'Thần sấm' Chris Hemsworth hiếm hoi chia sẻ về gia đình
Ngày 28.2, TAND tỉnh Cà Mau xác nhận, đã tổ chức phiên họp công khai chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án hành chính giữa ông H.A.T (42 tuổi, ngụ xã Tân Thành, TP.Cà Mau) và UBND TP.Cà Mau. Ông H.A.T là chủ "tòa nhà đẹp nhất Cà Mau".Vụ việc xoay quanh quyết định hành chính buộc ông T. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và nộp khoản tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất hơn 8,3 tỉ đồng.Theo nội dung đơn khởi kiện, ông T. cho biết, tháng 8.2021, vợ chồng ông xây dựng nhà tại xã Tân Thành, TP.Cà Mau. Công trình có diện tích xây dựng thực tế 580 m2, gồm nhà chính rộng 230 m2 và nhà phụ 350 m2, nằm trên phần đất thuộc quyền sở hữu của hai vợ chồng. Cụ thể, bà K.T đứng tên thửa đất có diện tích 1.650,1 m2, ông T. đứng tên thửa đất rộng 1.659 m2. Khi hoàn thiện công trình, vợ chồng ông T. đã thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp thuế xây dựng gần 27,4 triệu đồng.Ngày 17.9.2024, UBND TP.Cà Mau ban hành Quyết định số 407/QĐ-UBND, trong đó yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng 2.141,7 m2 đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở nông thôn. Cơ quan thuế sau đó xác định số tiền thuế phải nộp (gồm lệ phí trước bạ nhà, đất) hơn 42 triệu đồng và tiền sử dụng đất hơn 8,3 tỉ đồng.Ông T. không đồng ý với quyết định trên, cho rằng diện tích ông sử dụng để xây dựng nhà ở chỉ là 580 m2, trong khi đó phần diện tích còn lại vẫn được sử dụng làm ao nuôi cá và trồng cây, không có công trình xây dựng kiên cố. Việc UBND TP.Cà Mau buộc ông phải chuyển đổi toàn bộ 2.141,7 m2 sang đất ở nông thôn và nộp số tiền như trên là bất hợp lý, vượt quá khả năng tài chính của gia đình ông.Bên cạnh đó, ông T. nhấn mạnh rằng, Quyết định số 407/QĐ-UBND của UBND TP.Cà Mau vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ ông. Bởi lẽ, bà K.T đứng tên 1 thửa đất, nhưng các quyết định liên quan đến phần đất này đều "tước" đi quyền tham gia của bà. Các quyết định, công văn và thông báo chỉ có tên ông T., không có tên bà K.T, là vi phạm đến quyền tài sản hợp pháp của bà K.T.Đại diện của ông T. khẳng định: "Theo nguyên tắc pháp luật, bất kỳ quyết định hành chính nào ảnh hưởng đến tài sản của một cá nhân thì phải có sự tham gia của người đó. Trong trường hợp này, toàn bộ quyết định liên quan đến quyền sử dụng đất chỉ nhắc đến ông H.A.T mà không có tên bà K.T, mặc dù phần đất này thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng. Điều này là vi phạm nguyên tắc cơ bản về bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân".Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo UBND TP.Cà Mau cho biết, chờ tòa án phán quyết và vị này không phát biểu gì thêm.Như Thanh Niên thông tin, TAND tỉnh Cà Mau thụ lý vụ án khiếu kiện quyết định hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai, do ông H.A.T khởi kiện.Ông H.A.T yêu cầu TAND tỉnh Cà Mau giải quyết các nội dung: Hủy Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 17.9.2024 của UBND TP.Cà Mau; Công văn số 5453/UBND-TNMT ngày 22.11.2024 của Chủ tịch UBND TP.Cà Mau; Quyết định số 7309/QĐ-SĐBSHB ngày 15.11.2023 của Chủ tịch UBND TP.Cà Mau; Thông báo số LTB2482301 -TKOOO15-2024/TB-CCT và Thông báo số LTB2482301-TK00016- 2024/TB-CCT của Chi cục Thuế khu vực II. Buộc UBND TP.Cà Mau thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật liên quan đến việc cho vợ chồng ông H.A.T chuyển mục đích sử dụng từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở nông thôn diện tích 580 m2 trên phần đất đã xây dựng nhà.Theo thông báo thụ lý vụ án, người bị kiện là Chủ tịch UBND TP.Cà Mau, Chi cục Thuế khu vực II.Trước đó, cuối năm 2022, cơ quan chức năng TP.Cà Mau phát hiện "tòa nhà đẹp nhất Cà Mau" xây dựng trái phép trên đất quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Ngày 9.1.2023 UBND TP.Cà Mau có Quyết định số 82 xử phạt hành chính chủ tòa nhà là ông H.A.T.Theo quyết định xử phạt, ông T. có hành vi vi phạm chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và xử phạt 22,5 triệu đồng, buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.Đến ngày 15.11.2023, Chủ tịch TP.Cà Mau ban hành Quyết định 7309 sửa một phần Quyết định 82, không buộc khôi phục hiện trạng mà thay bằng biện pháp "thực hiện thủ tục về đất đai", tức chuyển mục đích sử dụng đất từ nuôi trồng thủy sản sang đất ở theo hiện trạng đã xây dựng công trình vừa bị xử phạt.Ngày 17.9.2024, UBND TP.Cà Mau ban hành Quyết định số 407 cho phép ông H.A.T chuyển đổi mục đích sử dụng đất diện tích 2.147,7 m2 tại xã Tân Thành, TP.Cà Mau (sau khi đo đạc là 2.147,7m2 chứ không phải 2.261,58 m2 như quyết định xử phạt trước đó).9 món ăn 'đế vương' siêu đắt, giá cao nhất gần tỉ đồng
"Tôi sẽ từ chức lãnh đạo đảng và từ chức thủ tướng sau khi đảng chọn ra nhà lãnh đạo tiếp theo thông qua một quá trình cạnh tranh toàn quốc mạnh mẽ. Đất nước này xứng đáng có một sự lựa chọn thực sự trong cuộc bầu cử tiếp theo", ông Trudeau nói.Quyết định từ chức của ông sẽ mở ra cuộc cạnh tranh trong đảng Tự do để chọn người kế nhiệm, đồng thời là ứng viên sẽ đối đầu với đảng Bảo thủ đối lập trong kỳ tổng tuyển cử năm nay.Ông Justin Trudeau là một trong những thủ tướng nổi tiếng nhất của Canada, đã được bầu vào năm 2015 với đa số phiếu bầu áp đảo của đảng Tự do tại Quốc hội. Là một trong những nhà lãnh đạo trẻ nhất của đất nước, ông Trudeau nhanh chóng trở thành hình mẫu cho các giá trị tiến bộ của Canada trên trường quốc tế. Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ ông Trudeau đã giảm trong 2 năm qua, khi cử tri bất mãn trước tình hình giá nhà tăng vọt. Các cuộc thăm dò chỉ ra dù người kế nhiệm ông Trudeau trong đảng Tự do cầm quyền có là ai, đảng này cũng nhiều khả năng thất bại trước đảng Bảo thủ trong kỳ bầu cử sắp tới, do ông Pierre Poilievre dẫn đầu.Hiện nay, chính quyền của Thủ tướng Trudeau đang đối mặt với nhiều thách thức, kể cả nhân sự và việc triển khai chính sách. Gần đây, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland ngày 16.12 đột ngột từ chức chỉ vài giờ trước khi dự kiến trình bày báo cáo kinh tế mùa thu của Chính phủ. Bà Freeland nêu rõ nguyên nhân sâu xa của việc từ chức là do bất đồng quan điểm về định hướng phát triển đất nước.
Ngôi chùa nuôi trẻ khuyết tật và mồ côi
Phái đoàn Ngoại giao Mỹ ở Việt Nam hôm 10.3 công bố chương trình IAPP do cơ quan này phối hợp thực hiện với Bộ GD-ĐT Việt Nam và Viện Giáo dục quốc tế Mỹ, kéo dài 5 ngày từ 31.3 - 4.4. Theo đó, hơn 40 lãnh đạo cấp cao từ 21 ĐH Mỹ sẽ tham gia chuyến khảo sát nhằm thiết lập các mối quan hệ hợp tác mới, đồng thời tăng cường hợp tác học thuật với các đối tác Việt Nam.Theo thông cáo từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, phái đoàn giáo dục ĐH đại diện cho các cơ sở giáo dục công lập và tư thục của Mỹ tại 17/50 bang, bao gồm các ĐH nghiên cứu và CĐ cộng đồng. Đoàn sẽ tìm hiểu hệ thống giáo dục ĐH của Việt Nam thông qua các chuyến thăm trường, sự kiện kết nối cũng như những cuộc gặp gỡ với các bên liên quan trong chính phủ và khu vực tư nhân.Trong số các trường ĐH Mỹ tới Việt Nam có Stanford và Duke, lần lượt xếp hạng 6 và 27 thế giới trên bảng xếp hạng năm 2025 của tổ chức Times Higher Education. Còn lại, một số ĐH như Washington tại St.Louis, Rutgers, Connecticut, Massachusetts Amherst, Illinois Urbana-Champaign thì nằm trong tốp 100 ĐH quốc gia hàng đầu Mỹ, theo bảng xếp hạng năm 2025 của tổ chức US News & World Report.Về phía phái đoàn Việt Nam, nhiều ĐH công lập hàng đầu cũng tham gia, như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, các trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM, đi cùng đó là một số cái tên tư thục nổi bật là Trường ĐH VinUni, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn...Danh sách các trường Mỹ và Việt Nam tham gia IAPP như sau:Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Marc E. Knapper cho biết IAPP được tổ chức không chỉ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ mà còn là minh chứng cho việc Mỹ thực hiện các cam kết trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Bằng cách kết nối các trường ĐH hàng đầu của cả hai quốc gia, chúng ta đang mở ra những cơ hội mới để sinh viên và nhà nghiên cứu hai nước phát triển mạnh mẽ, theo ông Knapper."Nhà nghiên cứu từ hai nước có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) và xây dựng các chương trình đào tạo cho sinh viên", Chủ tịch Viện Giáo dục quốc tế Jason Czyz, chia sẻ.
Việc làm này cho phép Huawei vượt qua các hạn chế xuất khẩu mà chính phủ Mỹ áp đặt từ năm 2019, vốn ngăn hãng mua linh kiện từ TSMC. Giờ đây, TSMC tiếp tục phát hiện ra một công ty khác đến từ Singapore có hoạt động tương tự.Theo tờ South China Morning Post, TSMC đã buộc phải cắt đứt quan hệ với PowerAIR của Singapore. Báo cáo cho biết, cuộc điều tra về các tương tác giữa TSMC và một nhà thiết kế chip ít tên tuổi ở Singapore cho thấy có khả năng PowerAIR vi phạm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Cuộc điều tra này được TSMC tiến hành sau khi phát hiện việc PowerAIR tăng tốc cung cấp chip cho Huawei nhằm lách lệnh trừng phạt của Mỹ.TSMC đã nhiều lần khẳng định không có ý định hỗ trợ Huawei và cam kết tuân thủ các quy định của Mỹ về kiểm soát xuất khẩu. Các hạn chế xuất khẩu từ Mỹ là lý do khiến Huawei mất quyền truy cập vào các công nghệ tiên tiến từ các nhà sản xuất chip toàn cầu, buộc họ phải phụ thuộc vào SMIC của Trung Quốc - công ty cũng đang chịu lệnh trừng phạt từ Mỹ. Huawei trước đó tuyên bố không nhận được bất kỳ chip nào từ TSMC kể từ khi bị trừng phạt vào năm 2020.Năm ngoái, Sophgo và công ty mẹ Bitmain khẳng định không có mối quan hệ nào với Huawei và coi những nghi ngờ từ TSMC và phía Mỹ là không có căn cứ. Về phần mình, đại diện của PowerAIR chưa đưa ra bình luận về vấn đề.
Ô tô con bị xe tải đâm và ‘bài học nhớ đời’ cho tài xế
Công ty đã đưa ra những giải pháp vừa tạo tác động tích cực môi trường, vừa thúc đẩy phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương, góp phần xây dựng một tương lai xanh hơn, mang lại giá trị lâu dài cho môi trường và xã hội.Một trong những biểu tượng tiêu biểu cho chiến lược phát triển bền vững của NESTLÉ tại Việt Nam là nhà máy sản xuất hiện đại NESTLÉ Trị An, minh chứng rõ nét việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất. Tại đây, NESTLÉ đã áp dụng các giải pháp tiên tiến như biến bã cà phê thành nhiên liệu sinh khối, gạch không nung và phân vi sinh, giảm phát thải CO₂, và tuần hoàn nước trong sản xuất. Các sáng kiến này giúp giảm thiểu ô nhiễm và giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường bền vững. Đặc biệt, từ năm 2015, 100% nhà máy của NESTLÉ Việt Nam đã đạt mục tiêu không rác thải chôn lấp. Hiện các loại rác thải trong quá trình sản xuất được đưa về kho tái chế và phân loại.Bên cạnh đó, chương trình NESCAFÉ Plan của NESTLÉ tiếp tục mở rộng chiến lược bền vững, trong sản xuất và nông nghiệp, giúp người trồng cà phê cải thiện kỹ thuật canh tác, tiết kiệm nước, giảm hóa chất, và tăng năng suất cây trồng. Đến nay, dự án NESCAFÉ Plan đã hỗ trợ 16.000 hộ canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C, giúp các nông hộ giảm 40 - 60% lượng nước tưới, giảm 20% lượng phân bón hóa học, đồng thời tăng 30 - 100% thu nhập nhờ áp dụng mô hình xen canh hợp lý, cũng như giảm lượng phát thải carbon trên mỗi ký cà phê xanh thu hoạch được.Những sáng kiến này giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải thiện sinh kế cho cộng đồng nông dân, hỗ trợ người dân chuyển dịch nông nghiệp tái sinh, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Đặc biệt, việc nâng cao chất lượng cà phê và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế đã giúp cà phê Việt Nam phát triển bền vững hơn trên thị trường toàn cầu.NESTLÉ còn áp dụng nhiều sáng kiến để giảm phát thải trong thiết kế và sản xuất, đặt mục tiêu trên 95% bao bì nhựa của tập đoàn được thiết kế để tái chế đến năm 2025, với tham vọng hướng đến 100% bao bì có thể tái chế và tái sử dụng.NESTLÉ Việt Nam cũng đã phối hợp các đối tác để tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) trong chuỗi cung ứng của mình. Các hoạt động này tập trung vào đào tạo, kiểm đếm và đo lường phát thải khí nhà kính, giúp DN từng bước cắt giảm lượng khí thải và nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế."Với tầm nhìn trở thành công ty toàn cầu gắn kết địa phương và tiên phong trong phát triển bền vững, NESTLÉ đặt các mục tiêu và đưa ra các giải pháp đổi mới cho chính mình, và còn mong muốn truyền cảm hứng và hỗ trợ cộng đồng DN cùng hướng tới tương lai xanh, đóng góp vào các cam kết chung của Việt Nam", ông Binu Jacob, Tổng giám đốc NESTLÉ Việt Nam cho biết.Các nỗ lực này thể hiện trách nhiệm của NESTLÉ đối với chương trình hành động cụ thể nhằm hướng đến tương lai xanh của quốc gia; mở rộng ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, hướng tới xây dựng một xã hội xanh, sạch và bền vững hơn.