Nền ẩm thực Việt Nam đứng thứ 22 thế giới
Như thế, nghệ thuật bài chòi có lẽ thịnh nhất ngay từ thời Trấn Quốc công Bùi Tá Hán (nửa đầu thế kỷ 16) lãnh đạo người Việt cùng người bản địa khai phá và canh tân miền Trung. Bài chòi có thể theo chân những binh lính và lưu dân người Việt vào lập nghiệp ở miền này, nhưng đối tượng phục vụ của nó gồm cả người dân Việt và người dân Chàm. Đây có thể coi là một hình thức nghệ thuật diễn xướng đậm chất Việt, nhưng được thử thách và tồn tại ở ngay mảnh đất mà ban đầu nghệ thuật của người Chàm giữ vị trí quan trọng.Nhộn nhạo thị trường pháo dịp tết: Rao bán đầy rẫy mạng xã hội
Chương trình Vợ chồng son tập 598 với sự tham gia của Lê Thanh Thư (27 tuổi, kinh doanh spa tại Bình Định). Sự xuất hiện một mình của cô khiến MC Thanh Vân Hugo, Quốc Thuận bối rối. Bởi theo format, chương trình là không gian trò chuyện, chia sẻ của các đôi vợ chồng. Khi Quốc Thuận hỏi lý do Thanh Thư một mình tham gia chương trình, cô nghẹn ngào tâm sự: "Bạn tôi đã mất được 5 năm rồi". Theo đó, chồng của Thanh Thư là Hùng Anh, đã qua đời cách đây 5 năm vì tai nạn giao thông, để lại cô cùng hai con nhỏ. Tại chương trình, cô gái 27 tuổi nghẹn ngào trải lòng về những ký ức tình yêu và hôn nhân của mình với người chồng đã khuất. Thanh Thư cho biết, cô và Hùng Anh quen nhau khi cùng đi làm thêm và kết hôn chỉ sau 6 tháng tìm hiểu. "Tôi ấn tượng về bạn ấy là nghèo, nhìn hiền lành. Bạn quê ở Kon Tum, đi làm thêm và ở trọ tại Quy Nhơn. Bạn cũng có xe nhưng ít khi đi, tôi thường hay ghé để chở đi làm cùng, rồi đi chơi chung và nảy sinh tình cảm. Thời điểm đó tôi chỉ mới 21 tuổi, cả hai chưa yêu nhưng vì có bầu mà cưới. Sau này khi cưới rồi, về ở với nhau thì mới bắt đầu thương nhau", Thanh Thư bộc bạch.Thanh Thư kể thêm, cả hai kết hôn vì có thai song trước ngày cưới, cô lại phát hiện bị sảy thai. Dù vậy, đám cưới vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch, được tổ chức tại Quy Nhơn và sau đó tổ chức thêm một lễ cưới ở quê chồng. Cô thừa nhận, thời điểm đó vì cả hai đều còn khá trẻ nên thường xuyên xảy ra tranh cãi, mẹ phải đứng ra giảng hòa. Đến khi cô mang thai đôi hai bé gái, tình cảm giữa hai người dần trở nên gắn bó hơn. "Quá trình mang thai rồi sinh con, tôi mới dần thương bạn vì sự chu đáo, quan tâm vợ con. Lúc mới sinh, tôi không có đủ sữa, bạn đi vòng quanh khoa sản để xin sữa về cho con. Đến khi về nhà, bạn cũng theo mẹ tôi đi xin sữa khắp nơi. Tôi thương bạn từ những lúc bạn chăm con. Nhưng đến khi con được 14 tháng tuổi thì bạn mất", cô chia sẻ.Sự ra đi đột ngột của chồng là cú sốc lớn đối với Thanh Thư, khiến cô trở nên lãnh cảm, tính tình cáu gắt, khó chịu với mọi người. Cô thừa nhận bản thân luôn phải tạo ra vỏ bọc mạnh mẽ, cố gắng gượng dậy dù trong lòng đau đớn. Thanh Thư nghẹn ngào: "Sau sự việc đó, gia đình vì tôi mà quyết định bán nhà để chuyển chỗ ở. Đoạn đường bạn ấy mất là khi đi về nhà tôi, bố mẹ chuyển đi chỗ khác để tôi không phải đi lại trên con đường đó nữa, không về lại nhà đó nữa. Tôi hiểu sự quan tâm và yêu thương mà mọi người dành cho mình, nhưng vẫn đang tự gồng lên. Ban ngày tôi cố gắng vui cười, trêu chọc mọi người. Đến tối, tôi lại khóc khi nhớ về kỷ niệm của cả hai. Đến tận bây giờ, tôi cũng chưa quên được và vẫn khóc mỗi khi nhớ về bạn. Nhưng tôi chỉ khóc một mình, không để cho ai biết". Tâm sự này khiến Thanh Vân Hugo và Quốc Thuận không kiềm được nước mắt.Suốt 5 trôi qua, Thanh Thư cho biết cô vẫn chưa có ý định mở lòng với ai. Khi ai đó thể hiện sự quan tâm dành cho mình, cô chủ động cắt liên lạc. Thanh Thư tâm sự nếu duyên số thì cô chấp nhận, nhưng không muốn được se duyên với ai. Ở thời điểm hiện tại, cô chia sẻ bản thân đã lấy lại được tinh thần khoảng 50% nhờ tình thương từ gia đình nội, ngoại.
Nhân tố chính ở Trung Đông
Đề xuất trên được UBND quận 1 nêu ra trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chiều 19.3 nhằm khai thác ngắn hạn "đất vàng" trong thời gian chờ thực hiện theo quy hoạch.Trong tháng 2 và tháng 3.2024, UBND quận đã đã gửi văn bản trình UBND TP.HCM phương án sử dụng đối với khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng 8 - 12 Lê Duẩn. Hiện nay, quận đang chờ đang chờ ý kiến của thành phố triển khai để Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tạm bàn giao khu đất cho địa phương triển khai.Đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM cho biết quận 1 đề xuất sử dụng tạm 2 khu đất trên làm bãi xe, khu ẩm thực đêm. Theo quy định hiện hành, Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị quản lý được phép cho thuê ngắn hạn, khai thác ngắn hạn.Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang trình UBND TP.HCM đề án khai thác ngắn hạn đối với các khu đất công trên toàn thành phố. "Sau khi thành phố ban hành quy trình cho thuê ngắn hạn, trung tâm sẽ làm việc với quận 1 thống nhất mục đích để công khai kêu gọi đầu tư", đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất nói thêm.Khu đất 8 - 12 Lê Duẩn rộng gần 4.900 m2, ở vị trí đắc địa với 3 mặt tiền đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm. Khu "đất vàng" này liên quan đến vụ án cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài giao đất trái phép làm thất thoát tài sản nhà nước. Đến năm 2022, khu đất được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.Khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng rộng hơn 6.000 m2 cũng ở vị trí kim cương khi nằm cạnh công trường Mê Linh, gần sông Sài Gòn. Đây là khu đất "khiến" cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng hàng loạt quan chức vướng vòng lao lý. Khu đất này được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý từ tháng 10.2022.Cũng tại buổi làm việc, UBND quận 1 kiến nghị sớm có quyết định về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đối với dự án Chợ Gà, Gạo thuộc phường Cầu Ông Lãnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư dự án phục vụ mục tiêu chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm.Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đang chờ ý kiến phản hồi của các sở ngành liên quan để tổng hợp, hoàn thành trong tháng 3. Theo đó, khu vực này sẽ được tăng chỉ tiêu xây dựng, quy hoạch để thu hút đầu tư.
Giáo hoàng Francis được đưa vào Bệnh viện Gemelli ở Rome vào ngày 14.2 sau khi bị khó thở nhiều ngày. Ngài được chẩn đoán bị viêm cả hai lá phổi.Reuters đưa tin Tòa thánh Vatican ngày 22.2 lần đầu tiên dùng từ "nguy kịch" để miêu tả tình trạng của Giáo hoàng Francis. Trong thông báo vào tối 22.2 (giờ địa phương), Giáo hội Công giáo cho biết người đứng đầu Tòa thánh đã trải qua "một cơn khủng hoảng hô hấp kéo dài như hen suyễn" vào sáng cùng ngày nên phải truyền ô xy lưu lượng cao."Tình hình của Đức Thánh Cha vẫn nguy kịch. Giáo hoàng vẫn chưa qua khỏi nguy hiểm", Vatican thông báo và bổ sung rằng Giáo hoàng vẫn tỉnh táo và ngồi ghế cả ngày dù tình trạng "nặng hơn hôm qua". "Vào thời điểm hiện tại, tiên lượng vẫn được đảm bảo", Tòa Thánh cho hay.Ngoài việc thở ô xy, Giáo hoàng Francis cũng được truyền máu vì kết quả xét nghiệm cho thấy lượng tiểu cầu thấp, liên quan chứng thiếu máu.Trước đó, cùng ngày, Vatican thông báo rằng Giáo hoàng Francis sẽ không chủ trì buổi lễ ngày chủ nhật, lần thứ hai liên tiếp ngài bỏ qua sự kiện này.Viêm hai lá phổi là tình trạng nghiêm trọng có thể gây viêm và để lại sẹo trên phổi, gây khó thở. Vatican miêu tả tình trạng của Giáo hoàng Francis là "phức tạp" do hai hoặc nhiều vi sinh vật.Hôm 20.2, hai trong số các bác sĩ của Giáo hoàng nói rằng người đứng đầu Giáo hội Công giáo có nguy cơ cao do tuổi tác và sức khỏe yếu. Bác sĩ Sergio Alfieri thuộc đội ngũ điều trị tại Bệnh viện Gemelli cho hay có nguy cơ nhiễm trùng phổi lan sang đường mạch máu và phát triển thành nhiễm trùng huyết, khi đó "có thể rất khó vượt qua".
Trần Quyết Chiến vẫn vào thẳng World Cup, dù bất ngờ 'ngã ngựa' giải trong nước
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn.Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas."Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu."Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm.Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.