Nhiều người khổ sở vì nạn giả mạo này...
Theo đó, Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM được Bộ GD-ĐT đồng ý tại quyết định số 2418/QĐ-BGDĐT ngày 5.9.2024. Việc ra mắt Phân hiệu Gia Lai vào đầu năm 2025 thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Tây nguyên.GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhấn mạnh: "Phân hiệu Gia Lai không chỉ là một cơ sở đào tạo mới mà còn là biểu tượng cho cam kết của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đồng hành cùng sự phát triển của Tây nguyên. Chúng tôi mong muốn kiến tạo một môi trường giáo dục tiên tiến, ươm mầm tri thức, đào tạo ra những thế hệ nhà giáo tâm huyết, giỏi chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực".Tây nguyên là khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc thiếu hụt đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Việc thành lập Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ góp phần giải quyết vấn đề này, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho khu vực.Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tập trung vào đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt giáo viên, đặc biệt là giáo viên chất lượng cao tại khu vực. Đồng thời, Phân hiệu Gia Lai sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học sinh, sinh viên tại Gia Lai và các tỉnh lân cận, tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển. Phân hiệu cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế của giáo dục khu vực.Công đoàn TP.HCM tập trung chăm lo Tết Nguyên đán 2024 cho người lao động
Theo nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Dương về thành lập Sở Xây dựng (trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng), sau đó UBND tỉnh đã quyết điều động, bổ nhiệm Ban giám đốc Sở Xây dựng gồm 8 người.Cụ thể, bổ nhiệm ông Huỳnh Anh Minh (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GT-VT) làm giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương. Ngoài ra, còn 7 phó giám đốc, gồm: ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh, ông Bồ Kỹ Thuật, ông Nguyễn Vĩnh Toàn, ông Trần Sĩ Nam (cùng là Phó giám đốc Sở Xây dựng cũ); ông Nguyễn Hữu Tuấn; ông Nguyễn Chí Hiếu và ông Nguyễn Thanh Thuận (cùng là Phó giám đốc Sở GT-VT cũ).Thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường (hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT), UBND tỉnh Bình Dương điều động, bổ nhiệm ban giám đốc sở này gồm 7 người.Cụ thể, ông Phạm Văn Bông (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN-PTNT) được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Các phó giám đốc gồm: ông Hồ Trúc Thanh, ông Lê Thanh Tâm và ông Võ Thành Giàu (cùng là Phó giám đốc Sở NN-PTNT); bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, ông Phạm Xuân Ngọc và bà Nguyễn Thị Bích Thủy (cùng là Phó giám đốc Sở TN-MT).Sở Tôn giáo và Dân tộc mới thành lập (trên cơ sở tổ chức lại Ban Tôn giáo và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc từ Văn phòng UBND tỉnh). Ban giám đốc gồm có 3 người.Cụ thể, ông Trịnh Đức Tài (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tôn giáo và Dân tộc. Các phó giám đốc gồm: ông Thái Trần Quốc Bảo (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh) và ông Nguyễn Khánh Toàn (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Bình Dương).Các sở còn lại gồm Sở Tài chính Bình Dương có 1 giám đốc và 6 phó giám đốc; Sở Nội vụ gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc; Sở KH-CN có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
Những sự cố phổ biến nhất của iPhone
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".
Ghi nhận của PV Thanh Niên trưa 29 tết tại chợ hoa trên đường Trần Hưng Đạo (Q.Thuận Hóa, TP.Huế), rất nhiều nhà vườn vẫn còn số lượng lớn chưa bán hết. Trời mưa, nên cảnh buôn bán tại đây thêm phần ảm đạm.Khác với cảnh nhộn nhịp ngoài đường, một số thương lái người miền Bắc đang đối mặt với số lượng lớn hoa ế ẩm.Anh Lê Văn Trác (45 tuổi, người dân ở làng đào Nam Mỹ, xã Nam Điền, H.Nam Trực, Nam Định) vượt hơn 600 km vào Huế để bán hoa đào dịp Tết Nguyên đán này. Đây là năm thứ 13 anh chọn Huế làm điểm kinh doanh hoa tết, cũng là năm anh bán hàng ế ẩm nhất."Năm ngoái đã tệ, năm nay bão lũ mất mùa nhưng thị trường càng tệ hơn, người dân trả giá rẻ lắm. Tôi bỏ vốn 300 triệu đồng nhưng đến giờ chỉ thu được 200 triệu đồng, còn khoảng 150 chậu nữa chưa bán. Chiều nay 5 giờ là tôi lên tàu để về quê nhưng vẫn quyết tâm giữ giá, nếu có lỗ chỉ lỗ 50.000 đồng/chậu chứ rẻ hơn thì không thể bán. Nếu còn thừa sẽ chặt vứt hết, không thể phá giá để tạo thông lệ xấu năm sau người dân chờ 30 tết mới đi mua hoa ép giá thương lái", anh Trác nói.Cạnh hàng anh Trác, hàng quất của anh Lê Tân (27 tuổi, trú tại Kim Long, TP.Huế) cũng rơi vào cảnh ế ẩm khi còn hơn 50% số lượng quất trong vườn. Ban đầu, anh dự kiến bán ra thị trường với giá 800.000 đồng – 1,1 triệu đồng/chậu, tuy nhiên khi hạ giá hơn một nửa để chống "lỗ" vẫn bị người mua ép giá, mặc cả."Giá thấp quá không đủ tiền vận chuyển, thuê chỗ, rồi công bốc vác. Ba năm dịch gần đây năm nào đi buôn cũng không có lãi, bây giờ chấp nhận bán lỗ vì còn 50% cây tại vườn", anh Tân nói.Theo một số người dân đi mua hoa tết, không phải ai cũng thực sự ép giá.Thói quen mua hoa và cây cảnh ngày cuối cùng của năm không phải là muốn mua được giá rẻ mà họ đợi sát ngày mới chọn được cây có dáng ưng ý, hoa nở đúng thời điểm.Chị Hà Thị Ánh Nguyệt (34 tuổi, người dân H.Phú Vang, TP.Huế) vui vẻ sau khi lựa được một chậu hoa đào nở ưng ý. "Cả gia đình tôi đều chỉ được nghỉ từ ngày 28 tết, mất 1 ngày để dọn dẹp nhà cửa và chợ búa. Đến hôm nay mới có thời gian thư thả cùng nhau đi dạo phố, chọn hoa. Tôi không trả giá vì biết hôm nay thương lái đã bán giá rẻ lắm rồi", chị Nguyệt nói.
Nên làm gì để tránh ‘cháy da’ ngày nắng?
Sáng 17.3, ông Trần Quang Thi (53 tuổi, trú tại H.Vĩnh Linh, Quảng Trị), chủ nhà xe Huệ Thi (có địa chỉ tại tỉnh Quảng Trị) cho biết đã tạm cho nghỉ việc một tài xế sau khi xác minh việc tài xế này có hành vi gây gổ, đánh một nhân viên nhà xe tại Quảng Bình.Cụ thể, vào chiều qua 16.3, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông mặc áo xanh leo lên xe và đánh vào mặt một phụ xe. Đoạn video khiến cộng đồng mạng bức xúc về cách hành xử của người đàn ông mặc áo xanh.Sau khi xác minh, ông Thi cho biết vụ việc xảy ra vào lúc 13 giờ 25 phút ngày 16.3, người đàn ông áo xanh là P.Q.T (42 tuổi, tài xế của nhà xe Huệ Thi). Do mâu thuẫn về việc đón khách nên khi cả hai xe đi qua địa phận TT.Hồ Xá (H.Vĩnh Linh), xe khách của nhà xe Huệ Thi vượt lên và chặn đầu xe khách Quảng Bình.Sau đó, ông T. cùng một phụ xe khác của nhà xe Huệ Thi chạy về phía xe khách Quảng Bình để nói chuyện với nhân viên ở xe khách Quảng Bình. Sau đó, không giữ được bình tĩnh, ông T. dùng tay đánh một cái vào mặt phụ xe Quảng Bình.Sau khi nắm rõ vụ việc, ông Thi đã tạm cho ông P.Q.T nghỉ việc, đồng thời gọi điện cho chủ xe khách Quảng Bình xin lỗi và phối hợp để làm rõ vụ việc.Hiện tại, vụ việc đang được lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị xác minh và xử lý theo quy định.