớn. Đề xuất nên bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc cho dân được nhờ, giảm phiền hà cho người dân, ai thấy cần thiết thì mua", ông Tú nói.Theo ông Cường, trước đây, khi điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, khả năng bồi thường thiệt hại của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy rất hạn chế. Việc quy định bắt buộc loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới là cần thiết để kịp thời khắc phục hậu quả thiệt hại khi tai nạn giao thông xảy ra.Tuy nhiên, đến nay, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, với những vụ tai nạn giao thông ở mức độ ít nghiêm trọng, hòa giải thỏa thuận rất nhanh chóng. Mức tiền bảo hiểm trong các vụ tai nạn như vậy không nhiều, thủ tục thanh toán phức tạp nên rất ít nạn nhân nhận được tiền bảo hiểm trong quá trình điều trị hoặc khi sự việc mới xảy ra. "Thường thì khi nhận được tiền bảo hiểm, sự việc đã được giải quyết xong nên mất đi tính kịp thời và ý nghĩa của loại hình bảo hiểm này", ông Cường nói.Trong trường hợp tai nạn giao thông mà đến mức hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại tính mạng của nạn nhân, hoặc thương tích 61% trở lên, hoặc thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên, vị luật sư cho biết, người vi phạm, gây tai nạn sẽ bị xử lý hình sự. Khi đó, việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là trách nhiệm pháp lý mà không cần phải có thêm cơ chế từ bảo hiểm.Bày tỏ quan điểm đã tới lúc nên xem xét chuyển bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy sang hình thức tự nguyện, ông Cường nhấn mạnh: "Các số liệu thống kê cho thấy, số tiền chi trả cho người được hưởng bảo hiểm chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với số tiền thu được. Nếu không điều chỉnh tỷ trọng này hoặc không chuyển sang thành loại hình bảo hiểm tự nguyện thì tính bất hợp lý ở loại bảo hiểm này vẫn tiếp tục tồn tại".Quy Nhơn: Xác minh clip chém nhau ở P.Thị Nại
Vào thời điểm này, những vườn sầu riêng chín sớm ở miền Tây đã bắt đầu thu hoạch. Nhiều nhà vườn ở Tiền Giang, Bến Tre vui mừng khi giá mua trái cây đã tăng mạnh so với tháng trước. Thương lái thu mua tại vườn giống Ri6 mức 80.000 đồng/kg, tăng khoảng 20.000 đồng/kg so với cuối tháng trước; trong khi đó sầu riêng giống Thái dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg tùy loại, tăng trung bình 50.000 đồng/kg. Một số doanh nghiệp cho biết, thị trường Trung Quốc đã "ăn hàng" trở lại nên hoạt động xuất khẩu có phần thuận lợi hơn nhờ vậy mà giá tăng. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động xuất khẩu vẫn còn rất khó khăn vì phải có giấy kiểm nghiệm sản phẩm không còn tồn dư chất vàng O và cadimi; do vậy, việc thu mua xử lý sau thu hoạch cũng phải chọn lọc và tuân thủ đúng quy định. Theo ông Nguyễn Văn Mười, Phó tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam: Hoạt động xuất khẩu sầu riêng của chúng ta đã khởi sắc trở lại đúng vào thời điểm bà con nhà vườn miền Tây chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch sầu riêng chính vụ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn phập phồng vì quy định kiểm nghiệm chất vàng O và cadimi vì trước đây ngành sầu riêng thế giới đều sử dụng chất vàng O trong việc xử lý sau thu hoạch. Nhưng từ khi các nhà khoa học phát hiện những tác hại của nó thì thế giới chưa có sản phẩm an toàn hơn để thay thế. Cuối tháng 2 vừa qua, tại Chanthaburi (Thái Lan) diễn ra chuỗi sự kiện hội thảo triển lãm về sầu riêng Asean - Trung Quốc, các nước đều có chung mối lo lắng về việc chưa tìm được kỹ thuật, hóa chất nào tốt hơn trong việc xử lý và bảo quản sầu riêng sau thu hoạch. Đây vẫn là mối lo chung của ngành sầu riêng thế giới.
Cuộc thi 'Hoa hậu Thẩm mỹ Việt Nam' 2024 chính thức tuyển sinh trên khắp cả nước
Số lượng và chất lượng tinh trùng suy giảm theo tuổi tác
Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng băn khoăn rằng nếu họ là giáo viên trường công lập, buổi tối họ có đi dạy thêm ở một công ty giáo dục, tình cờ họ lại dạy đúng học sinh trên trường chính khóa của mình, thì họ có vi phạm không? Trả lời các băn khoăn thắc mắc về dạy thêm học thêm này, một chuyên viên Phòng GD-ĐT tại TP.HCM trao đổi với Thanh Niên Online như sau:Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm học thêm (gọi tắt là Thông tư 29) có định nghĩa: "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".Điểm a. Điều 6 của Thông tư 29 cho biết tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (gọi tắt là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện yêu cầu đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Do đó, nhiều người hiểu lầm rằng từ bây giờ các giáo viên muốn tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền, ví dụ như tổ chức nhóm nhỏ dạy 5-7 em, 10-20 em học sinh, là chỉ cần đăng ký kinh doanh và dạy. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ.Điều 4 của Thông tư 29 nêu rõ đâu là những trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm:Như vậy, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Tuy nhiên, việc giáo viên đó tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thì họ cần phải thực hiện các thủ tục khác (phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo mẫu số 03 phụ lục kèm Thông tư 29, được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29) chứ không phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm.Cơ bản rằng, nếu bạn đang là giáo viên các trường công lập thì không bao giờ được phép tự tổ chức dạy thêm, do đó không thể đăng ký kinh doanh để dạy thêm. Giáo viên ở khối ngoài công lập có thể tổ chức dạy thêm học thêm, có thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường.Các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường cần làm gì? Điều 6 của Thông tư 29 nêu rõ: Ngoài việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh cần phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải đảm bảo có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.Nếu một giáo viên thuộc trường công lập, vào các buổi tối, họ có thể làm thêm các công việc ở công ty giáo dục như ở vị trí văn phòng, ghi danh..., miễn là không ảnh hưởng tới thời gian, chất lượng công việc của giáo viên đó tại trường công lập mà người này đang công tác. Tuy nhiên, nếu giáo viên này đi dạy thêm ở công ty giáo dục này, việc dạy thêm lúc này sẽ bị điều chỉnh bởi các quy định đã có trong Thông tư 29 về dạy thêm học thêm.Cụ thể:
Thương hiệu dạy lập trình chất lượng cao chuẩn châu Âu ra mắt tại Việt Nam
Trưa 4.2, các ngân hàng thương mại giảm giá USD từ 100 - 120 đồng sau mức tăng mạnh đầu năm, xuống dưới mức 25.000 đồng/USD. Giá mua đô la Mỹ tại Vietcombank còn 24.990 - 25.020 đồng, trong khi chiều bán ra còn 25.380 đồng. Điểm lạ tại ACB khi mua USD tiền mặt có giá cao hơn mua chuyển khoản, cụ thể mua USD tiền mặt ở mức 25.090 đồng, còn mua chuyển khoản 25.020 đồng. Chiều bán đô của nhà băng này ở mức 25.380 đồng. Tại Vietinbank, giá mua USD cũng giảm xuống 25.020 đồng, bán ra 25.380 đồng. Như vậy, sau mức giá tăng sốc vào ngày 3.2, các ngân hàng đã giảm giá USD.Giá USD dịu lại sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện bơm ròng lượng tiền với khối lượng lớn trên thị trường mở. Tổng lượng tiền bơm ra thị trường trong ngày 3.2 là 28.902 tỉ đồng, trong đó 6 thành viên trúng thầu 15.000 tỉ đồng với kỳ hạn 7 ngày và 6 thành viên trúng thầu 13.902 tỉ đồng ở kỳ hạn 14 ngày. Trong khi đó, lượng tiền hút về của nhà điều hành là 1.400 tỉ đồng đối với kỳ hạn 7 ngày. Lãi suất trúng thầu cả chiều bơm và hút tiền ở mức 4%/năm. Như vậy, trong phiên giao dịch đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 27.502 tỉ đồng.Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh giảm nhẹ 5 đồng, chiều mua vào còn 25.635 đồng, bán ra 25.735 đồng. Giá USD tự do đã tăng 130 đồng trong 1 tuần trở lại đây. Đô la Mỹ trên thị trường thế giới đã giảm trở lại sau khi tăng lên gần mức cao nhất trong vòng 3 tuần qua. Chỉ số USD - Index từ mức 109,77 điểm xuống 108,43 điểm và lên lại mức 108,79 điểm. Đồng USD giảm giá sau khi Tổng thống Mỹ ông Donald Trump hoãn áp thuế đối với Canada và Mexico.