Những thiết lập cần thay đổi sau khi cài đặt iOS 17.3
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.Trung Quốc tập trận bắn đạn thật gần biên giới Myanmar
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.
Giá xăng dầu hôm nay 12.4.2024: Tăng trở lại
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, ca khúc Năm qua đã làm gì do Noo Phước Thịnh trình bày lại được người người nhà nhà nhắc nhớ. Anh cũng được nhiều người gọi là “ông hoàng nhạc xuân” và đối với Noo Phước Thịnh, đây là một điều may mắn, nó thể hiện tình yêu thương của khán giả dành cho anh. Noo Phước Thịnh là thế hệ ca sĩ cùng thời với Đông Nhi, Ông Cao Thắng, Ngô Kiến Huy, Hoàng Thùy Linh, Minh Hằng… Sau 15 năm ca hát, Noo Phước Thịnh vẫn giữ được độ hot của mình. Thậm chí, trong thời gian gần đây, anh còn khiến khán giả thích thú vì thoải mái thể hiện cá tính và nhiệt tình giao lưu trong mỗi lần đi diễn. Bên cạnh đó, hội bạn thân “gia đình văn hóa” của Noo Phước Thịnh cũng nhận được sự yêu mến của mọi người.
Tấm HCV SEA Games không còn là ám ảnh của thế hệ U.22, khi HLV Park Hang-seo đã giúp bóng đá trẻ VN phá giải lời nguyền vào năm 2019 với chức vô địch SEA Games 30. Sau đó 3 năm, U.22 VN bảo vệ thành công ngai vàng ở SEA Games 31 với thành tích 6 trận bất bại. Mạch trận không thua của các cầu thủ trẻ VN kéo dài 17 trận xuyên suốt 4 năm, chỉ dừng lại ở bán kết SEA Games 32 năm 2023, khi U.22 VN thua U.22 Indonesia.Nhìn chung, vị thế bóng đá trẻ VN đã khác rất nhiều. Ngôi á quân U.23 châu Á năm 2018, tấm vé dự U.20 World Cup 2017… là minh chứng cho sự vươn mình của một nền bóng đá. Liên tục những ngọc quý được tôi luyện trong giai đoạn 2013 đến nay, đã góp phần tạo nên thế hệ Thường Châu đầy tiềm năng, đưa đội tuyển VN bứt phá ở giai đoạn 2018 - 2022. Với bóng đá VN, năng lực của lứa U.22 dường như có vai trò báo hiệu tương lai. Có lứa trẻ chất lượng, đội tuyển VN có nền tảng để vươn lên, và ngược lại.Tuy nhiên, không thể đòi hỏi lứa U.22 VN nào cũng chất lượng. Thất bại ở SEA Games 32 là ví dụ, khi dàn cầu thủ trong tay HLV Philippe Troussier bị đánh giá là non kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Nhà cầm quân người Pháp đã nỗ lực "bồi bổ" cho học trò bằng các chuyến tập huấn, đấu giao hữu, cùng việc chỉnh sửa triệt để các lỗi về kỹ chiến thuật và tư duy chơi bóng. Dù vậy, U.22 VN không thể chuyển mình chỉ trong vài tháng, khi hầu hết cầu thủ trẻ đều thiếu sự dạn dày, va chạm để đối diện khó khăn.Đây là ngọn núi U.22 VN của HLV Kim Sang-sik phải vượt qua ở SEA Games 33. Vì xét cho cùng, lứa trẻ trong tay thầy Kim lúc này có rất nhiều sự tương đồng với thời HLV Troussier. Trong số 13 cầu thủ U.22 từng dự vòng chung kết U.23 châu Á 2024, chỉ có 3 cầu thủ gồm Nguyễn Thái Sơn (11 trận, 990 phút), Bùi Vĩ Hào (11 trận, 907 phút) và Khuất Văn Khang (10 trận, 703 phút) có trên 10 trận ra sân ở V-League. Phần còn lại chia thành 2 nhóm: dự bị ở V-League, hoặc đá chính ở giải hạng nhất. Cũng chỉ có Vĩ Hào là gương mặt U.22 duy nhất chen chân được vào đội hình chính ở đội tuyển VN trong tối thiểu 4 trận tại AFF Cup 2024.HLV Kim Sang-sik hiểu rõ gian truân ở U.22 VN sẽ lớn hơn đội tuyển quốc gia. Bởi thay vì tận dụng nền tảng con người kinh nghiệm mà người tiền nhiệm để lại, ông Kim phải tự mình tìm kiếm nhân tố mới. Ông chia sẻ với Thanh Niên: "Tôi sẽ chăm chỉ đến sân để phát hiện cầu thủ trẻ. Họ là tương lai bóng đá VN". Rất có thể tại SEA Games 33, ông Kim không bị buộc phải có HCV. Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) sẽ chốt sớm chỉ tiêu với HLV người Hàn Quốc, nhiều khả năng chỉ yêu cầu U.22 VN có mặt tại trận chung kết. Song ông Kim nhấn mạnh luôn muốn bước vào mọi giải đấu với mục tiêu chiến thắng và vô địch. Cựu chiến lược gia CLB Jeonbuk Hyundai Motors có tham vọng riêng và quãng thời gian còn lại (9 tháng) là đủ để ông chuẩn bị cho chuyến phiêu lưu khó khăn, nhưng cũng đầy thú vị.Theo bình luận viên Vũ Quang Huy, vô địch SEA Games không còn là chuyện phải có với U.22 VN, nhưng hãy cứ mạnh dạn đặt mục tiêu cao nhất bởi đây là kích thích để các cầu thủ trẻ cố gắng chuyển mình."Tại SEA Games 33, U.22 VN sẽ gặp nhiều đối thủ mạnh. U.22 Thái Lan rất tiềm năng, với nhiều gương mặt được ông Masatada Ishii bồi dưỡng ở đội tuyển quốc gia. U.22 Indonesia cũng lợi hại, khi nhiều cầu thủ trẻ đã lộ diện tại AFF Cup 2024, giúp đội tuyển Indonesia chỉ thua 0-1 trước VN ở vòng bảng. Ngoài ra, còn có Singapore, Malaysia hay Campuchia. Có người cho rằng U.22 VN hiện tại chưa đủ mạnh, còn thiếu kinh nghiệm, nhưng nên hiểu rằng bóng đá trẻ luôn biến động không ngừng và chúng ta có thể tận dụng sự khó lường ấy để tạo lợi thế cho mình.Tôi nhận thấy ở những năm có SEA Games, các cầu thủ trẻ VN nói riêng và bóng đá trẻ VN nói chung luôn rất tập trung, có định hướng và mục tiêu để vượt qua giới hạn rõ ràng. Tôi lạc quan với lứa trẻ của HLV Kim Sang-sik, do nhiều cầu thủ như Văn Cường, Quốc Việt, Văn Trường, Văn Khang… có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển VN và từng dự SEA Games 32. Hai năm trước, nòng cốt đá SEA Games của U.22 VN thực tế là lứa U.20. Họ đã có thêm thời gian mài giũa để năm nay trở lại mạnh mẽ hơn. Ngoài ra còn có những phát hiện như Đình Bắc, Nguyên Hoàng… Trong tay ông Kim Sang-sik là bản danh sách 50 cầu thủ trẻ tiềm năng, và ông sẽ thử nghiệm, rèn giũa học trò ở các đợt tập trung tới", ông Huy đánh giá.
Người đàn ông đỗ ô tô giữa đường để... đi chợ: Dân mạng phẫn nộ!
Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, Việt Nam vẫn giữ vững cục diện đất nước hòa bình, ổn định và phát triển. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí đã nhấn mạnh: "Việt Nam được dư luận quốc tế coi là một trong những điểm sáng của khu vực".Phó thủ tướng cho biết, trong năm 2024, Việt Nam đã tiến hành tổng cộng 60 hoạt động đối ngoại, trong đó có 21 chuyến thăm tới các nước và tham dự các hội nghị đa phương; đón 25 đoàn lãnh đạo các nước thăm Việt Nam, ký kết mới hơn 170 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực có nhu cầu và lợi ích.Trong năm nay Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Úc, Pháp, Malaysia, nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược với Brazil, thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Mông Cổ và UAE. Bên cạnh đó, với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, Việt Nam đã chính thức có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước châu Phi, nâng các nước có quan hệ ngoại giao lên 194 nước"Các hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", ông Sơn khẳng định.Chia sẻ về đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, đối ngoại đóng vai trò quan trọng, định vị Việt Nam thuận lợi trong dòng chảy của thời đại và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phục vụ cho sự vươn mình của đất nước."Yếu tố bảo đảm cho sự vươn lên của dân tộc là môi trường chiến lược hòa bình, hữu nghị, hợp tác thuận lợi cho phát triển. Do đó nhiệm vụ của đối ngoại là làm thế nào củng cố, giữ vững cục diện này vững vàng trước các biến động, tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới", Phó thủ tướng nhấn mạnh.Bên cạnh đó, đối ngoại có thể đóng vai trò kiến tạo, động lực, mở ra các cơ hội mới cho đất nước vươn mình. Trong đó đối ngoại đóng vai trò kết nối nội lực với ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.'Việt Nam có khả năng, điều kiện tham gia nhiều hơn nhưng cũng được kỳ vọng đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, phát triển và giải quyết các vấn đề chung của nhân loại, góp phần xây dựng và bảo vệ trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế", Phó thủ tướng khẳng định.Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn chia sẻ thêm, tầm vóc lịch sử và văn hóa, vị thế chính trị và kinh tế của đất nước tạo điều kiện cho việc phát huy "sức mạnh mềm" của dân tộc. Đồng thời, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới đòi hỏi cần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao ngày càng toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế chung của đất nước dù kinh tế thế giới còn trong giai đoạn khó khăn.Trong năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc kỷ lục mới hơn 800 tỉ USD; Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới; đón hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 11 tháng đầu năm, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023.Bên cạnh đó, theo Phó thủ tướng, gần 6 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia là bộ phận không thể tách rời của dân tộc.Nguồn đầu tư, kiều hối, tri thức của kiều bào thực sự là những nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước với 421 dự án FDI và tổng vốn đăng ký 1,72 tỉ USD tại 42/63 tỉnh, thành; nguồn kiều hối dự báo đạt 16 tỉ USD năm 2024.